Đây là bí kíp giúp Elon Musk NGỦ ÍT KHÔNG MỆT, nếu áp dụng bạn chắc chắn gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống
Ngay cả khi công việc là ưu tiên hàng đầu, con người vẫn nên ngủ đủ giấc để bảo đảm hoạt động cho bộ não và cơ thể.
Vì sao Elon Musk ngủ ít nhưng vẫn tỉnh táo, làm việc hiệu quả?
"Anh ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày?", Joe Rogan hỏi Elon Musk trong một cuộc phỏng vấn.
"Khoảng 6 tiếng", Elon Musk trả lời.
"Đối với một người bận rộn như anh, thật ấn tượng để có thể duy trì thói quen này", Rogan ca ngợi.
"Tôi đã thử ngủ ít hơn, nhưng sau đó, hiệu suất làm việc bị giảm", Musk giải thích.
Trên thực tế, đánh giá về giấc ngủ của Elon Musk là điều đáng xem xét một cách nghiêm túc. Ngay cả khi công việc là ưu tiên hàng đầu, con người vẫn nên ngủ đủ giấc để bảo đảm hoạt động cho bộ não và cơ thể.
Tuy nhiên, Musk nói rằng ông thường sẽ làm đến 1-2h sáng. Điều này theo một số chuyên gia là không nên. Vậy làm cách nào để Elon Musk ngủ ít mà vẫn làm việc hiệu quả? Thực tế khoa học về giấc ngủ có thể giải đáp được điều này.
Tâm trạng của chúng ta phụ thuộc vào năng lượng mỗi ngày. Giấc ngủ rất quan trọng đối với mỗi người. Việc buổi sáng thức dậy nhưng ở trong trạng thái lừ đừ uể oải sẽ khiến cho bạn rơi vào trạng thái năng lượng thấp và ngày hôm đó xem như vứt đi. Hiện trạng này phổ biến với mọi người.
Chúng ta thường hiểu đơn giản rằng mình sẽ ngủ một mạch khi bắt đầu đi ngủ lúc 22h và thức dậy lúc 6h sáng. Tuy nhiên theo khoa học về giấc ngủ, thực sự bản chất con người chúng ta không ngủ như vậy mà sẽ ngủ theo từng chu kỳ với quãng thời gian 90 phút. Trong từng chu kỳ giấc ngủ sẽ chia thành 5 giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên trong một chu kỳ được gọi là ru ngủ. Đây là quá trình chúng ta lim dim và từ từ đi vào giấc ngủ. Giai đoạn 2 là giai đoạn ngủ nông, cơ thể bắt đầu chùng xuống. Quãng thời gian này chiếm khoảng 50% thời gian giấc ngủ. Giai đoạn 3 là ngủ sâu chiếm tầm 10% thời lượng giấc ngủ. Giai đoạn 4 là giai đoạn ngủ rất sâu, các quan rơi vào trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi. Giai đoạn 5 là giai đoạn ngủ mơ.
Hết mỗi chu kỳ 90 phút, chúng ta sẽ tiếp tục một chu kỳ tiếp theo. Nếu chúng ta thức dậy vào đúng giai đoạn ngủ sâu, đặc biệt là ngủ rất sâu thì chắc chắn các bạn sẽ có một ngày mệt mỏi, cáu gắt. Bởi giai đoạn này cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn, nghe báo thức và phải khởi động ngay lập tức. Điều này khiến cơ thể bạn rất mệt mỏi. Thế nên dù bạn ngủ 10 tiếng mà vẫn mệt như thường.
Học theo Elon Musk
Dựa trên các nghiên cứu về khoa học giấc ngủ, có 2 điểm mấu chốt nếu bạn muốn ngủ ít nhưng vẫn không mệt mỏi gồm: ngủ đủ giấc tối thiểu 5 chu kỳ một đêm và thức dậy đúng lúc vào cuối giai đoạn 5 và đầu giai đoạn 1.
Những nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra cách để tìm ra thời điểm thức dậy phù hợp. Công thức để tính giờ thức dậy như sau:
Giờ thức dậy = giờ đi ngủ + 1,5hx5 + X
X là khoảng thời gian để bạn bắt đầu vào giai đoạn 1 của giấc ngủ. Theo thống kê mỗi người thường mất trung bình 14 phút để bắt đầu đi vào giấc ngủ.
Như vậy nếu bạn đi ngủ lúc 22h, thì thời điểm dậy tối ưu đối với bạn là 5h44. Bạn có thể điều chỉnh số chu kỳ ngủ của mình từ 3 đến 6 để tìm ra thời điểm thức dậy tuỳ vào hoàn cảnh nhất định mà vẫn đảm bảo sức khỏe.
Nếu ứng dụng công thức này bạn có thể thấy nếu phải làm việc khuya vào 1h sáng nhưng ngày hôm sau vẫn dậy sớm được và hoàn toàn tỉnh táo.