Đau lòng với kiểu xin trợ cấp - trợ giúp “trá hình” giữa mùa dịch, cho lương thực đầy đủ còn bị người nhận bảo là “màu mè, vầy ai ăn ai nhịn” đầy bức xúc

25/08/2021 10:32 AM | Sống

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động thiện nguyện tích cực nhằm hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn có không ít lòng tốt của nhà hảo tâm bị lợi dụng.

Do tình hình dịch Covid-19 diễn ra căng thẳng, thời gian giãn cách xã hội kéo dài, nhiều người bị mắc kẹt tại TP.HCM và Hà Nội. Điều này khiến nhiều người nghèo, lao động tự do lâm vào tình trạng thiếu thốn do không thể đi làm.

Chính vì vậy, nhiều nhóm thiện nguyện đã san sẻ một phần gánh nặng cho xã hội bằng việc cung cấp lương thực, thực phẩm, đồ thiết yếu cho những người nghèo tại Hà Nội và TP.HCM. Hoạt động thiết thực đó phần nào giúp cho những người nghèo được hỗ trợ kịp thời để yên tâm chống dịch. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp xin trợ giúp và trợ giúp trá hình, lừa đảo đang nở rộ trong những hội nhóm, group.

Mới đây, trên MXH nhiều mạnh thường quân cũng phải bất ngờ khi mình đi làm từ thiện mà còn như "mua bực vào người". Cụ thể, một mạnh thường quân đã hỗ trợ một cô gái những nhu yếu phẩm cần thiết nhưng lại nhận những lời vòi vĩnh so sánh "màu mè... chỗ kia còn cho nhiều đồ, cả tiền nữa...".

Đau lòng với kiểu xin trợ cấp - trợ giúp “trá hình” giữa mùa dịch, cho lương thực đầy đủ còn bị người nhận bảo là “màu mè, vầy ai ăn ai nhịn” đầy bức xúc - Ảnh 1.
Đau lòng với kiểu xin trợ cấp - trợ giúp “trá hình” giữa mùa dịch, cho lương thực đầy đủ còn bị người nhận bảo là “màu mè, vầy ai ăn ai nhịn” đầy bức xúc - Ảnh 2.
Đau lòng với kiểu xin trợ cấp - trợ giúp “trá hình” giữa mùa dịch, cho lương thực đầy đủ còn bị người nhận bảo là “màu mè, vầy ai ăn ai nhịn” đầy bức xúc - Ảnh 3.

Cô gái chê làm từ thiện màu mè, ít đồ, không có tiền nữa.

Trong đó, gói quà của mạnh thường quân này phát bao gồm: 5kg gạo, 10 gói mỳ, 20 trứng, 1 chai dầu ăn, 1 chai nước mắm, 2 lạng ruốc, 1 túi lạc, 1 gói muối. Nhưng cô gái khi được nhận hỗ trợ vẫn chê: "Chị không nghĩ là được có vậy đâu. Em cho vậy thì thà không cho còn hơn, này ai ăn ai không hả em... mấy người chỗ chị họ nhận từ thiện chỗ khác được bao nhiêu đồ, cả tiền nữa".

Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp sử dụng công cụ mạng xã hội nhằm đăng tải những bài viết sai sự thật, bịa đặt những câu chuyện mang sức lan toả mạnh mẽ, lấy đi nhiều nước mắt của các nhà hảo tâm. Kêu gọi với mục đích quyên góp nhưng thực chất lại trục lợi cho bản thân hoặc ăn cắp dữ liệu cá nhân.

Thậm chí, có một số trường hợp trá hình lên kêu gọi sự trợ giúp nhưng thực chất để có thể "đong đưa", "mồi chài" khiến cho việc giúp đỡ của những nhà hảo tâm không hiệu quả và một phần nào đó gây khó chịu.

Đau lòng với kiểu xin trợ cấp - trợ giúp “trá hình” giữa mùa dịch, cho lương thực đầy đủ còn bị người nhận bảo là “màu mè, vầy ai ăn ai nhịn” đầy bức xúc - Ảnh 4.
Đau lòng với kiểu xin trợ cấp - trợ giúp “trá hình” giữa mùa dịch, cho lương thực đầy đủ còn bị người nhận bảo là “màu mè, vầy ai ăn ai nhịn” đầy bức xúc - Ảnh 5.
Đau lòng với kiểu xin trợ cấp - trợ giúp “trá hình” giữa mùa dịch, cho lương thực đầy đủ còn bị người nhận bảo là “màu mè, vầy ai ăn ai nhịn” đầy bức xúc - Ảnh 6.
Đau lòng với kiểu xin trợ cấp - trợ giúp “trá hình” giữa mùa dịch, cho lương thực đầy đủ còn bị người nhận bảo là “màu mè, vầy ai ăn ai nhịn” đầy bức xúc - Ảnh 7.

Những group, hội nhóm được lập lên với những mục đích tốt nhằm hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn để vượt qua giai đoạn này, nơi để lan tỏa tình người, nghĩa đồng bào. Biết rằng tình hình dịch bệnh phức tạp, khó khăn đều là chung của tất cả mọi người, nhưng sự kém nhận thức của một bộ phận không nhỏ những người này phần nào khiến sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm dành cho người nghèo trở nên kém hiệu quả.

Thu Phương

Cùng chuyên mục
XEM