Để bảo vệ thông tin riêng tư, Đức cấm trẻ em gửi thư đòi quà ông già Noel

28/11/2018 10:45 AM | Xã hội

Trong nhiều năm liền, trẻ em ở châu Âu thường viết một lá thư, trong đó kể về những thứ mà chúng muốn ông già Noel gửi tặng, kèm theo tên tuổi, địa chỉ để tiện... giao quà.

Một thị trấn ở Đức đã bỏ đi một trong những hoạt động truyền thống lâu đời - cấm trẻ em công khai treo thư đòi quà ông già Noel lên cây. Các nhà lập pháp thì đổ lỗi cho luật riêng tư mới của EU.

Cụ thể, trẻ em ở Roth và Bavaria, đã bày tỏ sự buồn bã sau khi các quan chức thông báo về lệnh cấm mới. Họ cho hay, dù không muốn nhưng không còn lựa chọn nào khác, hoặc vi phạm và đóng một khoản phạt lớn.

Tuy nhiên, theo Quy định bảo vệ dữ liệu chung châu Âu (GDPR), chính quyền địa phương phải được sự cho phép bằng văn bản từ cha mẹ của 4000 đứa trẻ, rằng dữ liệu của chúng có thể bị chia sẻ và sử dụng bởi bên thứ ba.

Để bảo vệ thông tin riêng tư, Đức cấm trẻ em gửi thư đòi quà ông già Noel - Ảnh 1.

Cấm gửi thư đòi quà ông già Noel quả là tin buồn với trẻ em nói chung

Không chỉ Giáng sinh, 2 thị trấn kể trên vẫn dùng ghi chú công khai trong nhiều sự kiện văn hóa tại địa phương.

Melanie Hanker, người quản lý các sự kiện công cộng ở Roth, nói: "Sẽ không có bất kỳ đôi mắt lấp lánh nào trước cây thông Noel nữa..."

Tuy nhiên, đài phát thanh địa phương Antenna Bayern cho biết, họ đã làm việc với các chuyên gia để tuân thủ GDPR theo hình thức khác, nhằm cứu vãn hoạt động truyền thống này.

Một phát ngôn viên của Uỷ an châu Âu nói: "Santa Claus nên có thông tin liên lạc của một gia đình để gửi quà đúng nơi đúng chỗ - miễn là có sự đồng ý của phụ huynh với trẻ vị thành niên."

"Đây là những quy tắc trong 20 năm qua và Quy định bảo vệ dữ liệu chung đã không thay đổi nó."

Định nghĩa một cách cơ bản, điều luật GDPR được ban hành là để bảo vệ thông tin riêng tư của người dùng khỏi hành vi sử dụng dữ liệu cá nhân trái phép của các công ty hoạt động trong khối Liên minh Châu Âu (EU). Điều luật này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 25/5/2018.

Về phía người dùng, điều luật GDPR không chỉ bảo vệ quyền lợi của cư dân Châu Âu nói riêng mà còn áp dụng cho bất kỳ người nào có sử dụng dịch vụ do một công ty đặt tại Châu Âu cung cấp. Ví dụ, bạn đang ở Việt Nam nhưng truy cập vào các trang tin tức Anh thì họ vẫn có nghĩa vụ phải bảo vệ dữ liệu cá nhân của bạn.

Còn các doanh nghiệp sẽ phải tuân theo các quy định cụ thể và rõ ràng của GDPR về cách thức thu thập thông tin cá nhân, địa điểm dữ liệu được chia sẻ và những loại thông tin nào của người dùng được sử dụng. Đối với các công ty nằm ngoài Châu Âu nhưng có cung cấp dịch vụ cho cư dân Châu Âu thì vẫn phải chấp hành theo điều luật GDPR.

Tham khảo Daily Mail


Theo LONG.J

Cùng chuyên mục
XEM