Đang đào đường, nhóm công nhân phát hiện báu vật hoàn hảo tuổi đời hơn 700 năm

17/06/2022 09:07 AM | Sống

Cho đến tận bây giờ các nhà khoa học vẫn không thể xác định được lý do tại sao xác ướp này lại được bảo quản hoàn hảo đến vậy.

Khi nói về xác ướp , hầu hết mọi người hình dung đến văn hóa Ai Cập và những thủ tục ướp xác tinh vi nhằm tạo ra cầu nối giữa sự sống và cái chết, để bảo quản thi thể. Mặc dù hầu hết các xác ướp được phát hiện ngày nay đều là sản phẩm của quá trình này nhưng hiếm có trường hợp xác ướp là kết quả của một quá trình bảo quản tự nhiên.

Vào năm 2011, các công nhân làm đường ở Trung Quốc đã phát hiện ra một hài cốt của phụ nữ được bảo quản cực kỳ tốt, có niên đại 700 năm vào thời nhà Minh. Khám phá này đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về lối sống của người dân thời đại này và để lại nhiều câu hỏi. Người phụ nữ này là ai? Làm thế nào mà xác ướp được bảo quản tốt như vậy qua nhiều thế kỷ?

Đang đào đường, nhóm công nhân phát hiện báu vật hoàn hảo tuổi đời hơn 700 năm - Ảnh 1.

Những công nhân đang đào đường thì phát hiện một quan tài đá ở độ sâu 2m.

Việc phát hiện ra xác ướp người Trung Quốc khá sốc. Tại Thái Châu, Giang Tô, miền đông Trung Quốc, các công nhân làm đường khi đào sâu khoảng 2m thì va phải một vật thể rắn và lớn. Họ nhanh chóng nhận ra đó có thể là phát hiện quan trọng, vì vậy đã liên hệ với một nhóm các nhà khảo cổ học từ Bảo tàng Thái Châu để khai quật.

Cuối cùng, họ xác định đây thực sự là một ngôi mộ và bên trong có một chiếc quan tài 3 lớp. Khi mở quan tài chính, các nhà khảo cổ thấy nhiều lớp lụa và khăn trải giường, được bao phủ trong một chất lỏng màu nâu. Khi nhìn vào bên dưới lớp khăn trải giường, họ phát hiện ra bộ hài cốt tuyệt đẹp của một người phụ nữ. Những phần còn lại gồm cơ thể, tóc, da, quần áo, đồ trang sức gần như hoàn toàn nguyên vẹn. Các chi tiết như lông mày, lông mi vẫn được giữ nguyên một cách hoàn hảo.

Đang đào đường, nhóm công nhân phát hiện báu vật hoàn hảo tuổi đời hơn 700 năm - Ảnh 2.

Bên trong là một xác ướp phụ nữ được bảo quản hoàn hảo.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định độ tuổi của xác ướp. Người phụ nữ được cho là sống vào thời nhà Minh, có niên đại từ năm 1368-1644. Cơ thể của người này có tuổi thọ 700 tuổi nếu có từ đầu triều đại. Cô mặc trang phục truyền thống của thời nhà Minh, mang một số đồ trang sức, trong đó có chiếc nhẫn màu xanh lá cây nổi bật. Từ đồ trang sức và những tấm lụa mịn bọc thi thể, người ta tin rằng xác ướp thuộc tầng lớp thường dân cấp cao.

Đang đào đường, nhóm công nhân phát hiện báu vật hoàn hảo tuổi đời hơn 700 năm - Ảnh 3.

Đến nay các nhà khoa học vẫn không biết điều gì khiến xác ướp còn nguyên vẹn đến vậy.

Trong quan tài còn chứa xương, đồ gốm sứ, các văn bản cổ và những di vật khác. Các nhà khảo cổ khai quật quan tài không biết liệu chất lỏng màu nâu bên trong quan tài có phải là thứ dùng bảo quản thi thể hay chỉ là nước ngấm vào. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã khẳng định thi thể có khả năng được bảo quản nhờ chôn cất trong môi trường thích hợp. Nếu nhiệt độ và mức oxy trong nước vừa phải, vi khuẩn không thể phát triển và quá trình phân hủy có thể bị chậm lại hoặc tạm dừng.

Đang đào đường, nhóm công nhân phát hiện báu vật hoàn hảo tuổi đời hơn 700 năm - Ảnh 4.

Chiếc nhẫn xanh nổi bật của xác ướp.

Khám phá này cung cấp cho các nhà nghiên cứu cái nhìn sâu sắc về phong tục của triều Minh. Họ biết được về trang phục, trang sức và những di vật mà người thời đó sử dụng. Điều này có thể trả lời nhiều câu hỏi về lối sống, truyền thống và sinh hoạt hàng ngày của người dân thời đó.

Phát hiện này cũng đặt ra nhiều câu hỏi mới về điều kiện để bảo quản thi thể người phụ nữ trong suốt hàng trăm năm. Ngoài ra còn có những câu hỏi như người này là ai? Cô ấy đóng vai trò gì trong xã hội? Cô ấy đã mất như thế nào và liệu có bất kỳ kỹ thuật bảo quản nào đối với thi thể không? Do tính chất tách biệt của khám phá này mà nhiều câu hỏi không bao giờ có đáp án bởi rất khó để trả lời nếu chỉ có một bộ hài cốt. Nếu trong tương lai còn có những khám phá tương tự thì đó có thể là nguồn thông tin cần thiết để trả lời nhiều bí ẩn.

(Theo Ancient Origins)


Theo Bảo Linh

Cùng chuyên mục
XEM