Vì sao Apple là người vui nhất nếu đàm phán thương mại Mỹ- Trung đạt thỏa thuận?

05/03/2019 14:10 PM | Xã hội

"Trong số những tập đoàn công nghệ lớn, CEO Tim Cook có lẽ là người giỏi nhất trong việc thuyết phục cả 2 phía đối nghịch cùng 1 lúc", cựu nhân viên James Lewis về vấn đề Trung Quốc của Bộ thương mại Mỹ nhận định.

Cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gây ra với Trung Quốc đã khiến hàng loạt ngành kinh tế tại Mỹ chịu ảnh hưởng, từ các trang trại sản xuất đậu nành cho đến những nhà sản xuất ô tô. Tuy nhiên khi phía Mỹ tỏ tín hiệu về khả năng đạt 1 thỏa thuận với Trung Quốc thì không ai khác ngoài hãng Apple là người vui mừng nhất.

Trong những tháng vừa qua, CEO Tim Cook của Apple đã phải rất vất vả khi duy trì hoạt động kinh doanh của hãng này trong tình hình căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Tổng thống Donald Trump đã áp 250 tỷ USD thuế nhập khẩu đặc biệt lên hàng hóa Trung Quốc nhưng lại loại mặt hàng iPhone của Apple ra, dù hãng này có rất nhiều nhà máy ở Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, tất cả là nhờ phía Apple đã tích cực vận động hành lang cũng như thái độ ủng hộ của CEO Cook với các chính sách khác từ Tổng thống Trump.

Về phía Trung Quốc, CEO Cook với vốn tiếng Trung ít ỏi của mình đã đến gặp trực tiếp chính phủ cùng nhiều lãnh đạo khác nhằm đảm bảo các hoạt động của Apple cùng với 3 triệu nhân viên ở đây được duy trì.

"Trong số những tập đoàn công nghệ lớn, CEO Cook có lẽ là người giỏi nhất trong việc thuyết phục cả 2 phía đối nghịch cùng 1 lúc", cựu nhân viên James Lewis về vấn đề Trung Quốc của Bộ thương mại Mỹ nhận định.

Vì sao Apple là người vui nhất nếu đàm phán thương mại Mỹ- Trung đạt thỏa thuận? - Ảnh 1.

CEO Tim Cook (thứ 2 từ phải sang) cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump (ngồi giữa)

Trong tháng 1/2019, những cố gắng của CEO Cook bị đặt thử thách rất lớn khi Apple hạ mức doanh thu dự báo do kinh tế Trung Quốc giảm tốc sau tác động của những khoản thuế từ Mỹ.

Tập đoàn Apple cũng tương tự như nhiều công ty công nghệ khác khi có mối quan hệ không thân lắm với Tổng thống Trump trước cuộc bầu cử năm 2016. Doanh nghiệp này thậm chí đã ngừng quyên góp tài chính cho Đảng Cộng hòa sau khi ứng cử viên Trump chỉ trích nữ giới, người nhập cư và những người thiểu số tại Mỹ.

Tuy vậy kể từ sau cuộc bầu cử, CEO Cook đã thay đổi nhiều quan điểm khi tuyên bố rằng một lãnh đạo doanh nghiệp giỏi cần tham gia tích cực hơn vào chính trị.

CEO Cook đã tham dự rất nhiều vào chính trị kể từ đó đến nay, như nói chuyện với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng vào tháng 4/2018 hay ăn tối cùng gia đình tổng thống vào tháng 8/2018 cũng như chơi golf với nhà lãnh đạo này.

Ông cũng giữ liên lạc với nhiều người thân cận với tổng thống như cố vấn kinh tế Larry Kudlow hoặc đi cùng con gái Ivanka Trump của tổng thống đến thăm 1 lớp học ở Idaho vào tháng 11/2018.

Những động thái này của CEO Cook hầu như khác hoàn toàn với những quản lý công ty công nghệ khác bởi họ lo ngại các công nhân nhập cư hay đối tác của mình sẽ biểu tình nếu quá thân với tổng thống.

Như một hệ quả tất yếu, vào tháng 9/2018, Tổng thống Trump đã không bao gồm mặt hàng đồng hồ thông minh và loa Bluetooth trong danh sách những hàng nhập khẩu chịu thuế từ Trung Quốc. Đây là kết quả của hàng tháng vận động hành lang của Apple với Bộ thương mại Mỹ nhằm bảo vệ những mặt hàng của mình khỏi bị đánh thuế.

Những khó khăn trước mắt

Tất nhiên rủi ro vẫn còn khi Tổng thống Trump đe dọa sẽ đánh thuế nốt 267 tỷ USD còn lại với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm những chiếc iPhone được sản xuất ở đây, khiến giá thành đã quá đắt của các mặt hàng này càng trở nên đắt đỏ hơn.

May mắn thay, Tổng thống Trump đã dịu giọng trong những tuần gần đây, qua đó bày tỏ khả năng đạt được một thỏa thuận trong đàm phán với Trung Quốc. Gần đây, Mỹ đã hoãn thi hành tăng thuế từ 10% lên 25% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, vốn theo kế hoạch phải áp dụng từ ngày 2/3/2019.

Vì sao Apple là người vui nhất nếu đàm phán thương mại Mỹ- Trung đạt thỏa thuận? - Ảnh 2.

Cửa hàng pple tại Trung Quốc

CEO Cook cũng nhanh chóng nắm bắt thời cơ khi tích cực tiếp xúc với các quan chức của Trung Quốc nhằm tránh để sản phẩm của công ty nằm trong diện đáp trả thuế từ chính quyền Bắc Kinh. Một số nhà xuất khẩu Mỹ hiện đã báo cáo tình hình quan chức Trung Quốc làm chậm tiến trình lưu thông hàng hóa bằng các cuộc kiểm tra không báo trước hay việc từ chối vận chuyện hàng qua cửa khẩu.

Dẫu vậy, hiện vẫn chưa rõ cố gắng của Apple có đem lại kết quả gì không bởi cuộc chiến thương mại hiện nay liên quan đến 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Apple hiện có khoảng 100.000 nhân viên ở Trung Quốc và tạo ra hơn 3 triệu việc làm tại đây thông qua chuỗi cung ứng. Gần 50% số nhà máy cung ứng của Apple nằm ở Trung Quốc quanh các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải hay Thẩm Quyến. Việc doanh số sụt giảm có thể khiến Apple gặp áp lực trong việc duy trì những nhà máy này.

"Bất kỳ sự sụp đổ nào của hệ thống cung ứng sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt là tại những vùng tập trung đông dân như đồng bằng sông Dương tử hay đồng bằng sông Châu Giang. Tỷ lệ thất nghiệp cao cuối cùng sẽ gây hỗn loạn trong xã hội", chuyên gia Cao Zhongxiong của Viện phát triển Trung Quốc (CDI) nói.

Áp lực hiện đang đè nặng lên Apple cùng những doanh nghiệp đối tác khi báo cáo mới đây cho thấy doanh thu quý I/2019 của hãng sẽ thấp hơn dự báo vài tỷ USD và chính chiến tranh thương mại là nguyên nhân chủ yếu.

Vì sao Apple là người vui nhất nếu đàm phán thương mại Mỹ- Trung đạt thỏa thuận? - Ảnh 3.

AB

Cùng chuyên mục
XEM