Đăng ảnh, đăng status lên vì nghĩ sẽ nhiều 'like' rồi lại gỡ xuống vì chờ mãi chẳng thấy ai 'like' - Nghiên cứu ở Anh nói chắc chắn bạn đang mắc phải căn bệnh này

10/05/2017 20:22 PM | Sống

Động tác trên, bạn thấy có thấy quen không? Hãy xem nghiên cứu đến từ Đại học South Wales nói gì về hiện tượng này

Trong xã hội giờ đây, một mạng xã hội tồn tại như facebook là điều không thể thiếu. Facebook thu hút người dùng ở nhiều khía cạnh, trong đó có một điểm là bạn có thể ấn nút 'like' với các status, hình ảnh, clip...có ở trên mạng xã hội này.

Thú thực đi, có phải nếu một ngày Facebook mất đi chức năng cho phép người dùng tương tác về một nội dung khác (Like và 5 cảm xúc còn lại), chính bạn sẽ cảm thấy Facebook buồn chán hơn rất nhiều, có đúng không ?

Cũng xung quanh câu chuyện ấn nút like này thì theo một nghiên cứu mới đây tiết lộ, việc nhận nút "like" quá nhiều trên mạng xã hội sẽ biểu hiện một căn bệnh trong tâm lý của bạn: bệnh thiếu tự tin. Đặc biệt với trẻ nhỏ, những xung chấn tự ti nếu đến và tích tụ quá nhiều sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng về tâm lý.

Khoa học chỉ ra những đứa trẻ thường xuyên 'ôm' Ipad, điện thoại để 'nghịch' sẽ có tỷ lệ bị tự kỷ cao hơn các trẻ khác. Một sự thật khác bên cạnh sự thật này: Chính những xung chấn tự ti nhắc ở trên là tác nhân kéo trẻ vào căn bệnh tự kỷ nhanh hơn!!!

Đó chính là nghiên cứu được các nhà nghiên cứu từ Đại học South Wales tiến hành khảo sát đối với 340 người tự nguyện tham gia và thông qua 2 trang mạng xã hội lớn nhất là Twitter và Facebook.

Những người tham gia đã hoàn thành các bảng câu hỏi với nội dung nhằm tìm hiểu xem họ đồng ý đến mức độ nào với 25 'lời tuyên bố' (statements) về đời sống trên các mạng xã hội hiện tại. Ví dụ, 2 trong số 25 'lời tuyên bố' bao gồm "Sự chú ý mà tôi nhận được từ các phương tiện truyền thông xã hội làm cho tôi cảm thấy vui vẻ" "Tôi đánh giá độ nổi tiếng của một người dựa trên số lượng “like” trên các bài đăng của họ".

Tác giả của nghiên cứu là Giáo sư Martin Graff cho hay về lý do ông thực hiện: "Việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội ngày càng phổ biến đã dẫn tới những lo ngại chung về ảnh hưởng của chúng đến sức khoẻ tâm thần của chúng ta".

Từ đó, kết quả nghiên cứu thu được thể hiện rằng công sức của Giáo sư Graff và các cộng sự đã không hề phí hoài. Kết quả chỉ rõ rằng việc một người nhận được một nút like thì thường không giúp cho người đó cải thiện được lòng tự trọng hoặc tâm trạng, nếu như họ vốn thực sự cảm thấy rằng, mình không được người khác đánh giá cao.

Vì thế, một lập luận đơn giản được đưa ra là những người tích cực tìm cách câu “ like ” bằng cách trả tiền trên facebook hoặc kêu gọi những người khác phải “like” cho mình kia, nhiều khả năng là do họ cảm thấy tự ti về giá trị của bản thân, đồng thời họ đang thiếu niềm tin vào cuộc sống.

Phát hiện này cũng đúng đối với những người từng thừa nhận rằng, họ đã từng xóa bài đăng nếu như thấy quá ít "like" hoặc ngược lại, đăng một tấm ảnh đại diện của mình lên vì cho rằng, chúng có thể sẽ nhận được nhiều "like". Bạn nghe kể về những hành động trên, và có thấy quan thuộc không ?

Mặc dù, đây chỉ là một nghiên cứu tương đối nhỏ nhưng kết quả cho thấy rằng, cách chúng ta tương tác với các phương tiện truyền thông xã hội có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta, và cảm xúc đó không phải lúc nào cũng tích cực.

Quay lại quá khứ, Giáo sư Greff chia sẻ rằng ý tưởng khiến ông thực hiện nghiên cứu là do một bài báo đăng về việc Facebook sử dụng dữ liệu đã qua xử lý từ việc người dùng thể hiện cảm xúc trên 1 trong 6 cảm xúc, rồi từ đó bán cho nhà quảng cáo. Ông đã đặt câu hỏi tò mò sau đó về việc làm thế nào mà cảm xúc thể hiện qua mạng có thể tác động đến cảm xúc thật của con người ?

Cũng xoay quanh chủ đề này, một tài liệu gồm 23 trang được đánh dấu là "Bí mật: Chỉ nội bộ" mới đây đã được tờ The Australian công bố. Nghiên cứu nội bộ bị rò rỉ này cho biết rằng tâm trạng của những người trẻ tuổi - khoảng 14, có thể được đoán một cách chính xác chỉ bằng một vài từ khóa chính khi họ search trên các thanh tìm kiếm của các mạng xã hội.

Vũ Hán

Cùng chuyên mục
XEM