Đại khủng hoảng kháng sinh: Số người chết vì nhờn thuốc rồi sẽ nhiều hơn chết vì ung thư, 90% đến từ châu Á và châu Phi, đáng sợ là các hãng dược đều thờ ơ vì lợi nhuận thấp (P1)

03/05/2019 14:16 PM | Xã hội

Ngay trong buổi lễ nhận giải Nobel vào năm 1945, cha đẻ của thuốc kháng sinh Alexander Fleming đã đưa ra lời cảnh báo về một tương lai không mấy tươi sáng: "Những người lạm dụng penicillin ngày hôm nay, họ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng penicillin sau này".

Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 1.900 người bệnh tử vong vì tình trạng kháng kháng sinh, tương đương 700.000 người thiệt mạng mỗi năm do tình trạng sử dụng quá nhiều kháng sinh gây nhờn thuốc. Tuy nhiên, số liệu của AMR cho thấy con số này có thể lên đến 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050, cao hơn cả số người tử vong do ung thư hàng năm. Trong đó, khoảng 5 triệu người Châu Á sẽ thiệt mạng vì không đủ thuốc kháng sinh, hoặc do nhờn thuốc.

Năm 2014, Cựu thủ tướng Anh David Cameron đã công bố một báo cáo về tác động của tình trạng nhờn thuốc kháng sinh với nền kinh tế toàn cầu. Theo đó, GDP hàng năm của thế giới sẽ giảm 2 - 3,5% từ nay đến năm 2050 nếu các quốc gia không có biện pháp đối phó, tương đương với 60 - 100 nghìn tỷ USD GDP bị mất.

Một báo cáo mới đây của Ngân hàng thế giới (World Bank) cũng nhận định kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng đáng kể nếu tình trạng nhờn thuốc kháng sinh không được giải quyết triệt để.

Đại khủng hoảng kháng sinh: Số người chết vì nhờn thuốc rồi sẽ nhiều hơn chết vì ung thư, 90% đến từ châu Á và châu Phi, đáng sợ là các hãng dược đều thờ ơ vì lợi nhuận thấp (P1) - Ảnh 1.

GDP tại nhiều khu vực suy giảm vì siêu vi khuẩn nhờn kháng sinh

Kể từ năm 1928, cuộc sống của con người đã thay đổi toàn diện khi kháng sinh được phát minh và nhất là khi chúng được thương mại hóa rộng rãi vào thập niên 1940. Dẫu vậy, việc sử dụng tràn lan kháng sinh trong y tế, chăn nuôi, nông nghiệp đang khiến tình hình trở nên xấu đi khi các vi khuẩn, virus bệnh bắt đầu nhờn thuốc.

Ngay trong buổi lễ nhận giải Nobel vào năm 1945, cha đẻ của thuốc kháng sinh Alexander Fleming đã đưa ra lời cảnh báo về một tương lai không mấy tươi sáng: "Những người lạm dụng penicillin ngày hôm nay, họ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng penicillin sau này".

Dự đoán của Fleming nhanh chóng thành hiện thực. Năm 1943, Penicillin được tung ra thì năm 1945, vi khuẩn kháng penicillin xuất hiện. Con người lại đi tìm những loại kháng sinh mới. Năm 1972, vancomycin được điều chế, kháng vancomycin xuất hiện năm 1988. Một trong những loại kháng sinh mới nhất của nhân loại, daptomycin ra đời năm 2003 thì chỉ 1 năm sau xuất hiện vi khuẩn kháng nó.

Câu chuyện kháng sinh cứ như trò chơi đuổi bắt khi thuốc ra đời, vi khuẩn kháng thuốc, rồi con người lại đi tìm kháng sinh mới. Dẫu vậy, có lẽ các nhà nghiên cứu đang dần đuối sức khi vi khuẩn mới cứ 20 phút lại sinh ra trong khi các hãng dược phải mất hàng thập niên để cho ra đời kháng sinh mới.

Hiện nay, chúng ta có khoảng hơn 100 loại kháng sinh, nhưng ngày càng xuất hiện nhiều vi khuẩn kháng được tất cả các kháng sinh hiện có .


Lợi nhuận thấp

Tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức nhờn thuốc kháng sinh trở thành chủ đề chính trong cuộc họp hội đồng thường niên của Liên Hiệp Quốc (UN) vào năm 2016 và cũng là vấn đề chủ chốt của cuộc họp các bộ trưởng y tế G20 vào tháng 5 vừa qua.

Bất chấp lời kêu gọi và cảnh báo của chính phủ, những tập đoàn dược phẩm vẫn phớt lờ về mảng kháng sinh do lợi nhuận quá thấp. Trung bình, các hãng dược phẩm cần chi khoảng 1,2 tỷ USD để phát triển thành công một loại kháng sinh mới. Nếu nó thất bại, công ty sẽ phải chịu mức tổn thất lên tới 2,5 tỷ USD. Ở phía thị trường, họ chỉ có thể bán kháng sinh ở mức giá 20-200 USD cho một đợt điều trị ngắn hạn từ 1-2 tuần.

Hiện nay, những loại thuốc cho tiểu đường, ung thư… mới là hướng đi chính của những công ty này do chúng đem lại nhiều lợi nhuận.

Đại khủng hoảng kháng sinh: Số người chết vì nhờn thuốc rồi sẽ nhiều hơn chết vì ung thư, 90% đến từ châu Á và châu Phi, đáng sợ là các hãng dược đều thờ ơ vì lợi nhuận thấp (P1) - Ảnh 2.

Số tiền đầu tư nghiên cứu y học và cho kháng sinh (tỷ USD)

Việc phát triển kháng sinh giờ đem lại ít lợi nhuận hơn so với các loại thuốc đặc trị những bệnh mãn tình cần sử dụng nhiều và phổ biến như ung thư hay tiểu đường. Giả dụ, một đợt điều trị ung thư trung bình của một bệnh nhân phải dùng đến 20.000 USD tiền thuốc, gấp từ 100-1.000 lần kháng sinh. Còn các bệnh mạn tính như tiểu đường là phải mua thuốc cả đời chứ không chỉ 1-2 tuần như điều trị nhiễm khuẩn. Thậm chí, bán thuốc cường dương ngày nay còn có lãi hơn cả kháng sinh.

Nghiên cứu năm 2011 của Trường Kinh tế London cho thấy tỷ suất NPV (giá trị hiện tại ròng) của mảng kháng sinh tiêm chỉ vào khoảng 100 triệu USD, thấp hơn nhiều so với 1 tỷ USD của dòng dược phẩm chữa rối loạn cơ xương hay viêm khớp mãn tính.

Hậu quả là nhiều loại kháng sinh cũ không được nghiên cứu phát triển khiến virus nhờn thuốc, trong khi người bệnh sử dụng tràn lan các loại thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Đại khủng hoảng kháng sinh: Số người chết vì nhờn thuốc rồi sẽ nhiều hơn chết vì ung thư, 90% đến từ châu Á và châu Phi, đáng sợ là các hãng dược đều thờ ơ vì lợi nhuận thấp (P1) - Ảnh 3.

Số người tử vong do siêu vi khuẩn nhờn thuốc vào năm 2050 (triệu người)

Đại khủng hoảng kháng sinh: Số người chết vì nhờn thuốc rồi sẽ nhiều hơn chết vì ung thư, 90% đến từ châu Á và châu Phi, đáng sợ là các hãng dược đều thờ ơ vì lợi nhuận thấp (P1) - Ảnh 4.

Số loại kháng sinh mới được cấp phép

Mới đầu khi phát minh ra kháng sinh, vấn đề siêu vi khuẩn kháng thuốc không được chú ý do con người liên tục tạo ra các dòng thuốc mới trong khoảng thập niên 1950-1980. Ban đầu, kháng sinh được nuôi cấy từ vi sinh vật như nấm hay vi khuẩn từ đất. Nguyên lý là chọn lọc tự nhiên đã giúp một số vi sinh vật tạo ra những chất hóa học, có khả năng giết chết các vi sinh vật khác bao gồm vi khuẩn đang cạnh tranh không gian sống và chiếm thức ăn xung quanh chúng.

Mô hình nuôi cấy này khá đơn giản khi chỉ cần một ít đất, một bình nuôi cấy, một ống chiết tách, một đĩa thí nghiệm và lồng ấp là các nhà khoa học đã có thể tìm ra kháng sinh mới. Sau đó, họ chỉ cần tinh chỉnh lại các phân tử hóa học một chút, chuyển giao cho các hãng dược phẩm sản xuất thương mại và bán ra thị trường.

Kể từ đây, việc thí nghiệm quá dễ khiến các nhà khoa học và hãng dược phẩm đổ xô nghiên cứu, cho ra hàng chục đến hàng trăm loại kháng sinh khác nhau. Dẫu vậy, việc lan tràn những kháng sinh chất lượng kém đã khiến chính phủ thắt chặt quản lý mảng này, khiến các công ty phải tiêu tốn hàng đống tiền và thời gian dài hơn (13-15 năm) mới cho ra đời được loại kháng sinh mới.

Tốc độ phát minh những dòng kháng sinh mới chậm lại, số trường hợp nhờn thuốc tăng lên và tình trạng thiếu cung của các kháng sinh loại cũ đang khiến ngành y tế phải đau đầu.

Số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDCP), quốc gia này chỉ có 9 dòng kháng sinh mới được phát triển trong khoảng 2005-2014, thấp hơn rất nhiều so với 27 loại vào thập niên 1980. Báo cáo của Viện QuintilesIMS cho thấy trong 2.240 dược phẩm mới năm 2016, chỉ có 8% là thuộc dòng kháng sinh.

Trong khi đó, nghiên cứu năm 2015 của Trung tâm CDD cho thấy lượng sử dụng kháng sinh trong xã hội đã tăng 30% trong khoảng 2000-2010, đặc biệt là trong ngành y tế cũng như chăn nuôi.

Đại khủng hoảng kháng sinh: Số người chết vì nhờn thuốc rồi sẽ nhiều hơn chết vì ung thư, 90% đến từ châu Á và châu Phi, đáng sợ là các hãng dược đều thờ ơ vì lợi nhuận thấp (P1) - Ảnh 5.

Bệnh nhân tại Mỹ đang dùng nhiều loại kháng sinh không cần thiết để chữa bệnh


Thị trường gia cầm đang tự đầu độc mình như thế nào?

Ngoài những tác động về việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, việc gia cầm bị tiêm quá nhiều thuốc cũng là tác nhân khiến con người nhờn kháng sinh nhiều hơn.

Tại những quốc gia có đa sắc tộc và tôn giáo như Ấn Độ, thịt gia cầm là loại thực phẩm an toàn nhất khi chúng không những rẻ mà còn phù hợp với mọi loại tôn giáo. Số liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy Ấn Độ tiêu thụ 4,5 tấn thịt gà từ đầu năm đến nay và tốc độ tăng trưởng tiêu thụ đạt 30% trong khoảng 2013-2017, mức tăng mạnh nhất thế giới.

Tuy nhiên, nền chăn nuôi của nước này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn trong nước khi kháng sinh bị lạm dụng quá nhiều, gây hại cho cả môi trường lần người tiêu dùng.

Đại khủng hoảng kháng sinh: Số người chết vì nhờn thuốc rồi sẽ nhiều hơn chết vì ung thư, 90% đến từ châu Á và châu Phi, đáng sợ là các hãng dược đều thờ ơ vì lợi nhuận thấp (P1) - Ảnh 6.

Lượng siêu vi khuẩn nhờn kháng sinh có nhiều nhất tại Ấn Độ

Những cuộc nghiên cứu tại 18 trang trại lớn nhất bang Punjab- Ấn Độ cho thấy: 2/3 số gia cầm nơi đây chứa enzyme chống lại hầu hết các chủng kháng sinh. Trong số những con gia cầm được thử nghiệm, có 87% mẫu thí nghiệm chứa siêu vi khuẩn nhờn kháng sinh.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết gia cầm hiện nay tiêu thụ kháng sinh gấp đôi con người do nhu cầu chăn nuôi công nghiệp và tiêu thụ thịt ở nhiều nước, nhất là những thị trường có nhiều tôn giáo như Ấn Độ.

Điều nguy hiểm của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi là chúng không tiêu diệt hết được mầm bệnh, khiến những vi khuẩn tồn tại và tự phát triển cơ chế nhờn thuốc, qua đó lây lan, lưu lại trong cơ thể người tiêu dùng cũng như nguồn nước, đất, không khí.

Báo cáo công bố tháng 9/2016 của World Bank cho thấy cuộc khủng hoảng kháng kháng sinh có thể tác động vô cùng xấu đến nền kinh tế toàn cầu, thậm chí tệ hơn cả cuộc khủng hoảng năm 2008. Thế giới có thể sẽ phải mất 1 nghìn tỷ USD cho chi phí y tế từ nay đến năm 2050 nếu không có biện pháp đối phó.

Trong cuộc điều tra các trang trại ở Punjab, tất cả những người chăn nuôi thừa nhận có dùng kháng sinh cho biết chúng được sử dụng để phòng bệnh cũng như kích thích tăng trưởng cho đàn gia cầm.

Đại khủng hoảng kháng sinh: Số người chết vì nhờn thuốc rồi sẽ nhiều hơn chết vì ung thư, 90% đến từ châu Á và châu Phi, đáng sợ là các hãng dược đều thờ ơ vì lợi nhuận thấp (P1) - Ảnh 7.

Tăng trưởng nhu cầu thịt gia cầm tại các nước trong khoảng 2003-2017. Thị trường Trung Quốc giảm do dịch cúm gia cầm

Hậu quả của việc lạm dụng này là vô cùng lớn khi hàng năm có hơn 56.000 trẻ sơ sinh tử vong do nhiễm khuẩn mà không được điều trị bằng kháng sinh hiệu quả.

Một báo cáo năm 2015 cho thấy lượng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở một số bang Ấn Độ có thể tăng gấp 4 lần từ nay đến năm 2030 do nhu cầu tiêu thụ gia cầm tăng.

Hiện nay, không riêng gì Ấn Độ, những nước tiêu thụ gia cầm lớn như Trung Quốc cũng đang tăng cường sử dụng kháng sinh cho chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm của một bộ phận rất lớn người dân có thu nhập đi lên khi nền kinh tế bùng nổ.

(Còn tiếp)

AB-Tổng hợp

Cùng chuyên mục
XEM