Cựu “nữ tướng” Adayroi Lê Hoàng Uyên Vy: Indonesia, Malaysia, Singapore đã có nhiều startup tỷ đô, vì sao Việt Nam nhiều người tài nhưng 10 năm nay không có nổi một Unicorn?

21/01/2019 08:07 AM | Kinh doanh

“Trong 10 năm gần đây, vì sao Việt Nam vẫn chưa có một Startup Unicorn nào trong khi tại các thị trường khác như Singapore, Indonesia, thậm chí Malaysia, đã có rất nhiều công ty được định giá hơn tỷ đô?”, cựu CEO Adayroi.com, hiện là giám đốc quỹ đầu tư ESP Capital - Lê Hoàng Uyên Vy trăn trở.

Cựu “nữ tướng” Adayroi Lê Hoàng Uyên Vy: Indonesia, Malaysia, Singapore đã có nhiều startup tỷ đô, vì sao Việt Nam nhiều người tài nhưng 10 năm nay không có nổi một Unicorn? - Ảnh 1.

Unicorn (Kỳ lân) là tên gọi dành cho các Startup được định giá từ 1 tỷ USD trở lên. Tại Đông Nam Á, có thể kể đến những cái tên đình đám như SEA (Singapore), Grab (Malaysia), hay Go-Jek, Traveloka, Tokopedia (Indonesia)… Cuối năm 2017, Philippines cũng ghi dấu ấn trên bản đồ Startup thế giới khi có Unicorn đầu tiên - startup 3 năm tuổi Revolution Precrafted gọi vốn thành công trong vòng series B từ các nhà đầu tư và được định giá hơn 1 tỷ USD.

"Theo thống kê, tuổi trung bình của Unicorn tại Mỹ là khoảng 7 năm. Trung Quốc là một ‘nhà máy sản xuất Unicorn’, tuổi trung bình của Unicorn của họ chỉ là 4 - 5 năm. Tôi hy vọng trong vòng vài năm tới, Việt Nam sẽ xuất hiện nhiều startup tầm cỡ Unicorn", cựu nữ tướng Adayroi.com Lê Hoàng Uyên Vy, nay là Giám đốc Điều hành của Quỹ ESP Capital tâm sự.

Vy chia sẻ, khi trao đổi với các quỹ đầu tư tại Singapore, họ đều có chung thắc mắc: Tại sao thị trường Việt Nam tiềm năng đến vậy mà không có Unicorn trong 10 năm gần đây?

Cựu “nữ tướng” Adayroi Lê Hoàng Uyên Vy: Indonesia, Malaysia, Singapore đã có nhiều startup tỷ đô, vì sao Việt Nam nhiều người tài nhưng 10 năm nay không có nổi một Unicorn? - Ảnh 2.

Ngay cả Philippines - quốc gia có dân số hơn Việt Nam vài triệu người, GDP/người nhỉnh hơn chúng ta một chút cũng đã có Unicorn đầu tiên hồi cuối năm 2017. Nguồn: World Bank, số liệu năm 2017.

Cựu “nữ tướng” Adayroi Lê Hoàng Uyên Vy: Indonesia, Malaysia, Singapore đã có nhiều startup tỷ đô, vì sao Việt Nam nhiều người tài nhưng 10 năm nay không có nổi một Unicorn? - Ảnh 3.

"Tôi nhận ra trong hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay đang thiếu các quỹ đầu tư mạo hiểm ở vòng sơ khởi", Vy nhìn nhận.

Hiện tại, Việt Nam đang có hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp còn ở quy mô nhỏ trước vòng gọi vốn Series A. Tuy nhiên, số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm ở các vòng sơ khởi đang hoạt động tại Việt Nam lại ít hơn 10. Những startup tại những thị trường như Singapore, Malaysia, Indonesia đang có lợi thế vượt trội so với Việt Nam trong việc tiếp cận nguồn vốn ở các vòng sơ khởi, từ đó có thể nhanh chóng tăng trưởng để chiếm lĩnh thị trường.

"Tôi nghĩ những nhà sáng lập tại Việt Nam có năng lực tốt và tư duy nhạy bén. Nếu có những quỹ đầu tư quyết liệt, cùng đồng hành hỗ trợ sát sao thì sớm muộn gì Việt Nam cũng sẽ chào đón thêm được nhiều startup đạt đến tầm định giá Unicorn", Uyên Vy kỳ vọng.

Cựu “nữ tướng” Adayroi Lê Hoàng Uyên Vy: Indonesia, Malaysia, Singapore đã có nhiều startup tỷ đô, vì sao Việt Nam nhiều người tài nhưng 10 năm nay không có nổi một Unicorn? - Ảnh 4.

* Quỹ của ESP Capital có bao nhiêu vốn? Và thường đầu tư vào Startup ở giai đoạn nào?

Lê Hoàng Uyên Vy - Giám đốc điều hành ESP Capital: Quỹ chúng tôi hiện có quy mô 20 triệu USD, thường đầu tư ở vòng Seed (hạt giống) và sẽ có thể đầu tư tiếp (follow up) ở một số vòng tiếp theo.

Theo nguyên tắc đầu tư, vòng Seed thường có tỷ lệ thất bại cao nhất vì các startup ở thời điểm này thường rất mới, gần như chỉ có "hai bàn tay trắng". Khi đến những vòng sau đó như Series A, Series B thì ít nhất đã phải chứng minh được thị trường, khách hàng, và doanh thu đáng kể…

Cựu “nữ tướng” Adayroi Lê Hoàng Uyên Vy: Indonesia, Malaysia, Singapore đã có nhiều startup tỷ đô, vì sao Việt Nam nhiều người tài nhưng 10 năm nay không có nổi một Unicorn? - Ảnh 5.

Tuy đầu tư vòng Seed có tỉ lệ rủi ro thất bại cao hơn, nhưng tôi nghĩ rằng Việt Nam cần nhiều quỹ đầu tư vòng Seed hơn, từ đó mới có thể giúp startup "đủ lớn" để gọi các vòng vốn tiếp theo.

Một điều khá đặc biệt của ESP Capital là chúng tôi KHÔNG CẦN EXIT (thoái vốn - PV). Theo thông lệ trong ngành, các quỹ đầu tư vòng Seed thường sẽ thoái vốn ở vòng Series B. Nhưng tôi nghĩ đi nghĩ lại thì nếu thoái vốn sớm quá thì khó thể đồng hành với nhà sáng lập để có thể giúp startup trở thành Unicorn.

Ngoài ra, tôi thường khuyên các sáng lập viên là hãy xây sản phẩm để phục vụ khách hàng, chứ không phải theo ý thích của nhà đầu tư. Nếu xây dựng một Startup với mục tiêu để bán cho nhà đầu tư thì nhiều lúc các sáng lập viên sẽ xây phù hợp với "gu" của các quỹ đầu tư ở vòng tiếp theo. Nhưng nếu nhắm đích xây nên Unicorn thì họ chỉ nên hướng đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

* Vy nói muốn xây Unicorn của Việt Nam, vậy có ràng buộc nào về việc hạn chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài ở trong những giai đoạn nhất định ban đầu?

Câu chuyện đầu tư là cân đối giữa bức tranh tài chính của quỹ và lợi ích của startup. Thường các quỹ đầu tư mạo hiểm phải có lượng cổ phẩn đủ lớn để đạt hiệu quả tài chính, nhưng cũng chỉ muốn chiếm một lượng cổ phần thiểu số để không làm mất động lực của nhà sáng lập.

Lấy ví dụ, ESP Capital khi đầu tư thường chỉ nắm giữ từ 10% đến 20%. Nếu số tiền đầu tư cần nhiều mà mức định giá của Startup còn thấp thì chúng tôi cũng ít khi nào nắm giữ quá 30% cổ phần, trừ một số trường hợp đặc biệt đầu tư theo mô hình venture builder (cùng xây dựng startup).

Cựu “nữ tướng” Adayroi Lê Hoàng Uyên Vy: Indonesia, Malaysia, Singapore đã có nhiều startup tỷ đô, vì sao Việt Nam nhiều người tài nhưng 10 năm nay không có nổi một Unicorn? - Ảnh 6.

Sau các vòng gọi vốn, nhà sáng lập thường vẫn nên nắm giữ lượng cổ phần tương đối đáng kể để đủ quyền chủ động điều hành công ty, từ đó startup mới có thể phát triển bền vững. Còn khi nhà đầu tư yêu cầu nắm giữ quá nhiều cổ phần, như ở mức 51% trở lên, Startup sẽ rất khó có thể gọi vốn tiếp tục ở những vòng lớn hơn.

Có một số trường hợp nhà đầu tư chiến lược nước ngoài sẽ mong muốn tham gia ở một mức cổ phần nhiều hơn thông lệ (ví dụ 35%-49%) hoặc mua lại công ty (80%-100%). Tuy nhiên, các sáng lập viên cũng nên cân nhắc thời điểm phù hợp để gọi vốn để tránh tỉ lệ sở hữu của mình bị pha loãng (dilute) nhiều.

Nếu muốn xây dựng Unicorn thì nhiều lúc phải chấp nhận rủi ro, từ chối những lời đề nghị mua lại công ty ở những mức giá hấp dẫn, nhiều khi lên đến hàng trăm triệu để theo đuổi tầm nhìn một cách xuyên suốt.

Cựu “nữ tướng” Adayroi Lê Hoàng Uyên Vy: Indonesia, Malaysia, Singapore đã có nhiều startup tỷ đô, vì sao Việt Nam nhiều người tài nhưng 10 năm nay không có nổi một Unicorn? - Ảnh 7.

* Vậy câu chuyện phát triển ra thị trường toàn cầu (Go Global) thì sao?

Để trở thành Unicorn thì startup buộc phải sở hữu doanh số "trăm triệu" đô hoặc nhiều "chục triệu" khách hàng, tùy vào lĩnh vực kinh doanh của mình. Chính vì vậy, đối với những ngành hàng có dung lượng thị trường nội địa chưa quá lớn, startup phải nhanh chóng mở rộng ra khỏi lãnh thổ thị trường Việt Nam và tạo được dấu ấn toàn cầu để có thể đạt quy mô tỷ đô.

Có một số lĩnh vực tại Việt Nam có dung lượng thị trường rất lớn (như lĩnh vực y tế, bán lẻ) thì startup vẫn có thể đạt quy mô Unicorn nếu trở thành công ty dẫn đầu ở thị trường nội địa. Tuy nhiên, trong trường hợp các công ty tầm Unicorn trên thế giới thâm nhập thị trường nội địa, họ sẽ có lợi thế cạnh tranh về quy mô và nguồn tài chính dồi dào. Khi đó, nếu startup Việt không đủ sức bật, các startup toàn cầu có thể tạo ra rào cản hoạt động lớn để thu mua lại startup Việt ở mức giá thấp.

Cựu “nữ tướng” Adayroi Lê Hoàng Uyên Vy: Indonesia, Malaysia, Singapore đã có nhiều startup tỷ đô, vì sao Việt Nam nhiều người tài nhưng 10 năm nay không có nổi một Unicorn? - Ảnh 8.

* Theo Vy, mảng nào của Việt Nam sẽ có Unicorn đầu tiên?

Một vài mảng đang tăng trưởng mạnh, thị trường còn trống, và nếu thành công sẽ có thể nhanh chóng dẫn đầu thị trường, xây dựng lên rào cản rất lớn là MedTech (Công nghệ Y tế), FinTech (Công nghệ Tài chính), EduTech (Công nghệ Giáo dục).

* ESP Capital hiện đầu tư vào những Startup nào?

Việt Nam đang có lợi thế về mặt dân số với hơn 96 triệu người, trong đó, thế hệ Millennials đang là hạt nhân của nền kinh tế và là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, những nền tảng công nghệ tốt có thể dễ dàng thu hút được "nhiều triệu" khách hàng Millennials sử dụng, do đối tượng khách hàng trẻ tuổi này có mức thu nhập tăng lên và khả năng sử dụng thiết bị điện tử tốt.

Từ những nhận định trên, ESP Capital quyết định tập trung đầu tư vào những startups đang xây dựng các sản phẩm và dịch vụ tạo thành một hệ sinh thái phục vụ cho khách hàng Millennials.

Danh mục trong hệ sinh thái này của chúng tôi có thể kể đến Canavi.com (viết tắt của Career Navigation) – mạng xã hội định hướng nghề nghiệp; Homedy.com, nền tảng cung cấp thông tin về lĩnh vực bất động sản; Wefit.vn – nền tảng kết nối phòng tập Gym, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe; Cooky.vn – nền tảng chia sẻ công thức nấu ăn; JamJa.vn – nền tảng deal giảm giá theo giờ; Luxstay.net – nền tảng cho thuê căn hộ và Homestay theo mô hình kinh tế chia sẻ…

Cựu “nữ tướng” Adayroi Lê Hoàng Uyên Vy: Indonesia, Malaysia, Singapore đã có nhiều startup tỷ đô, vì sao Việt Nam nhiều người tài nhưng 10 năm nay không có nổi một Unicorn? - Ảnh 9.

"Hệ sinh thái" Startup được rót vốn từ ESP Capital.

Ngoài ra, ESP Capital cũng đã đầu tư vào 2 công ty khởi nghiệp có quy mô tầm "khu vực" là Uiza.io - nền tảng dịch vụ đám mây cho video và livestream và Ecomobi.com - nền tảng hỗ trợ bán hàng trực tuyến. Cả hai startups này đều đã phục vụ được nhiều khách hàng ở Đông Nam Á và đang mở rộng sự hiện diện trên toàn thế giới.

Tính đến thời điểm này, ESP Capital đã đầu tư được 12 công ty. Năm nay, chúng tôi sẽ tập trung tìm kiếm các công ty khởi nghiệp trong mảng EduTech, Fintech, Entertainment (Giải trí), và TravelTech (Công nghệ du lịch).

* Vy nói ở vòng Seed, Startup chỉ có "hai bàn tay trắng", vậy căn cứ vào tiêu chí nào để ESP lựa chọn Startup để đầu tư?

Đầu tư Startup vòng Seed chủ yếu phải nhìn vào yếu tố "con người". Đối với tôi, các yếu tố khác như Thị trường, Sản phẩm, Công nghệ cũng quan trọng, nhưng không phải yếu tố quyết định. Tôi luôn tin rằng "con người" đi trước, rồi doanh nghiệp sẽ đi theo sau.

Bởi vậy, chúng tôi luôn cố gắng tìm kiếm như nhà sáng lập có cùng tầm nhìn, có tinh thần kiên trì bền bỉ, có đam mê để cùng đồng hành xây dựng những doanh nghiệp tầm cỡ.

* Cảm ơn Vy!

Bảo Bảo                                            
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ

Bảo Bảo

Cùng chuyên mục
XEM