Đế chế 7 tỷ đô sụp đổ chỉ trong vài ngày, công ty được xây dựng trên nợ cuối cùng lại chìm trong cảnh vỡ nợ

28/05/2022 19:03 PM | Kinh doanh

Cựu công ty fintech này đã lấy tiền từ các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn để "bồi đắp" cho các khoản vay rủi ro, tất cả sụp đổ trong cơn khủng hoảng niềm tin.

 Đế chế 7 tỷ đô sụp đổ chỉ trong vài ngày, công ty được xây dựng trên nợ cuối cùng lại chìm trong cảnh vỡ nợ  - Ảnh 1.

Mỗi công ty đều có một câu chuyện khởi đầu để khách hàng và nhà đầu tư dễ nắm bắt, khi công việc kinh doanh còn mới hoặc khó hiểu. Nhà tiên phong công nghệ Hewlett-Packard bắt nguồn từ vài người thợ sửa đồ điện tử trong một ga-ra. Ebay lại kể câu chuyện về người đàn ông lập ra trang web để giúp vợ mình sưu tập đồ chơi kẹo rút Pez. Theranos đã quảng cáo công nghệ xét nghiệm máu bằng ngón tay với câu chuyện về người sáng lập Elizabeth Holmes sợ kim tiêm khi còn nhỏ.

Greensill Capital có trang trại dưa. Lex Greensill, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của công ty cho vay có trụ sở tại London, tuyên bố rằng đó là "việc làm khiến tài chính trở nên công bằng hơn". Khi cha mẹ ông kiếm sống ở những vùng đất bằng phẳng xung quanh Bundaberg, Australia, dưa và mía được mùa thì gia đình có thể ấm no, nhưng một năm khô hạn có thể tàn phá tất cả. Cũng căng thẳng không kém là việc khách hàng chậm thanh toán kéo dài hàng tháng khiến gia đình thiếu tiền mặt. Greensill kể lại công ty của ông đã nghĩ ra một cách giúp những người kinh doanh nhỏ như bố mẹ ông kiếm được tiền nhanh hơn.

 Đế chế 7 tỷ đô sụp đổ chỉ trong vài ngày, công ty được xây dựng trên nợ cuối cùng lại chìm trong cảnh vỡ nợ  - Ảnh 2.

Greensill đã đưa ra một phiên bản của chuỗi cung ứng tài chính, trong đó người trung gian thanh toán cho nhà cung cấp ngay lập tức, nhưng với mức chiết khấu, và sau đó vài tháng sau họ sẽ thu toàn bộ số tiền từ người mua. Công ty cho biết, công nghệ của Greensill Capital có thể đánh giá rủi ro của các khoản vay với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo. Thay vì thực hiện tất cả các khoản vay này bằng tiền mặt của mình, Greensill Capital thường cung cấp các giấy chứng minh vay mượn không chính thức cho các nhà đầu tư bên ngoài, đây là một cách để kiếm được lợi nhuận tốt hơn mức trung bình mà hầu như không có rủi ro. Rốt cuộc, việc bán các khoản cho vay đã phát huy tác dụng, Greensill chỉ đơn thuần là giải quyết được những khó khăn trong dòng tiền.

Giai thoại về trang trại dưa đã cho thấy sự cần thiết của Greensill và lợi ích của công ty đối với mọi người. Chính điều này đã giúp Greensill trở thành một công ty khởi nghiệp fintech có tư duy giải quyết vấn đề tiến bộ, thu hút một khoản đầu tư lớn từ Tập đoàn SoftBank Group của Masayoshi Son. Trong một thời gian, đế chế tài chính này có giá trị đến mức Lex Greensill được xếp vào hàng tỷ phú thế giới. Stephen Clapham, một kế toán pháp y ở London, cho biết: "Các nhà đầu tư đã mua câu chuyện của Greensill. Lex Greensill là một nhân viên bán hàng tuyệt vời".

Trong thời kỳ hoàng kim, Greensill được ca ngợi là một trong những công ty fintech hàng đầu tại Anh. Thậm chí, cựu Thủ tướng David Cameron đã làm cố vấn cho công ty dịch vụ tài chính này và đặt mục tiêu định giá 7 tỷ USD.

 Đế chế 7 tỷ đô sụp đổ chỉ trong vài ngày, công ty được xây dựng trên nợ cuối cùng lại chìm trong cảnh vỡ nợ  - Ảnh 3.

Vào tháng 3/2021, Greensill Capital vỡ nợ. Ban điều hành cuống cuồng tìm cách gỡ rối các giao dịch của công ty và trả lại tiền cho các chủ nợ. Hóa ra là Greensill Capital đã thu xếp nhiều các khoản vay ngắn hạn hơn để giúp tăng tốc độ thanh toán.

Cách thức hoạt động của công ty phần lớn đều dựa trên những dự đoán về hoạt động kinh doanh trong tương lai của con nợ. Greensill đã đặt cược lớn vào các công ty trong những ngành công nghiệp dễ bị lung lay, cộng thêm công nghệ đánh giá rủi ro mà các cựu nhân viên đánh giá là không có gì đặc biệt. Tệ hơn nữa, các khoản vay đầy rủi ro của Greensill Capital một phần đến từ các nhà đầu tư và thậm chí cả những người đang tìm kiếm một nơi an toàn để cất giữ tiền của họ.

 Đế chế 7 tỷ đô sụp đổ chỉ trong vài ngày, công ty được xây dựng trên nợ cuối cùng lại chìm trong cảnh vỡ nợ  - Ảnh 4.

Khi mọi thứ sụp đổ, đây trở thành vụ bê bối tài chính lớn nhất của Vương quốc Anh trong hơn một thập kỷ. Điều rõ ràng là công ty đã phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng niềm tin chí mạng giữa đại dịch.

Các nhà quản lý Đức đã nghi ngờ về việc một ngân hàng thuộc sở hữu của Greensill Capital ở Bremen có quá nhiều tiền liên quan đến Sanjeev Gupta, một doanh nhân thép người Anh-Ấn. Sau đó, công ty bảo hiểm cung cấp biện pháp chống vỡ nợ do Greensill Capital ban hành đã quyết định không gia hạn bảo hiểm, tài sản không còn được định giá một cách chắc chắn nữa.

Thêm vào đó, Credit Suisse sở hữu một loạt quỹ trị giá 10 tỷ USD để mua các khoản vay thế chấp chứng khoán từ Greensill, đã quyết định đóng băng cả bốn danh mục đầu tư, khiến khách hàng không thể rút tiền. Gã khổng lồ ngân hàng Thụy Sĩ đã cảnh báo các nhà đầu tư rằng họ có thể bị lỗ khi thu hồi các khoản nợ, nhưng tại thời điểm đó, vẫn chưa rõ mức độ ảnh hưởng lớn đến mức nào.

 Đế chế 7 tỷ đô sụp đổ chỉ trong vài ngày, công ty được xây dựng trên nợ cuối cùng lại chìm trong cảnh vỡ nợ  - Ảnh 5.

Ngoài Gupta và công ty của ông, GFG Alliance là khách hàng quan trọng nhất, Bluestone cũng là một khách hàng lớn của Greensill Capital. Jay Justice, Giám đốc điều hành của công ty khai thác than Bluestone Resources, đã đệ trình lên tòa án liên bang ở New York bản tường trình chi tiết về cách thức cho vay nhiều lỗ hổng của Greensill. Theo đơn kiện, gia đình Justice đã mua Bluestone từ một nhà tài phiệt người Nga "không thực hiện được những khoản đầu tư cơ bản cần thiết nhất cho hoạt động khai thác mỏ". Theo thoả thuận, công ty cuối cùng sẽ vay khoảng 850 triệu USD thông qua Greensill Capital.

Jay Justice thường nói chuyện vài lần một tuần với Roland Hartley-Urquhart, phó chủ tịch Greensill. Vào tháng 1/2021, Hartley-Urquhart tìm mọi cách để thay đổi các điều khoản giao dịch, theo khiếu nại của Bluestone. Ông ta yêu cầu công ty nhanh chóng hoàn trả hàng trăm triệu USD tín dụng.

Đến đầu tháng 2, Hartley-Urquhart gọi điện cho Justice và đưa ra một yêu cầu khó hiểu: Liệu Justice có thể ngay lập tức chuyển khoản một số tiền cho Credit Suisse không? Cho đến lúc đó, theo hồ sơ tòa án, Justice không biết bất kỳ mối quan hệ nào giữa Greensill Capital và ngân hàng Thụy Sĩ. Tuy nhiên, người phát ngôn của Lex Greensill cho biết công ty chưa bao giờ yêu cầu Bluestone gửi tiền cho Credit Suisse, còn Hartley-Urquhart thì đã từ chức tại Greensill Capital.

 Đế chế 7 tỷ đô sụp đổ chỉ trong vài ngày, công ty được xây dựng trên nợ cuối cùng lại chìm trong cảnh vỡ nợ  - Ảnh 6.

Dù vậy, các khoản nợ của Bluestone và Credit Suisse cũng có một mối liên hệ. Sau khi cho Bluestone vay, Greensill Capital đã "đóng gói" khoản nợ đó và được quỹ Credit Suisse mua lại. Trong các tài liệu dành cho các nhà đầu tư, Credit Suisse đã giới thiệu các quỹ này là khoản đầu tư có rủi ro thấp nhất mà họ cung cấp. Họ thu hút tiền từ các nhà đầu tư đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho các quỹ thị trường tiền tệ kiếm được mà không cần lãi suất.

Ngay từ đầu, Greensill Capital đã tập trung vào chuỗi cung ứng tài chính cơ bản. Nhưng một đợt "tài trợ cho các khoản phải thu trong tương lai" đã chiếm phần lớn hoạt động kinh doanh của công ty và tạo ra lợi nhuận vượt trội. Greensill Capital cho biết công nghệ của họ có thể tính toán doanh số bán hàng trong tương lai của một công ty và cho vay thế chấp. Về bản chất, Greensill Capital cung cấp các khoản cho vay dựa trên doanh số được cho là có khả năng xảy ra.

Hoạt động kinh doanh của Greensill giống như ngân hàng cho một người vay tiền để xây nhà, họ có thể thu giữ căn nhà nếu người đi vay không trả được nợ, nhưng có rủi ro rằng căn nhà sẽ không bao giờ được xây dựng. Richard Bruce, một giảng viên về tài chính và kế toán chuỗi cung ứng tại Đại học Sheffield cho biết: "Họ đã thuyết phục các nhà đầu tư rằng đây là một tài sản an toàn. Những gì Greensill đã làm thật hão huyền".

Bluestone chỉ vay 70 triệu USD từ Greensill Capital dựa trên các hóa đơn có thật, còn 780 triệu USD nữa được đảm bảo bởi doanh số bán hàng dự kiến trong tương lai. Thỏa thuận giữa Greensill Capital và Bluestone bao gồm một danh sách dự đoán doanh số bán hàng cho các tổ chức khác nhau, trong đó, một số bên còn không có khả năng trở thành khách hàng của công ty này.

Đơn kiện còn đề cập đến việc Greensill Capital đã cung cấp cho Bluestone một danh sách các công ty có liên quan đến than luyện kim, được sử dụng để cung cấp nhiên liệu cho các lò tại nhà máy thép. Danh sách bao gồm số tiền giả định mà mỗi khách hàng có thể mua về mặt lý thuyết, khoản tín dụng mà Bluestone sẽ nhận được và khi nào thì công ty khai thác sẽ phải thanh toán khoản nợ.

Đại dịch đã khiến Bluestone, giống như nhiều doanh nghiệp công nghiệp, rơi vào tình trạng căng thẳng. Vào tháng 9/2020, theo đơn kiện, khi Jay Justice đến thăm nhà của Hartley-Urquhart, giám đốc điều hành Greensill đảm bảo với ông rằng công ty khai thác sẽ không bị buộc phải trả nợ quá gấp rút. Tuy nhiên, đến tháng 11, Greensill lại "nuốt lời", họ muốn lấy lại tiền của mình, sớm nhất là vào mùa hè năm sau. Vào tháng 12, Greensill Capital đã cử một giám đốc điều hành tới Greenbrier, khu nghỉ dưỡng 710 phòng nguy nga mà gia đình Justice sở hữu, để đòi nợ trong khi Bluestone chưa đủ khả năng trả. Việc Greensill Capital khăng khăng đòi Bluestone trả nợ ngay lập tức không chỉ đe dọa đến khả năng tồn tại của công ty này mà còn cả tài sản của gia đình Justice.

Và nguyên nhân chính của việc này là do Greensill Capital đã phải chịu áp lực trên nhiều phương diện. Một công ty con của Tokio Marine, công ty Nhật Bản đã cung cấp bảo hiểm chống vỡ nợ cho Greensill Capital, đã nói với công ty London rằng họ sẽ không gia hạn bảo hiểm. Nhân viên từng ký hợp đồng với công ty đã bị sa thải vào mùa hè năm trước. Công ty bảo hiểm bắt đầu điều tra mối quan hệ giữa nhân viên cũ đó với Greensill Capital. Trước đó, mức độ rủi ro của Greensill đã bị báo động. Vào đêm giao thừa năm 2020, Greensill đã liên hệ với công ty kế toán Grant Thornton để đánh giá các lựa chọn của công ty, bao gồm cả việc mất khả năng thanh toán.

 Đế chế 7 tỷ đô sụp đổ chỉ trong vài ngày, công ty được xây dựng trên nợ cuối cùng lại chìm trong cảnh vỡ nợ  - Ảnh 7.

Greensill Capital đã gặp vấn đề với bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Greensill, công ty cho vay của Đức mà ngân hàng này sở hữu đã thu hồi tiền từ những người tiết kiệm bằng cách đưa ra một số lãi suất tiền gửi tốt nhất trong nước. Các nhà điều tra đã đe dọa đóng cửa ngân hàng, một phần vì những khoản vay quá tập trung vào Gupta và công ty của ông ta, GFG. Trong một khoảng thời gian dài, hơn một nửa khoản vay của Greensill Bank có liên quan tới Gupta.

Từ khi Greensill quen Gupta vào năm 2015, công ty ở London này đã cung cấp khoản tín dụng trị giá 5 tỷ USD, dù dự kiến doanh số của GFG không ổn định. Vào năm 2016, Goldman Sachs Group, Macquarie và ICBC Standard Bank đều hoài nghi về tính trung thực của các tài liệu mà Gupta đã cung cấp và đã ngừng cho công ty kinh doanh này vay thêm. Khi các công ty cho vay có thương hiệu lớn tuổi bỏ đi, Greensill Capital đã lấp đầy khoảng trống vốn đó.

Vào năm 2019, GFG đã sử dụng tiền của Greensill Capital để mua một chuỗi các nhà máy thép già cỗi ở những nơi như Romania, Bắc Macedonia và Cộng hòa Séc với giá 740 triệu euro (877 triệu USD). Dù các khoản vay đã được đảm bảo bằng hàng tồn kho tại hai trong số các doanh nghiệp tại Úc của GFG, nhưng Gupta lại chuyển tiền để thực hiện thương vụ ở châu Âu. Khi Ủy ban châu Âu xem xét kỹ lưỡng giao dịch, phần lớn số tiền dường như là tiền mặt chứ không phải dưới hình thức nợ, khiến việc này trông như thể Gupta đang định giá bằng tiền mặt lớn hơn nhiều so với thực tế. Khi đã có trong tay các xưởng luyện thép, ông ta lại sử dụng tài sản đó để nhận thêm khoản tín dụng 2,2 tỷ euro từ Greensill Capital.

 Đế chế 7 tỷ đô sụp đổ chỉ trong vài ngày, công ty được xây dựng trên nợ cuối cùng lại chìm trong cảnh vỡ nợ  - Ảnh 8.

Cũng như Bluestone, nhiều khoản vay của GFG được "bảo lãnh" bằng các khoản thanh toán dự kiến từ những khách hàng chưa thực sự mua bất cứ thứ gì. Khi Greensill Capital mở rộng, công ty "chiêu mộ" được một người ủng hộ quan trọng: Son Masayoshi của SoftBank. Nhà đầu tư mạo hiểm Nhật Bản coi Greensill là một nhà đổi mới, ca ngợi ông trong cuộc họp với tổng thống Indonesia là "cỗ máy kiếm tiền" và gọi ông là "doanh nhân trí tuệ nhân tạo". Greensill thường khoe khoang với các nhân viên về những cuộc trò chuyện của ông với người sáng lập SoftBank.

SoftBank đã đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD vào công ty này vào năm 2019. Greensill Capital cho biết khoản đầu tư này sẽ hướng tới việc mua bán và công nghệ mới. Tuy nhiên, Lex Greensill sau đó thừa nhận công ty đã sử dụng phần lớn số tiền để củng cố bảng cân đối kế toán của ngân hàng Đức. Số tiền đó đã mang lại cho Greensill một nguồn tài chính để có thể tích trữ các tài sản kém hấp dẫn hơn như các khoản cho Gupta và Bluestone vay cho đến khi tìm được các nhà đầu tư sẵn sàng mua chúng. SoftBank cũng thông qua Greensill Capital để tài trợ cho một số công ty trong danh mục đầu tư của mình.

 Đế chế 7 tỷ đô sụp đổ chỉ trong vài ngày, công ty được xây dựng trên nợ cuối cùng lại chìm trong cảnh vỡ nợ  - Ảnh 9.

Theo một số tài liệu, Greensill Capital không phải là công ty khởi nghiệp công nghệ "thần thánh" như người sáng lập vẫn giới thiệu. Lex Greensill tuyên bố rằng với các thuật toán phức tạp có thể phân tích doanh số bán hàng và nhà cung cấp, công ty của ông có thể dự đoán dòng tiền trong tương lai với độ chính xác đáng kể và nhanh chóng phát hiện bất kỳ thay đổi nào về mức độ tín nhiệm của người đi vay. Các thông cáo báo chí của công ty còn quảng cáo về khả năng phân tích dữ liệu dựa trên các chương trình trí tuệ nhân tạo.

Trên thực tế, phần lớn khoản cho vay của công ty chủ yếu dựa vào các dự báo thô sơ, chẳng hạn như danh sách khách hàng tiềm năng mà Greensill Capital đã trình bày với Bluestone. Công ty đã sử dụng các bảng tính đơn giản, theo một số người quen thuộc với hệ thống của công ty. Trong những ngày đầu, phần lớn dữ liệu được ghi lại theo cách thủ công. Người phát ngôn của Lex Greensill cho biết công ty đã tuyển 500 người, khoảng một nửa tổng số nhân viên, và được phân loại là chuyên gia công nghệ và dữ liệu.

 Đế chế 7 tỷ đô sụp đổ chỉ trong vài ngày, công ty được xây dựng trên nợ cuối cùng lại chìm trong cảnh vỡ nợ  - Ảnh 10.

Các nhà điều tra, kế toán và công tố viên hiện đang xem xét kỹ lưỡng bảng cân đối kế toán của Greensill Capital để xác định số tiền có thể thu hồi được từ các khoản cho vay của công ty. Ngân hàng Greensill đã bị chính quyền thu giữ và Bafin, cơ quan quản lý tài chính của Đức, cho biết họ không thể tìm thấy bằng chứng về các khoản phải thu mà ngân hàng này đã mua từ GFG của Gupta. Các công tố viên ở Bremen, Đức đã mở một cuộc điều tra khẩn cấp những văn phòng của ngân hàng và nhà của các nhân viên. Ít nhất 20 thị trấn ở Đức đã gửi tổng số tiền hơn 200 triệu euro tại Ngân hàng Greensill có khả năng bị thua lỗ. Văn phòng Gian lận Nghiêm trọng của Anh cũng điều tra Greensill Capital và GFG về hành vi vi phạm tài chính.

Sự sụp đổ của Greensill đã khiến Credit Suisse bị các cơ quan quản lý Thụy Sĩ điều tra. Bluestone cho biết họ đang đàm phán với Credit Suisse về việc cơ cấu lại các khoản nợ của mình. Ngoài ra, Tokio Marine cũng nghiên cứu lại về tính hợp lệ của các hợp đồng bảo hiểm với Greensill Capital.

Bản thân Lex Greensill không bị coi là mục tiêu của bất kỳ cuộc điều tra nào của chính phủ. Nhưng cuộc sống của ông cũng có thay đổi, Greenshill mất ngôi vị tỷ phú. Trường Kinh doanh Manchester, nơi Greensill nhận bằng MBA vào năm 2006, đã trả lại khoản tài trợ 2,5 triệu bảng Anh (3,4 triệu USD). Cuối cùng là trang trại dưa, gia đình ông đã đưa ra tuyên bố đảm bảo với những người hàng xóm rằng sự sụp đổ của hoạt động kinh doanh tài chính Greensill sẽ không ảnh hưởng đến sản lượng tại đây.

Tham khảo Bloomberg

Theo Châu Vũ

Từ khóa:  ngân hàng
Cùng chuyên mục
XEM