Đặt cược vào hàng loạt công ty dược phẩm y tế, hai anh em song sinh tạo nên khối tài sản 22 tỷ USD

14/11/2020 14:15 PM | Kinh doanh

Với 22 tỷ USD, anh em nhà Struengmann là hai trong số những tỷ phú sở hữu khối tài sản lớn nhất thế giới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Đợt tăng giá cổ phiếu bắt đầu từ kết quả thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 lên tới 90% của Pfizer đã giúp tài sản của nhiều nhà đầu tư tăng lên, trong đó, đáng kể nhất là hai anh em người Đức - Andreas và Thomas Struengmann.

Tổng cộng, tài sản của họ đã tăng khoảng 8 tỷ USD trong năm nay nhờ cổ phần trong BioNTech, công ty cùng với Pfizer đang phát triển vaccine ngừa virus SARS-COVI-2 gây ra dịch Covid-19. Doanh thu của BioNTech tại Mỹ đã tăng trong tuần này sau khi gã khổng lồ dược phẩm Mỹ báo cáo rằng vaccine họ phát triển đạt hiệu quả phòng ngừa trên 90% sau liều tiêm thứ hai một tuần.

Với 22 tỷ USD, anh em song sinh nhà Struengmann là hai trong số những tỷ phú sở hữu khối tài sản lớn nhất thế giới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, theo thống kê của Bloolmberg. Hai doanh nhân 70 tuổi thành lập đế chế của mình bằng cách tái đầu tư khoản tiền thu được từ việc kinh doanh thuốc của gia đình. Có thể nói, họ đã định hình lại tài sản và làm cho chúng tăng lên chỉ bằng việc tin tưởng vào khoa học.

Đặt cược vào hàng loạt công ty dược phẩm y tế, hai anh em song sinh tạo nên khối tài sản 22 tỷ USD - Ảnh 1.

Vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer và BioNTech cho hiệu quả khả quan.

Andreas và Thomas thành lập văn phòng gia đình mang tên Athos Service ngay sau khi công ty dược phẩm Novartis AG có trụ sở tại Thụy Sĩ tuyên bố mua lại nhà sản xuất của hai anh em nhà Struengmann – Hexal, cùng cổ phần của họ tại EON Labs với tổng trị giá 6,7 tỷ USD.

Thomas Struengmann cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12 với tờ báo Đức Handelsblatt rằng ban đầu hai người tự hứa sẽ không đầu tư hơn 1 tỷ euro vào lĩnh vực công nghệ sinh học vì những rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, cuối cùng họ đã vượt quá giới hạn đó sau khi nhận thấy sự tiềm năng của lĩnh vực này.

Việc đặt cược vào BioNTech là hình ảnh thu nhỏ của tham vọng tài trợ cho các loại thuốc chuyển hóa của họ. Hai người đã giúp mang lại cho công ty 150 triệu euro tiền đầu tư vào năm 2008. Thời điểm hiện tại, họ sở hữu khoảng một nửa công ty.

Theo Bloomberg, sự phục hồi của cổ phiếu đã nâng tài sản của CEO BioNTech - Ugur Sahin lên hơn 4 tỷ USD, qua đó, đưa ông lọt vào hàng ngũ 500 người giàu nhất thế giới.

Trước đây, anh em nhà Struengmann cũng từng đầu tư vào một doanh nghiệp khác của Sahin - Ganymed Pharmaceuticals AG, một công ty điều trị ung thư mà nhà khoa học gốc Thổ Nhĩ Kỳ thành lập cùng với vợ là Ozlem Tureci. Chưa đầy một năm họ chuyển trọng tâm sang nghiên cứu và sản xuất vaccine ngừa Covid-19.

Sau khi tiếp quản công ty dược phẩm Durachemie thuộc sở hữu của gia đình từ cha vào năm 1979, Andreas và Thomas đã bán nó sau 7 năm rồi sử dụng số tiền thu được để thành lập Hexal. Họ bắt đầu với khoảng 20 nhân viên trong một tòa nhà chung cư gần Munich và phát triển nó thành công ty thuốc gốc lớn thứ tư thế giới.

Thomas, người có bằng tiến sĩ về quản lý kinh doanh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 2004: "Sức mạnh của chúng tôi là tốc độ và sự linh hoạt. Trong khi những ‘con voi lớn’ đang đưa ra quyết định, chúng tôi đã hành động".

Đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Mỹ của BioNTech vào năm ngoái đã kết thúc một thập kỷ bận rộn của hai anh em.

Kể từ năm 2010, họ cùng đầu tư với EQT AB vào một doanh nghiệp thiết bị trợ thính của Siemens AG, bán công ty cho vay Suedwestbank AG với giá cao hơn gấp đôi so với số tiền họ đã trả vào năm 2004 và giành được cổ phần trong nhiều công ty công nghệ sinh học.

Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản đầu tư của họ đều thành công. Giá cổ phiếu của 4SC AG, một công ty thuốc điều trị ung thư của Đức mà Struengmanns là cổ đông lớn, giảm hơn 1/5 trong năm nay. Thomas nói trong cuộc phỏng vấn với Handelsblatt: "Đối với chúng tôi, vấn đề không toàn toàn là về lợi nhuận mà trên hết là tạo ra những cải tiến y tế hiệu quả cao".

Mộc Tiên

Cùng chuyên mục
XEM