Đất nước bị cấm vận nhưng người dân chỉ thích hương vị táo nhập khẩu, đây là cách tổng thống Putin làm: Cho nhập 143.000 cây táo ngoại về trồng!

06/04/2018 08:12 AM | Xã hội

Nga và Venezuela đều là những nước có nguồn thu lớn từ dầu mỏ, nhưng trong khi kinh tế Nga phát triển tốt đẹp thì Venezuela lại chìm trong khủng hoảng. Ngoài nguyên nhân Nga có một hệ thống kinh tế hoàn thiện hơn Venezuela thì chiến lược phát triển tự cường của nước này cũng là một yếu tố làm nên thành công trên.

Để hiểu vì sao Tổng thống Putin có thể dẫn dắt nền kinh tế Nga vượt qua được tình hình chuộng hàng ngoại của người dân, hãy cùng xem ví dụ về sản phẩm táo của nước này. Tại vùng Krasnodar gần Biển Đen, phần lớn những nông trại trồng táo ở đây đều là giống nhập khẩu từ Italy.

Nga đã từng là nước nhập khẩu táo lớn nhất thế giới do loại táo nội địa hỏng nhanh hơn các vùng châu Âu hay Trung Quốc, trong khi người tiêu dùng cũng chuộng hương vị táo nhập hơn. Tuy nhiên việc cấm vận đã buộc các nhà sản xuất trong nước tìm phương án trung gian thay thế, đó là nhập khẩu giống cây trồng của nước ngoài trồng trong nước.

Tập đoàn kinh doanh nông sản AFG National Group của Nga đã nhập 143.000 cây táo để trồng trước tình hình cấm vận của nước ngoài và nhu cầu thực phẩm trong nước tăng cao với táo nhập khẩu.

Đất nước bị cấm vận nhưng người dân chỉ thích hương vị táo nhập khẩu, đây là cách tổng thống Putin làm: Cho nhập 143.000 cây táo ngoại về trồng! - Ảnh 1.

Ngày càng nhiều táo nội được tiêu thụ tại Nga (triệu tấn)

Thật trớ trêu khi chính những lệnh trừng phạt kinh tế của Phương Tây lại thúc đẩy các công ty Nga đầu tư cho kỹ thuật, thiết bị để thúc đẩy sản lượng nông nghiệp. Trên thực tế trong 10 năm qua, chiến lược phát triển trọng kỹ thuật đã giúp nông nghiệp Nga gia tăng sản lượng cho nhiều loại thực phẩm chính như lúa mỳ hay lúa mạch.

Mặc dù vậy, người tiêu dùng Nga vẫn chuộng các sản phẩm như sữa, hoa quả hay rau xanh từ nước ngoài và chính điều đó đã khiến các nông trại nhập khẩu hạt giống, kỹ thuật, thiết bị để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Số liệu của chính phủ cho thấy đầu tư nông nghiệp của Nga đã tăng 3,1% lên 347,7 tỷ Ruble (6,6 tỷ USD) năm 2017. Tuy không có số liệu chính xác bao nhiêu trong số này được dùng để đầu tư cho cây giống và kỹ thuật nhập khẩu nhưng báo cáo của viện Agriconcult cho thấy chi phí cho mảng này chiếm 20 - 90% cho các sản phẩm mới của người nông dân.

Một cuộc chiến thương mại làm nên nước Nga tự cường

Năm 2014, hàng loạt các lệnh trừng phạt kinh tế và trả đũa thương mại đã khiến nền kinh tế Nga chịu tổn thương. Ngành nông nghiệp Nga cũng đứng trước khó khăn lẫn cơ hội khi Tổng thống Putin cấm vận nhiều loại thực phẩm từ Phương Tây. Việc đồng Ruble mất giá cũng khiến chi phí nhập khẩu hoa quả trở nên đắt đỏ hơn.

Đất nước bị cấm vận nhưng người dân chỉ thích hương vị táo nhập khẩu, đây là cách tổng thống Putin làm: Cho nhập 143.000 cây táo ngoại về trồng! - Ảnh 2.

May mắn thay, chiến lược phát triển công nghệ cho nông nghiệp nhiều năm đã giúp Nga đứng vững trước cuộc chiến này. Số liệu của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho thấy nhập khẩu lương thực của Nga năm 2016 đã giảm 5% từ năm 2010 xuống chỉ còn 23,6 tỷ USD nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu lương thực lại tăng 16 lần so với năm 2000.

Cách đây 10 năm, Nga vẫn là nước nhập khẩu thịt lớn nhất thế giới thì nay quốc gia này đã cắt giảm 80% lượng thịt nhập khẩu.

Mặc dù vậy, Nga vẫn là nước nhập khẩu táo nhiều nhất thế giới, nhiều thứ 3 thế giới về cà chua và thứ 2 thế giới về bơ. Bởi vậy, Tổng thống Putin đã chỉ đạo các quan chức ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh phát triển kỹ thuật, tự lực tự cường hơn nữa trong một hội nghị ở Krasnodar.

Đánh hơi được cơ hội kinh doanh, hàng loạt công ty sản xuất thiết bị và kinh doanh nông nghiệp đang đổ về Nga. Những tập đoàn Delaval của Thụy Điển, Big Dutchman International của Đức hay Kubo của hà Lan đang hết sức chú ý đến thị trường này.

Mới đây, hãng Kubo cho biết sẽ tăng sản lượng sản xuất tại Nga sau khi doanh số ở thị trường này năm 2017 cao gấp 3 lần so với năm trước đó, chiếm tới 25% tổng doanh thu toàn cầu của hãng.

"Đây là một thị trường đang tăng trưởng nóng. Nga đang có nhu cầu lớn về thiết bị và công nghệ sản xuất hoa quả rau xanh. Tại đây, họ mua những công nghệ tốt nhất cho nông nghiệp", Giám đốc xuất khẩu Henk van Tuijl của hãng nói.

Đất nước bị cấm vận nhưng người dân chỉ thích hương vị táo nhập khẩu, đây là cách tổng thống Putin làm: Cho nhập 143.000 cây táo ngoại về trồng! - Ảnh 3.

Thu hoạch táo tại Nga

Công ty Việt Nam tham chiến

Gần đây, tập đoàn sữa TH của Việt Nam đã lên kế hoạch đầu tư 2,7 tỷ USD nhằm bán sản phẩm của hãng tại thị trường đầy tiềm năng này. Công ty đã thuê một doanh nghiệp Mỹ cung cấp 1.100 con bò sữa cho một trang trại ở Nga.

Không chịu kém cạnh, hãng sữa chua Danone của Pháp cũng nhập khẩu 5.000 con bò từ Hà Lan và Đức đến vùng Siberia nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường này.

Nhờ sự tham chiến của nhiều công ty nước ngoài tại thị trường Nga, số liệu chính thức cho thấy sản lượng nuôi trồng táo trong nước đã tăng 8% còn cà chua tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy Nga vẫn phải nhập khẩu 50% lượng táo tiêu thụ và 60% cà chua.

BT

Cùng chuyên mục
XEM