Cuộc chiến thương hiệu nội - ngoại tại Trung Quốc đang diễn ra như thế nào?

04/07/2021 17:32 PM | Xã hội

Theo báo cáo kết quả kinh doanh trong mùa lễ hội mua sắm của JD.com trong tháng này, người dùng Trung Quốc đang ngày càng dành nhiều tình cảm cho các thương hiệu nội địa.

Doanh thu bán hàng của các thương hiệu Trung Quốc tăng trưởng nhiều hơn các thương hiệu ngoại đến 4%. Số lượng khách hàng chọn mua hàng Trung Quốc nội địa cũng nhiều hơn hàng ngoại lên đến 16%.

Bên cạnh đó, công ty kiểm toán Earnst & Young cũng ghi nhận, nếu như 10 năm trước, hầu hết các thiết bị gia dụng bày bán trong cửa hàng là thương hiệu nước ngoài như Samsung, hay Panasonic, thì giờ đây những cái tên đó đã bị thay thế bởi thương hiệu nội địa, như Midea, TCL, hay Changhong. Những nhãn hàng này có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng với mọi mức giá… Sự bứt phá của các thương hiệu Trung Quốc đánh dấu bước chuyển mình ở một quốc gia vốn rất ưa chuộng những nhãn hàng nước ngoài.

Thương hiệu nội ngày càng chiếm được tình cảm của người dùng Trung Quốc

Sở dĩ các thương hiệu nội ngày càng chiếm được tình cảm của người tiêu dùng Trung Quốc xu hướng "Guochao" hay còn hiểu là xu hướng "người Trung dùng hàng Trung" xuất hiện ngày một nhiều, đặc biệt với giới trẻ Trung Quốc. Tư tưởng "sính ngoại" dần trở nên lỗi thời, thay vào đó, thế hệ trẻ ngày càng thể hiện sự quan quan tâm hơn đối với văn hóa, truyền thống, và thương hiệu nội địa Trung Quốc.

Chất xúc tác thứ 2 là do hàng loạt các thương hiệu nước ngoài gặp khó khăn trong thời gian gần đây tại thị trường chủ chốt - Trung Quốc.

Chẳng hạn như hãng xe điện Tesla liên tiếp gặp bão "tẩy chay" sau nhiều bê bối liên quan đến lỗi kỹ thuật. Mới đây Tesla đã phải thông báo thu hồi đến 300 nghìn xe tại Trung Quốc vì lỗi kiểm soát lộ trình.

Bên cạnh đó, hàng loạt thương hiệu phương tây làm ăn tại thị trường tỷ dân, bao gồm cả những tên tuổi toàn cầu như H&M, Nike và Adidas đã bị người tiêu dùng Trung Quốc quay lưng do có liên quan đến những tranh cãi về vấn đề Tân Cương.

Trong khi những thương hiệu đồ thể thao này bị tẩy chay, cổ phiếu của các nhà sản xuất trong nước như Xtep, Li Ning và Anta đã tăng ấn tượng, lần lượt 196%, 60% và 38% kể từ tháng Tư.

Xu hướng thích thương hiệu hàng nội địa ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc có một lớp người từ trung niên, họ trung thành với những thương hiệu của địa phương họ như Bắc Kinh xưa, Thượng Hải xưa. Những đối tượng này khó thay đổi được họ bởi những thương hiệu đó gắn với cuộc đời họ, phù hợp với thu nhập, sở thích.

Còn giới trẻ ngày nay, họ ngày càng thích hàng nội địa vì chất lượng tốt, bắt kịp thời trang. Đơn cử hãng giày Lining ngày càng được ưa chuộng vì mẫu mã phong phú, thời trang, giá cả từ ngang ngửa đến đắt đỏ hơn thương hiệu Adidas. Gần đây, để nâng cao đẳng cấp, doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu mang tầm toàn cầu, đẩy mạnh quảng  bá tại Âu - Mỹ rồi sau đó tung tiền ra quảng bá tràn ngập trên mạng xã hội nội địa, truyền thông và những diễn viên nổi tiếng Trung Quốc, xây dựng hàng loạt kênh bán hàng. Từ đó mà giới trẻ thay đổi dần nhận thức - đẳng cấp không chỉ có hàng Âu Mỹ.

Theo các chuyên gia thị trường, một thương hiệu quốc tế từ lúc thiết kế đến khi sản phẩm lên kệ phải mất 3 tuần, trong khi thương hiệu nội địa Trung Quốc mất 3 ngày.

Ông Lu Minfang, Giám đốc điều hành hãng sữa Mengniu, cho biết: "Các thương hiệu ngoại có thể rất sáng tạo cách đây ba thập kỷ trước, khi họ lần đầu tiên bước chân vào thị trường Trung Quốc, thế nhưng giờ đây họ lại đang phát triển chậm hơn các thương hiệu nội địa".

Có thể thấy, việc xây dựng các thương hiệu nội địa mạnh là mong muốn của chính quyền Trung Quốc nhằm giúp đất nước tự chủ hơn. Nhà quản lý cũng muốn kích cầu người dân mua sắm nhiều hơn bởi thực tế, tiêu dùng hộ gia đình chỉ chiếm khoảng 40% sản lượng kinh tế của Trung Quốc, ít hơn nhiều so với ở Mỹ và châu Âu.

Trung Quốc nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp thông qua "Ngày thương hiệu"

Trong một loạt các sáng kiến được đưa ra nhằm thúc đẩy sự phát triển và tăng khả năng cạnh tranh của các thương hiệu nội địa, ý tưởng "Ngày thương hiệu Trung Quốc" được giới quan sát hoan nghênh hơn cả. Được triển khai từ năm 2017, cho đến nay, sự kiện này đã thu hút sự tham gia của một lượng lớn các doanh nghiệp và địa phương trong cả nước.

Hôm 10/5, sự kiện Ngày thương hiệu Trung Quốc 2021 đã được tổ chức tại Thượng Hải và kéo dài trong 3 ngày, với cả 2 hình thức trực tuyến và trực tiếp. Mục tiêu mà sự kiện năm nay hướng tới là điều chỉnh mô hình phát triển kinh doanh sao cho phù hợp với chiến lược tuần hoàn kép.

Diễn đàn quốc tế về phát triển thương hiệu Trung Quốc và triển lãm của các thương hiệu bản địa đã thu hút sự tham gia của hơn 1.500 công ty. Có tới 37 khu triển lãm khác nhau, nhằm giới thiệu các biện pháp và thành tựu của các địa phương trong việc xây dựng và phát triển các thương hiệu đặc trưng.

Ông Xia Nong, Cục Phát triển Công nghiệp, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc nói: "Cả xã hội đang ngày càng ý thức hơn về thương hiệu và không khí phát triển thương hiệu cũng ngày càng trở nên sôi động hơn. Sự kiện Ngày Thương hiệu đã trở thành một nền tảng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của Trung Quốc".

Bên cạnh đó, tập đoàn truyền thông Trung Quốc CMG cũng tiến hành dự án thúc đẩy các thương hiệu quốc gia tham gia vào các hoạt động giao lưu kinh tế toàn cầu, bằng hệ thống đa phương tiện của mình. Thông qua các biện pháp này, giới chức Trung Quốc kỳ vọng, sẽ thúc đẩy chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ trong nước, từ đó biến các thương hiệu Trung Quốc trở thành lựa chọn đáng tin cậy ở cả trong và ngoài nước

Rõ ràng là nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp và chiến lược hỗ trợ tầm quốc gia đã là đòn bẩy cho các thương hiệu Trung Quốc.

Theo ngân hàng đầu tư Cygnus Equity, chỉ riêng 5 tháng đầu năm nay, các công ty tiêu dùng Trung Quốc đã huy động được 69,7 tỉ nhân dân tệ (tương đương 11 tỉ USD), cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các công ty chuyên về sản phẩm làm đẹp, thực phẩm, đồ

Nếu nói Trung Quốc là thị trường dễ dàng nhất để xây dựng từ con số 0 đến mục tiêu doanh số 100 triệu nhân dân tệ cũng là điều không quá và minh chứng tiêu biểu nhất là thành công của chuỗi trà sữa trân châu Nayuki, khi huy động vốn lên tới 656 triệu USD trong lần lên sàn đầu tiên tại Hongkong, TQ, đưa giá trị vốn hóa công ty lên 4,4 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với mức định giá vào cuối năm ngoái của công ty.

Sức mạnh của thương hiệu nội địa Trung Quốc được thể hiện rõ qua các con số, từ số lượng người tiêu dùng tăng mạnh mẽ, cho đến sự thay đổi trên bảng xếp hạng công nhận trên trường quốc tế. Trong danh sách 100 thương hiệu toàn cầu giá trị hàng đầu thế giới trong năm 2021 mới được công ty nghiên cứu thị trường Kantar công bố, sự bứt phá mạnh mẽ nhất thuộc về các thương hiệu Trung Quốc, bất chấp tác động từ đại dịch COVID-19. Kantar cho biết nếu cứ tiếp tục giữ đà tăng trưởng này, có thể các thương hiệu Trung Quốc sẽ chiếm đa số trong top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới vào năm 2022.

VTV Digital

Cùng chuyên mục
XEM