Cuộc chiến vì New York: Công dân ở ổ dịch Covid-19 lớn nhất nước Mỹ đang cố gắng tồn tại và làm những điều phi thường nhỏ bé để cứu lấy thành phố

14/04/2020 15:15 PM | Xã hội

Dù tình hình dịch bệnh Covid-19 ở New York đang còn rất phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại thì những người dân ở đây vẫn đang ngày ngày làm công việc của mình để cứu lấy nơi họ đang sống.

Tiếng báo thức điểm 5:15 sáng là khi đường phố Brooklyn vẫn đang còn tối om. Và đó cũng là lúc Carla Brown thức dậy, quá sớm cho một buổi sáng thứ 2. Tuy nhiên trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang vây lấy New York thì điều này cũng chẳng có gì khác lạ cho lắm.

Brown đang vận hành một chương trình mang thức ăn đến cho người già, trong vòng 2 tuần qua, cô đã phải làm việc 12 đến 14 tiếng/ngày. Hôm nay cô phải tìm kiếm xe vận chuyển cho hơn 100 đơn giao hàng. Số bữa ăn mà cô cùng team của mình phải giao đã tăng vọt kể từ khi đại dịch Covid-19 ập đến. Hiện họ phải giao tất cả hơn 900 bữa ăn/ngày. Dĩ nhiên là sẽ có vất vả nhưng Brown cho biết, những thành viên trong dự án của cô đều cảm thấy vinh dự khi được làm điều này.

Cuộc chiến vì New York: Công dân ở ổ dịch Covid-19 lớn nhất nước Mỹ đang cố gắng tồn tại và làm những điều phi thường nhỏ bé để cứu lấy thành phố - Ảnh 1.

Carla Brown

Trước khi đại dịch quét qua, thành phố lớn và ồn ào nhất nước Mỹ - New York luôn tự hào về sự sầm uất của mình. Nhưng khi mọi thứ bị ngưng lại do Covid-19, đường phố ở đây chỉ còn sự im ắng, bất kể ngày hay đêm, thỉnh thoảng sự im lặng đó bị phá vỡ bởi tiếng xe cứu thương.

Trên phố vẫn còn những tài xế taxi hoạt động khi giao thông công cộng ngừng lại. Nicolae Hent cũng là người lái taxi, hằng ngày anh đi loanh quanh phố để tìm kiếm khách hàng và đoán xem, ai là những vị khách thường trực lúc này của Hent? Chính là các y tá, bác sĩ những người đang phải đi làm để chống dịch.

"Chẳng có lý do gì để ra ngoài cả vì đường phố không có lấy một bóng người. Tuy vậy, tôi nghĩ mình vẫn phải đi làm, vì tôi cảm thấy mình có nghĩa vụ phải chở các y bác sĩ đến bệnh viện và đưa họ về nhà." - Hent chia sẻ.

Cuộc chiến vì New York: Công dân ở ổ dịch Covid-19 lớn nhất nước Mỹ đang cố gắng tồn tại và làm những điều phi thường nhỏ bé để cứu lấy thành phố - Ảnh 2.

Tài xế taxi Nicolae Hent

Với 8,5 triệu dân ở New York, thứ 2 cũng chẳng khác ngày nghỉ là bao vì mọi thứ đã dừng lại, chỉ có mặt trời và cả số ca nhiễm mới, số ca tử vong là chưa chịu dừng lại.

2 giờ sáng, ca làm việc 17 tiếng của Jesus Pujols vừa kết thúc, anh gục ngay trên bánh của chiến xe tải mà anh đang dùng để vận chuyển thi thể từ khắp nơi về nhà xác. "Chúng tôi giống như đang sống ở trong chiếc xe này." - Pujols chia sẻ.

Cuộc chiến vì New York: Công dân ở ổ dịch Covid-19 lớn nhất nước Mỹ đang cố gắng tồn tại và làm những điều phi thường nhỏ bé để cứu lấy thành phố - Ảnh 3.

Nhân viên nhà xác Jesus Pujols

Ở tuổi 23, việc này thật quá sức chịu đựng đối với anh, dù đã làm việc rất mệt nhưng Pujols vẫn không tài nào chợp mắt nổi. "Tôi cũng muốn được đi cách ly, thật quá đáng sợ. Có lẽ tôi sẽ từ bỏ công việc này, kiếm một việc gì đó bình thường hơn." 4 giờ 30 sáng, Pujols mới có thể lên giường, chỉ vài tiếng nữa thôi, anh sẽ lại thức dậy để hoàn thành lời hứa của mình: Đưa thi thể của người thân một người bạn đi.

Lúc Pujols ngủ, thành phố vẫn đang quay cuồng.

Cuộc chiến vì New York: Công dân ở ổ dịch Covid-19 lớn nhất nước Mỹ đang cố gắng tồn tại và làm những điều phi thường nhỏ bé để cứu lấy thành phố - Ảnh 4.

Bác sĩ Joseph Habboushe

6 giờ 15 sáng là lúc bác sĩ Joseph Habboushe thức dậy. Ở thời điểm hiện tại, bác sĩ cấp cứu này cảm thấy mọi thứ đang mờ nhạt dần. Cơn ác mộng mang tên Covid-19 này thực sự là thật, nó là cuộc chiến vẫn chưa có điểm dừng.

"Thật đáng sợ khi bạn biết mình đang vào chốn nguy hiểm và có thể ngã bệnh bất cứ lúc nào. Chúng tôi không biết điều gì đang xảy ra và ai là kẻ thù của mình. Tuy vậy, chúng tôi đều sẽ sát cánh cùng các bệnh nhân trong cuộc chiến này." - bác sĩ Habboushe chia sẻ, anh nói rằng các y bác sĩ đều đang cùng nhau chiến đấu chống lại Covid-19.

Cuộc chiến vì New York: Công dân ở ổ dịch Covid-19 lớn nhất nước Mỹ đang cố gắng tồn tại và làm những điều phi thường nhỏ bé để cứu lấy thành phố - Ảnh 5.

Nhân viên y tế Travis Kessel

Trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, nhân viên y tế Travis Kessel thường kết thúc ngày làm việc của mình bằng việc so kè với vợ, một y tá cấp cứu xem ai đã cứu được nhiều bệnh nhân hơn. Khi đó, họ có thể cùng đi xem một trận bóng hoặc ăn tối ở một trong 27.000 nhà hàng của New York. Tuy nhiên, mọi thứ giờ đã khác, thành phố chỉ còn lại cái vỏ bên ngoài của nó.

"Tôi đã có những khoảnh khắc tuyệt vời, không có điện báo khẩn, chỉ có những phút giây yên tĩnh lái xe về nhà và nghe nhạc phát trên radio.", khi Kessel đang nói, tiếng chuông cứu hộ lại vang lên khắp khu phố khiến nước mắt chảy dài trên gương mặt của anh.

"Thực sự không có hồi kết, hiện tại câu hỏi thường trực trong đầu chúng tôi là: Ngày mai sẽ còn tệ như thế nào nữa?"

Theo Nhật Thành

Cùng chuyên mục
XEM