Đây là bí mật chung của những thiên tài Albert Einstein, Leonardo DaVinci, Ankola Tesla... và nay là của giới nhà giàu trên thế giới
Ăn chay hiện đang là trào lưu được rất nhiều nước giàu trên thế giới ưa chuộng. Hàng loạt những người nổi tiếng như Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, Cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore, chị em nhà vận động viên quần vợt Serena và Venus Williams, tay đua xe F1 Lewis Hamilton, cựu võ sĩ quyền anh Mike Tyson, ca sỹ Beyonce… đều là những người ăn chay.
Vào một buổi trưa đẹp trời tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, hàng dài người đang xếp hàng trước nhà hàng được đánh giá là tốt nhất thành phố là Krowarzywa. Điều đáng ngạc nhiên là tại Krowarzywa, tất cả các món ăn đều là đồ chay. Bánh hamburger tại đây được làm từ hạt kê, đậu phụ và đậu xanh.
Trên thực tế, thành phố Warsaw của Ba Lan có gần 50 nhà hàng ăn chay như vậy và xu thế này đang mở rộng không chỉ ở Châu Âu mà tại hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Rất nhiều người cũng chuộng ăn chay dù họ vẫn ăn thịt, đơn giản vì các món chay khá ngon.
Hiện khoảng 60% số người Ba Lan cho biết họ đang có kế hoạch cắt giảm ăn thịt để chuyển sang khẩu phần ăn đảm bảo sức khỏe hơn.
Ăn chay hiện đang là trào lưu được rất nhiều nước giàu trên thế giới ưa chuộng. hàng loạt những người nổi tiếng như Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, Cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore, chị em nhà vận động viên quần vợt Serena và Venus Williams, tay đua xe F1 Lewis Hamilton, cựu võ sĩ quyền anh Mike Tyson, ca sỹ Beyonce… đều là những người ăn chay.
Tại Mỹ, số liệu của Nielsen cho thấy doanh số những món chay thuần, tức không thịt, trứng hay các thành phần từ sữa đã tăng 20% tính đến tháng 6/2018. Tốc độ tăng trưởng này cao gấp 2 lần so với ngành thực phẩm nói chúng trong cùng kỳ và gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng mảng đồ chay trong nắm trước đó.
Thậm chí những chuỗi thức ăn nhanh như McDonald’s cũng đã cho ra dòng sản phẩm đồ chay tại bán đảo Scandinavia để đáp ứng nhu cầu của thực khách. Các chi nhánh tại Mỹ của chuỗi TGI Fridays đã tăng cường bán đồ chay dù là nhà hàng ăn nhanh. Công ty chế biến thịt lớn nhất thế giới là Tyson Foods cũng đã phải mua 5% cổ phần của hãng Beyond Meat nhằm đảm bảo tương lai cho ngành thịt.
Trong khi đó, tập đoàn thực phẩm Waitrose của Anh đã tăng cường đầu tư mảng thực phẩm chay từ năm 2017, mở rộng chúng thêm 60% vào giữa năm 2018. Họ cho biết doanh số đồ chay tính đến tháng 7/2018 đã vượt 70% so với cùng kỳ năm trước.
Trớ trêu thay, lượng tiêu thụ thịt trên thế giới vẫn tăng đều 3%/năm kể từ năm 1960, phần lớn là do các nước đang phát triển khi người dân giàu lên và muốn ăn nhiều thịt. Đầu thập niên 1970, mỗi người Trung Quốc chỉ tiêu thụ 14 kg thịt/năm thì nay họ dùng khoảng 55 kg/năm, tương đương 150 gr/ngày.
Dẫu vậy, tốc độ tăng trưởng này đang chậm lại. Điều đáng nói ở đây là những nước giàu vẫn đang tiêu thụ nhiều thịt hơn do dân số tăng trưởng, nhưng đà tăng đã chậm lại rất nhiều do các lo lắng về sức khỏe. Báo cáo của Tổ chức nông lương quốc tế (FAO) cho thấy tăng trưởng tiêu thụ thịt ở các nước giàu kể từ năm 1991 đến nay chỉ vào khoảng 0,7%/năm.
Nhiều cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ người ăn chay tại các nước giàu là khá lớn, thậm chí đạt đến 10% dân số ở một số nước Châu Âu. Tại Anh, khoảng 5,3% dân số thừa nhận mình ăn chay trong khi tại Mỹ, báo cáo của Nielsen cho thấy 3% dân số là ăn chay thuần (không thịt, trứng, sản phẩm từ sữa) còn 6% là ăn chay thường (tức không ăn thịt nhưng có ăn trứng và các sản phẩm từ sữa).
Theo hãng nghiên cứu Faunalytics, khoảng ¼ số thanh thiếu niên từ 25-34 tuổi tại Mỹ là người ăn chay. Tại Đức, khoảng 7% dân số ăn chay còn tỷ lệ này là 15% nếu chỉ tính riêng những thanh thiếu niên trong độ tuổi 16-24 tuổi.
Theo Viện Pew, khoảng ¾ số người ăn chay tại Mỹ là phụ nữ. Điều này quá hiển nhiên với nỗi ám ảnh tăng cân béo phì của phái đẹp.
Dẫu vậy, ăn chay không phải điều dễ dàng khi cứ mỗi 1 người ăn chay tại Mỹ là có 5 người thường từng cố kiêng thịt nhưng không thành công và phải từ bỏ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng sự phát triển của ngành thực phẩm chay sẽ dần giúp được mọi người cải thiện thói quen ăn uống của mình.
Bên cạnh đó, còn một số lượng rất lớn những người ăn chay hỗn hợp, nghĩa là chuyển qua lại giữa ăn chay và ăn thường không cố định. Theo Phó chủ tịch Patrice Bula của hãng Nestle, chỉ khoảng ¼ số khách hàng mua sản phẩm chay từ công ty là người ăn chay trường, còn lại là các thực khách bình thường bị hấp dẫn bởi đồ chay.
Hãng Nielsen cũng nhận định khoảng 2/5 số người Mỹ là ăn chay hỗn hợp và họ có thể chuyển sang chay trường bất cứ lúc nào nếu xu thế này tiếp tục mở rộng như hiện nay.
Người bạn của trái đất
Tại những nước giàu, nguyên nhân chính khiến mọi người ăn chay bao gồm lo lắng đến sức khỏe bản thân, quan tâm đến môi trường cũng như cuộc sống của các giống loài khác trên trái đất. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng ý tưởng của những người ăn chay là khá tích cực.
Trên thực tế, hiện bằng chứng cho thấy chế độ ăn chay có lợi cho con người vẫn chưa rõ ràng. Khảo sát trong khoảng 2002-2007 đối với nhóm Seventh Day Adventist chuyên ăn kiêng cho thấy có khoảng 27.000 thành viên của nhóm này chuyên ăn chay và có sức khỏe khá kém. Dẫu vậy, một nghiên cứu khác tại Anh vào năm 2016 lại không cho thấy mối liên quan giữa ăn chay và suy giảm sức khỏe.
Rất nhiều nghiên cứu lớn hiện nay cho thấy việc ăn nhiều thịt đỏ có hại cho sức khỏe. Ví dụ tiêu thụ quá nhiều thịt sẽ làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng. Thậm chí Quỹ nghiên cứu ung thư quốc tế (WCRF) đã khuyến cáo người dân không nên ăn quá 500 gr thịt/tuần, đặc biệt hạn chế ăn những sản phẩm như thịt hun khói.
Ngoài ra, những loại bệnh như béo phì, huyết áp cao hay tiểu đường cũng có liên quan đến thịt dù các nhà khoa học chưa chứng minh được cơ chế cụ thể. Năm 2016, chuyên gia Marco Springmann của trường đại học Oxford công bố báo cáo cho thấy nếu con người chịu ăn chay nhiều hơn thì thế giới sẽ hạn chế được khoảng 8,1 triệu ca tử vong/năm.
Nghiên cứu cũng chỉ ra nếu con người ăn chay và chỉ tiêu thụ khoảng 43 gr protein mỗi ngày thì sẽ có khoảng 5,1 triệu người không phải chết oan do bệnh tật mỗi năm.
Dẫu vậy, thịt chỉ có ¼ đến 1/3 là chứa protein, còn lại là các chất khác nên việc chỉ ăn 43 gr/ngày chẳng thể đủ cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể. Lượng protein ở mỗi người cần là khác nhau tùy thể trạng, cân nặng. Ví dụ như ở Mỹ, bình quân mỗi người cần 90 gr protein/ngày còn ở Châu Âu là 85 gr/ngày, phần lớn chúng đều đến từ thịt.
Thịt là một loại thực phẩm giàu năng lượng nên chúng khiến cơ thể người tích lũy nhiều calorie dưới dạng chất béo. Trong khi đó, những người ăn chay lấy protein từ các nguồn thực phẩm ít năng lượng hơn, qua đó giảm được lượng béo.
Nghiên của các chuyên gia Pháp năm 2017 cho thấy những người ăn chay chỉ tiêu thụ khoảng 62-67 gr protein/ngày nên có sức khỏe tốt hơn những người ăn thịt khi tiêu thụ 81 gr protein/ngày.
Xét theo khía cạnh môi trường, ăn chay cũng thân thiện với thiên nhiên hơn khi trồng trọt tốn ít đất và nguồn lực hơn chăn nuôi. Đàn gia súc không biến mọi sự chăm bón thành sản phẩm thu hoạch mà lãng phí vào nhiều thứ khác trên cơ thể. Nếu nhìn ở khía cạnh hiệu suất, chăn nuôi có vẻ là hành động phí phạm khi gia súc lấy một phần thức ăn làm nguồn sống chứ không dồn tất cả cho ra sản phẩm thu hoạch như trồng trọt.
Mặc dù trồng trọt hay chăn nuôi đều tốn đất nhưng số liệu của FAO cho thấy nuôi thịt chiếm tới 80% lượng đất nông nghiệp nhưng lại chỉ sản xuất 18% lượng protein cho con người.
Nghiên cứu của Viện Weizmann cho thấy lấy protein từ trứng gà so với trồng trọt khiến chi phí đội lên 40%. Lấy Protein từ thịt bò khiến chi phí đội lên 96% so với trồng trọt. Nếu người Mỹ chuyển sang trồng trọt thì họ có thể nâng sản lượng lương thực thêm 1/3 hoặc ít nhất loại bỏ được sự lãng phí nguồn lực trong chăn nuôi.
Bên cạnh đó, chăn nuôi còn làm ô nhiễm môi trườn. Số liệu của FAO cho thấy chăn nuôi bò chiếm 2/3 lượng khí thải nhà kính từ ngành chăn nuôi và là nguồn thải khí Methan lớn thứ 5 thế giới. Đó là chưa kể chất thải của chúng có thể làm ô nhiễm đất đai và nguồn nước ngầm.
Báo cáo của chuyên gia Springmann cũng đồng ý quan điểm trên khi cho thấy nuôi 1 con bò thải lượng khí nhà kính trên mỗi tấn protein nhiều gấp 7 lần so với nuôi lợn hay gia cầm, gấp 12 lần so với trồng đậu nành và 30 lần so với lúa mỳ.
Bất chấp điều đó, thế giới vẫn cuồng thịt bởi thói quen ăn uống cũng như lượng calorie mà nó đem lại cho cơ thể. Hàng năm, hơn 50 tỷ gia súc gia cầm bị giết mổ lấy thịt từ các trang trại trên thế giới.