Đại gia châu Á rao bán cổ phần các startup để tự cứu mình

02/04/2020 08:41 AM | Kinh doanh

Những tập đoàn lớn đang có động thái bán ra phần vốn góp tại các công ty khởi nghiệp công nghệ triển vọng trong của khu vực, trong đó có Gojek và Didi Chuxing, để tập trung toàn lực vượt qua khủng hoảng Covid-19.

Nhánh đầu tư mạo hiểm của một tập đoàn lớn tại châu Á đã tiếp cận các nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp để chào bán cổ phần trị giá khoảng 50-100 triệu USD tại Gojek. Hai nguồn tin gần gũi và đáng tin cậy với thương vụ này cho biết trên FT.

Mitsubishi, Rakuten, Samsung và Tencent đều là những nhà đầu tư của Gojek, cùng một số quỹ đầu tư mạo hiểm của các công ty khác. Đây là công ty khởi nghiệp giá trị nhất Indonesia, cung cấp một loạt các dịch vụ bao gồm taxi công nghệ, giao đồ ăn và dịch vụ tài chính. Gojek từ chối bình luận về những thông tin trên.

“Một số công ty đã tiếp cận chúng tôi và các cuộc thảo luận đã diễn ra vào tháng 12 năm ngoái về việc mua lại một số tài sản”, Michael Joseph - thành viên sáng lập Ion Pacific, một quỹ quản lý tài sản tại Hong Kong chuyên về thị trường thứ cấp đầu tư mạo hiểm.

Ông từ chối bình luận cụ thể về các công ty khởi nghiệp có khả năng bị rao bán, nhưng các nhà đầu tư thị trường thứ cấp khác cho biết một cổ phần trong Didi Chuxing của Trung Quốc gần đây cũng đã được chào hàng.

Năm ngoái, một số quỹ đầu tư mạo hiểm của Hàn Quốc như Samsung Ventures và Kakao Ventures, cũng như các quỹ SBI Investment và Mitsubishi UFJ của Nhật đã lọt vào top 10 nhà đầu tư mạo hiểm hoạt động tích cực nhất trên thế giới. NTT của Nhật và Aviva của Singapore cũng là nhưng cái tên "năng nổ" trong những năm gần đây.

Theo số liệu từ CB Insights, số lượng các thương vụ đầu tư mạo hiểm từ các công ty ở châu Á đã tăng lên đáng kể giữa năm 2014 và 2019. Châu Á cũng lần đầu tiên vượt Mỹ về tỷ lệ cổ phần trong các công ty đầu tư mạo hiểm nói chung.

Đại gia châu Á rao bán cổ phần các startup để tự cứu mình - Ảnh 1.

Tuy nhiên, ông Michael Joseph lưu ý rằng nhiều công ty cũng như bộ phận chuyên trách đầu tư mạo hiểm của họ hiện còn ít kinh nghiệm xử lý các khoản đầu tư này trong một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Trong khi đó, việc sẵn sàng bán cổ phần không do dự ở một mức giá thấp đã phản ánh của sự thay đổi chóng mặt trong triển vọng hiện nay.

Thỏa thuận gọi vốn lớn nhất trong năm 2019 là vòng Series D trị giá 1,25 tỷ đôla cho công ty truyền thông vệ tinh OneWeb do Airbus và Qualcomm Ventures dẫn đầu. Mới tuần trước, OneWeb đã nộp đơn xin phá sản sau khi không đảm bảo nguồn vốn mới từ các nhà đầu tư, bao gồm cả “đại gia chống lưng” là SoftBank.

Darren Massara, quản lý tại quỹ đầu tư tư nhân NewQuest Capital Partners nhận định thị trường thứ cấp đang đưa ra một lối thoát hữu ích cho các nhà đầu tư trong lúc rất nhiều doanh nghiệp đang hoàn toàn mất phương hướng.

Ông Massara nói thêm rằng các nhà đầu tư muốn bán cổ phiếu không thể trông đợi vào con đường truyền thống như IPO. Với coronavirus, tất cả đã bị trì hoãn. Lúc này, chỉ có thị trường thứ cấp mới đủ khả năng lấp đầy khoảng trống.

Còn ông Joseph cho rằng, rất nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm mới ở châu Á trong năm 2020 gợi nhớ đến các quỹ phòng hộ được thành lập từ năm 2001 đến 2007, ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đây có lẽ chỉ là những nhà quản lý kém hiệu quả, mặc dù đã được thử thách qua các chu kỳ lên xuống của thị trường. “Tôi cho rằng trong những tháng tới, họ nên đóng cửa và trở về nhà”, vị này nói.

Đại gia châu Á rao bán cổ phần các startup để tự cứu mình - Ảnh 2.

Theo Châu Trần

Từ khóa:  grab
Cùng chuyên mục
XEM