Cựu Co-Founder và CEO Lazada Việt Nam: Khi bắt đầu gọi vốn, startup hãy chuẩn bị danh sách khoảng 100 nhà đầu tư, đừng chỉ tập trung vào một nơi

07/10/2020 07:46 AM | Kinh doanh

Chuyên tâm vào một việc luôn tốt, trừ chuyện gọi vốn. Nếu bạn đặt tất cả hy vọng vào 1 quỹ, rồi bỗng 1 sáng thức dậy, bạn nhận được mail từ chối trong khi startup chỉ còn 14 đến 15 ngày để sống, thì sẽ như thế?! Thế nên, trước khi gọi vốn, founder hãy chuẩn bị danh sách khoảng 100 VC và gọi cùng lúc khoảng 3 nơi.

"Gọi vốn luôn là một câu chuyện khó khăn, chỉ là trong Covid-19 càng khó hơn mà thôi. Theo tôi, bởi nhiều nguyên do khác nhau, bạn không thể đẩy nhanh quá trình gọi vốn hơn 6 tháng. Thế nên, khi chuẩn bị gọi vốn, bạn phải chuẩn bị cho mình một kế hoạch ít nhất 6 tháng, kể từ lúc bắt đầu nói chuyện với các quỹ đầu tư cho đến khi tiền vào trong túi.

Hồi ở Lazada, tôi đã tham gia khá nhiều vòng gọi vốn, từ 50 triệu USD đến 100 triệu USD. Kinh nghiệm của tôi là, dù bạn gọi với số vốn bao nhiêu, cũng cần chuẩn bị một danh sách khoảng 100 quỹ đầu tư", ông Christopher Beselin – cựu Co-Founder và CEO của Lazada Việt Nam cho biết.

Sau khi rời Lazada Việt Nam, doanh nhân này đã thành lập nên fram^. Fram^ hiện là công ty chuyên về phát triển công nghệ - phần mềm và quỹ đầu tư mạo hiểm. Đây là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam được niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq First North nổi tiếng.

Vậy lý do vì sao chúng ta cần một danh sách dài như thế? Nếu chúng ta không có danh sách dài, mà chỉ tập trung gọi vốn 1 nơi, nếu không thành công, tức là chúng ta đã lãng phí từ 2 đến 3 tháng, trong khi có thể chúng ta chỉ có từng đó thời gian để tồn tại. Điều này giống như khi đi bán hàng, bạn hỏi 5 người và cả 5 đều nói không mua sản phẩm bạn đang bán. Với các quỹ đầu tư, hàng ngày họ cũng nhận được hàng trăm lời đề nghị từ các startup khắp nơi trên thế giới.

Khi gọi vốn, chúng ta hãy dẹp bỏ sự xấu hổ và cũng đừng ngại ngùng! Các startup hãy tìm cách tiếp cận với tất cả những nguồn lực mà bạn nghĩ có thể giúp ích cho chuyện gọi vốn. Nếu có lời giới thiệu trực tiếp từ một nhân vật uy tín đến quỹ sẽ tốt hơn rất nhiều nếu so với việc bạn tự mình tìm đến các quỹ. Bên cạnh đó, bạn hãy kiên nhẫn và bền bỉ, nếu chưa thấy quỹ hoặc bên gọi vốn trả lời, bạn có thể gửi 3 email 1 ngày để nhắc nhở họ.

Quan trọng hơn, bạn hãy tỉnh táo với các quỹ đầu tư khi nói chuyện. Trong những lần tiếp xúc đầu tiên, bạn hãy đo lường xem hứng thú của quỹ đầu tư với startup của mình như thế nào, để có phương án back-up phù hợp. Đừng đặt hết hy vọng vào một quỹ để rồi một sáng thức dậy và nhận được câu từ chối phũ phàng từ quỹ. Christopher Beselin nhấn mạnh rằng, chúng ta không nên tốn nhiều thời gian cho 1 nhà đầu tư, vì điều đó đồng nghĩa với rủi ro rất cao.

Một mẹo nữa: nếu bạn muốn gọi vốn 30 triệu USD, hãy gọi gấp 3 lần số đó, từ 3 quỹ khác nhau mà bạn cảm thấy họ sẵn sàng đầu tư cho mình, mỗi quỹ 30 triệu USD. Bởi, ở trường xấu nhất, bạn có thể vẫn gọi được 30 triệu USD như mục tiêu ban đầu.

"Ngoài ra, theo quan điểm của tôi, khi muốn gọi vốn, các startup không nhất thiết phải tìm đến các quỹ đầu tư, nhất là khi cần vốn nhỏ ở những giai đoạn đầu tiên. Startup nên nghĩ đến việc gọi vốn từ các ‘thiên thần’, đó có thể là người thân, đồng nghiệp hoặc gia đình của chúng ta, hay những người giàu – chủ các doanh nghiệp gia đình", Chủ tịch fram^ đề nghị.

Ở khía cạnh khác, quả thật, Covid – 19 đang thay đổi cách thức chúng ta làm việc. Trước Covid-19, các nhà đầu tư sẵn sàng đổ rất nhiều tiền để các startup tập trung mở rộng thị trường hoặc tăng trưởng nóng; nhưng bây giờ họ đã thay đổi chiến lược đầu tư, chỉ hợp tác với startup nào mà họ cảm thấy rõ đường ra, tức sẽ nhanh chóng đến điểm hoà vốn và có lợi nhuận.

Hiện tại, cũng như nhiều quỹ đầu tư khác, fram^ đang tập trung nguồn lực vào các startup trong hệ sinh thái của mình. Năm 2018 đến giờ, fram^ vẫn đang giúp các startup trong hệ sinh thái của mình có thể tồn tại và nhanh đến điểm hòa vốn. Nguyên tắc của quỹ đầu tư này: chỉ khi người cũ đã đạt đến điểm hòa vốn thì mới tìm người mới. Thế nên, có thể nói Covid-19 không tác động nhiều đến chiến lược đầu tư của fram^.

Cựu Co-Founder và CEO của Lazada Việt Nam: Khi bắt đầu gọi vốn, startup hãy chuẩn bị danh sách khoảng 100 nhà đầu tư, đừng chỉ tập trung vào một nơi - Ảnh 1.

Ban lãnh đạo của fram^.

Covid-19 có thể khiến rất nhiều startup gặp muôn vàng khó khăn, nhưng ông Christopher Beselin nghĩ rằng, đã làm startup thì phải kiên gan đến cùng.

"Theo tôi, các startup nên tập trung vào điểm mạnh của bản thân. Dù có là Covid-19, thì khả năng tăng trưởng của các startup vẫn rất lớn, đừng quá quan tâm đến sự đi xuống của nền kinh tế hoặc chuyện GDP tăng trưởng chậm hơn trước.

Thêm nữa, đã là startup, thì chúng ta nên cố gắng đến hơi thở cuối cùng, đừng từ bỏ ước mơ trước khi doanh nghiệp của mình thực sự sụp đổ. Nhiều người thất bại vì từ bỏ quá sớm. Nếu doanh nghiệp của mình vẫn còn 1% hy vọng, bạn cũng phải chiến đấu đến thời khắc cuối cùng, đừng buông tay quá sớm. Ví dụ: nếu công ty bạn còn 14 đến 15 ngày thì cạn tiền và phá sản cũng đừng từ bỏ, hãy cố gắng xoay xở hết sức trong từng đó thời gian, biết đâu bạn có thể tìm được ai đó chấp thuận đầu tư để cứu sống nó", cựu CEO Lazada Việt Nam nhận định.

Ví dụ, trong quá khứ, Lazada Việt Nam đã gặp 2 lần rất khó khăn tưởng như không thể vượt qua được, nhưng nhờ không từ mà ông mới có được như ngày hôm nay.

"Năm 2012 – 2013, Lazada Việt Nam đã lâm vào một khủng hoảng khiến tôi vô cùng rối trí. Thường thì các nhà đầu tư chính sẽ gửi tiền hàng tháng, nhưng tự dưng đến ngày 15 tháng nọ, người ta không gửi nữa.

Lúc đó Lazada Việt Nam có khoảng 200 nhân sự và vì không có tiền, nên chúng tôi không thanh toán được lương. Đây quả thật là một trải nghiệm mới mẻ với bản thân tôi. Tôi đã không ngủ được và rất lo lắng, bởi rõ ràng tôi đã không điều hành tốt doanh nghiệp, khi kỳ vọng từ nhân viên của mình rất nhiều xong không trả lương cho họ ngang mức mà tôi kỳ vọng", ông Christopher Beselin kể.

Bước đầu tiên để giải quyết vấn đề: ông đã trao đổi thẳng thắng với nhân viên. Đây là bước quan trọng để giải quyết sự cố trễ lương, ông và Ban giám đốc đã hứa với nhân viên Lazada Việt Nam khi đó là sẽ trả lương cho họ trong 10 đến 15 ngày tới.

Chúng ta phải nói rõ vì sao có sự việc này. Việc lãnh đạo chủ động đề cập đến sẽ khác bị động lúc để nhân viên tự đồn đoán và đừng để cận ngày trả lương mới báo. Hãy cho tất cả nhân sự thấy sự thật một cách chân thành, chia sẻ đúng câu chuyện của nhà đầu tư ‘điên rồ’ đến từ Đức. Khi giải quyết vụ việc, trung thực rất quan trọng, vì bạn nói dối hay nói thật mọi người sẽ biết.

Quỳnh NhưNhư

Cùng chuyên mục
XEM