Đây là chiến lược giúp bạn lấy lại sự tự tin của bản thân
Liệu có chăng những chiến lược giúp bạn giành lại sự tự tin của bản thân? Làm thế nào để “giả vờ” đến khi bạn “làm được”? Và có những rủi ro nào đối với cách tiếp cận đó.
Đôi khi cảm thấy choáng ngợp với mọi thứ xung quanh. Có lẽ bạn đang chuẩn bị được tiến cử cho việc thăng chức hay đang dẫn dắt một sáng kiến cấp cao, nhưng bạn lo lắng mình không có những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để thành công.
Liệu có chăng những chiến lược giúp bạn giành lại sự tự tin của bản thân? Làm thế nào để “giả vờ” đến khi bạn “làm được”? Và có những rủi ro nào đối với cách tiếp cận đó.
Ý kiến chuyên gia:
Cảm thấy lo lắng về những thách thức mới là lẽ tự nhiên. Trong thực tế, hội chứng kẻ mạo danh – nỗi sợ hãi khi người khác phát hiện ra bạn không thông minh, không có khả năng hay sáng tạo như mọi người nghĩ – phổ biến hơn bạn tưởng nhiều.
Phần lớn mọi người cảm thấy mình như kẻ lừa đảo suốt thời gian qua, và nhiều người trong chúng ta không thể hiện nỗi sợ hãi đó ra ngoài – họ làm cho nó biến mất như cách mà nó đến.
Điểm mấu chốt để làm được điều đó là bạn cần phải lừa mình để thoát ra khỏi tình trạng thiếu tự tin. Giả vờ đến khi bạn làm được không phải là việc bạn giả mạo những kỹ năng mà bạn không có. Đó là cách bạn cần nói dối bản thân rằng mình đủ tự tin để làm việc chăm chỉ và hoàn thành công việc.
Thông thường, gốc rễ của sự bất an liên quan đến phong cách lãnh đạo cá nhân của bạn. Nhiệm vụ của bạn là tìm cách nào để vượt qua thử thách một cách đáng tin cậy, làm thế nào truyền tải khả năng bản thân cho người khác thấy, và truyền đạt ý tưởng của mình một cách đích thực nhất. Dưới đây là một số cách để làm được điều đó.
Thiết lập thử thách như một cơ hội
Bạn càng tập trung vào những gì mình sợ về nhóm mới mà bạn đang dẫn dắt hay dự án bạn đang chỉ đạo, bạn càng cảm thấy nhiều mối đe dọa mình phải đối mặt. Thay vào đó, bạn thiết lập thử thách không phải là một mối đe dọa mà là một cơ hội để làm điều gì đó mới và khác biệt.
Đừng nghĩ rằng: “Oh, tôi cảm thấy lo lắng”. Hãy nghĩ rằng: “Điều này thật thú vị”. Điều đó khiến mọi thứ trở nên dễ dàng tiếp cận và gắn kết. Nhắc nhở bản thân rằng những thách thức công việc mà bạn đang phải nhận thực tế không quá khác biệt so với những gì bạn đã từng làm. Nó chỉ có một chút khác nhau và bạn chỉ cần mở rộng quy mô lên thôi.
Hãy suy nghĩ từng bước một
Nếu bạn tiếp cận vị trí hoặc trách nhiệm mới với mục tiêu giết chết những nỗi sợ hãi này ngay lập tức, bạn đang tự đặt mình về chế độ “thất bại”. Thay vì cố gắng đạt được mục tiêu lớn ngay từ đầu, bạn nên cắt nhỏ và tạo các tiến bộ không ngừng nghỉ trong công việc.
Hãy suy nghĩ về các bước đạt được mục tiêu lớn. Ví dụ như bạn có thể nói với bản thân, trong buổi họp này, tôi sẽ đảm bảo mọi người trong nhóm cảm thấy được lắng nghe ý kiến. Hay trong sự kiện kết nối tới, tôi sẽ cố gắng làm thân được với 2 người.
Xem và học hỏi
Khi bạn đang phát triển phong cách quản lý cá nhân, bạn nên quan sát cách người khác dẫn dắt. Một hình mẫu là chưa đủ. Rất hữu ích nếu bạn có thể tiếp xúc với nhiều phong cách khác nhau. Xem cách những người đó ảnh hưởng đến người khác, sử dụng khiếu hài hước, cùng sự lôi cuốn và tự tin của họ như thế nào.
Đồng thời cũng nên lưu ý về những chiến thuật sử dụng lời nói – khi nào họ im lặng, cách đặt câu hỏi, và làm cách nào để họ can thiệp vào một cuộc tranh luận. Hãy chú ý và sau đó cố gắng sao chép những gì họ làm, bạn có thể mượn từng mẩu nhỏ trong đó và điều chỉnh cho phù hợp với bản thân.
Chú trọng vào ngôn ngữ hình thể
Một cách chắc chắn để vượt qua cảm giác bất an về sự tự tin của bản thân là sử dụng ngôn ngữ cơ thể khiến bạn cảm thấy nổi bật và chiến thắng. Mục tiêu của bạn là khiến bản thân cảm thấy mạnh mẽ hơn về mặt tâm lý. Hãy bước dài, ngồi ngay ngắn, bước đi tự tin với ngực ưỡn cao. Và không để mình nhìn luộm thuộm.
Khi bạn mang trong mình bước đi như truyền tải năng lượng, tư thế đĩnh đạc và niềm kiêu hãnh, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và những người khác cũng sẽ cảm nhận y như thế. Và tự nhiên, bạn cũng sẽ lạc quan hơn, tập trung vào những mục tiêu và nhiều khả năng để vững bước tiến lên.
Chú ý khi nào cần đầu hàng
Nếu bạn quá choáng ngợp trong những hoảng loạn hàng ngày, hãy giả vờ như không có gì xảy ra. Mục đích là để bước khỏi vùng thoải mái, không phải để tự thiết lập cho sự thất bại hay đổ vỡ.
Nhưng khi bạn đang trong chế độ sẵn sàng chiến đấu, sẽ rất khó cho bản thân thoát khỏi cuộc chiến đó, giống như một vòng xoáy chết chóc. Vì vậy, nếu bạn có mối quan ngại sâu xa rằng thách thức bạn đang làm liệu có quá nhiều hay quá sớm, hoặc là không thực tế trong khung thời gian và nguồn lực của mình, điều quan trọng là bạn cần phải lên tiếng.
Những nguyên tắc cần nhớ:
Nên:
- Tạo mục tiêu dựa vào những cải tiến nhỏ, từng bước gia tăng hiệu suất bản thân.
- Làm nổi bật sự tự tin của bản thân với ngôn ngữ cơ thể toàn diện và táo bạo.
- Quan sát những hình mẫu tương tự vị trí của bạn ứng xử trong các tình huống khác nhau. Tìm mọi cách để kết hợp các chiến lược và chiến thuật của họ để hình thành phong cách lãnh đạo cá nhân.
Không nên:
- Đánh bại chính mình vì cảm giác như một kẻ mạo danh – cảm thấy lo lắng về những thách thức mới trong nghề nghiệp là lẽ tự nhiên.
- Cảm thấy quá nản lòng hay sợ hãi vì những thách thức trong tầm tay. Hãy xem xét điều đó như một cơ hội để làm điều gì đó mới và khác biệt.
- Làm giả tự tin khi bạn thực sự có những bận tâm chính đáng rằng những thách thức bạn được yêu cầu thực hiện là không khả thi. Nếu nó quá nhiều, hãy nói lên.