Dân chúng Mỹ đang ghẻ lạnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ra sao?

09/11/2016 06:50 AM | Xã hội

Ngay lúc này, toàn dân Mỹ đang đi bẩu cử để chọn ra vị Tổng thống Mỹ thứ 45. Tuy nhiên, theo dự đoán, sẽ chỉ có một nửa trong gần 320 triệu dân Mỹ sẽ thực hiện quyền công dân của mình trong ngày Siêu Thứ Ba. Đây là một tỷ lệ thấp kỷ lục từ trước đến nay.

Ngay lúc này, hàng triệu cử tri Mỹ đang đi bỏ phiếu bầu ra Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

Cuộc bầu cử này tốn nhiều giấy mực nhất của báo chí từ trước đến nay, thế nhưng dự đoán về con số về tỷ lệ cử tri sẽ đi bầu cử lại được lại thấp kỷ lục, chỉ khoảng 50%.

Từ khoảng 26 năm trở lại đây, lượng người tham gia bầu cử ở Mỹ đã dao động chỉ vào khoảng 48% đến 57%. Trong những năm gần đây, theo ông David Becker, Giám đốc Điều hành của trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới bầu cử thì lượng người tham gia bỏ phiếu có xu hướng giảm nhiều hơn (ngoại trừ chiến dịch tranh cử năm 2008 của tổng thống Barack Obama).

Năm nay con số là 50%, điều đó có nghĩa là ngay vào thời điểm này, chỉ một nửa dân số Mỹ đang đóng góp vào công cuộc trọng đại tìm ra vị Tổng thống thứ 45. Vậy tại sao lại có điều này ?

Thứ nhất, phải kể đến những thủ tục hành chính rườm rà của cuộc bầu cử.

Tuy phát triển nhưng Mỹ là quốc gia hiếm hoi yêu cầu cử tri phải tự đăng ký thay vì tự động đăng ký cho họ. Điều đó tạo ra một số rào cản trong việc đăng ký ban đầu.

Rất nhiều người dân Mỹ không hề thực hiện bước đăng ký này. Tâm lý chung là cử tri tỏ ra ngại ngần khi phải tự mình tìm hiểu cách đăng ký và rồi đăng ký.

Tuy rằng một số tiểu bang của Mỹ đã nỗ lực làm đơn giản hóa quá trình này bằng việc triển khai chương trình "đăng ký cùng một ngày" hoặc cho phép đăng ký bỏ phiếu khi nhận giấy phép lái xe.

Tuy nhiên, hầu hết các tiểu bang khác đều không đồng tình, thậm chí còn thông qua luật xác nhận cử tri nghiêm ngặt hơn. Nhiều nhà phê bình chỉ trích rằng luật này chẳng những không gỡ rối được tình hình mà thâm chí còn gây khó khăn cho những người đi bầu.

Thứ hai, có thể do việc bầu cử thực hiện vào thứ Ba - thời điểm giữa tuần và nhiều người đang làm việc nên tỷ lệ đi bỏ phiếu dự kiến sẽ thấp.

Hơn nữa, một số bang cho phép bỏ phiếu vắng mặt, bỏ phiếu qua thư hoặc bỏ phiếu sớm do không sắp xếp được thời gian – đã càng làm tỷ lệ đi bỏ phiếu năm nay được dự đoán sẽ thấp.

Cuối cùng, chính bởi vì chất lượng cuộc bầu cử, với hai trong số những ứng cử viên tổng thống không được ưa chuộng nhất trong lịch sử nước Mỹ là nguyên nhân chính làm cử tri không buồn đi bầu cử.

Những cuộc tranh luận Tổng thống năm nay được người dân mô tả là sân chơi của sự vu khống và công kích cá nhân. Nhiều cử tri chán ngát đến mức họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc không buồn đi bỏ phiếu.

Trả lời phỏng vấn với BBC, cô Courtney Otto, cư dân 29 tuổi sống tại Romeoville, Illinois nói : "Tôi không biết. Tôi thấy cả hai ứng viên đều đang cố nói với tôi những điều sai trái mà người kia đã làm. Tôi không muốn biết những gì họ sẽ không làm. Tôi muốn biết họ sẽ làm gì".

Cô Otto không đơn độc. Brian Meyer, cư dân 32 tuổi ở đông nam Wisconsin, cũng lần đầu tiên kể từ năm 18 tuổi quyết định không đi bỏ phiếu bầu Tổng thống. Anh này trước kia ủng hộ Bernie Sanders và bây giờ không thể quyết định sẽ ủng hộ ai trong số hai ứng viên. Anh nói việc anh không đi bầu cử là một hình thức phản đối.

"Đây là cách tôi phản đối Chính quyền không để ý đến ý kiến của người dân"

Theo các cuộc thăm dò, ở cuộc bầu cử sơ bộ năm nay, tỷ lệ cử tri tham gia còn thấp hơn, ở mức 30% có nghĩa cứ 10 người thì có tới 7 công dân Mỹ không quan tâm đến sự kiện trọng đại này của quốc gia.

Trước đây, đã có nhiều tranh luận dấy lên rằng, để hạn chế tỷ lệ cử tri đi bầu thấp, Chính phủ Mỹ nên ra điều luật về việc bắt buộc bỏ phiếu. Tổng thống Barack Obama từng nói về điều này như sau: "Tất cả cử tri đi bỏ phiếu sẽ thay đổi hoàn toàn bản đồ chính trị của nước Mỹ".

Thế nhưng ở Mỹ, quy định này đã trở thành một nguyên tắc quan trọng của nền dân chủ tồn tại trăm năm nay. Vì thế, để làm cho các công dân Mỹ hướng sự quan tâm của mình đến cuộc bẩu cử, không gì hơn các ứng viên phải thể hiện rằng mình là những người có thể nói thay được tiếng nói đại bộ phận dân chúng Mỹ.

Vượng Lê

Cùng chuyên mục
XEM