Cuộc chạy đua giành những lô vắc xin Covid-19 đầu tiên có thể gây ra nhiều hậu quả kinh tế và y tế

11/07/2020 08:55 AM | Xã hội

Eurasia Group dự báo căng thẳng xung quanh vấn đề tìm ra được vắc xin Covid-19 sẽ nóng lên trong mùa hè, họ dự báo cuộc chiến này sẽ còn kéo dài sang năm 2021 hoặc năm 2022.

Nhiều nước trên toàn thế giới đang bị cuốn vào “cuộc đua” tìm kiếm vắc xin cho Covid-19, điều này sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế và y tế công cộng, các chuyên gia kinh tế cảnh báo.

Trong nghiên cứu gửi khách hàng, các chuyên gia nhấn mạnh: “Các nước giàu và nghèo đều đang cuốn vào cuộc chiến tìm kiếm vắc xin, điều này chắc chắn gây ra nhiều tác động chính trị, kinh tế và ảnh hưởng đến y tế công cộng. Những tổ chức quốc tế hiện tại và các thỏa thuận cũng sẽ khó có thể làm gì để giảm bớt tình trạng cuồng vắc xin này”.

Nhóm nghiên cứu khẳng định rằng chính phủ một số nước có thể đang cố gắng giành được lô vắc xin đầu tiên thông qua các hoạt động đầu tư mạnh tay: “Tại Mỹ, Cơ quan Nghiên cứu Y Sinh học Cao cấp (BARDA) đã mở rộng đầu tư vào nhiều loại vắc xin để có thể giảm thiểu rủi ro cho các công ty dược phẩm, đồng thời ưu tiên cho một số loại vắc xin thành công”.

BARDA có đầu tư tài chính vào vắc xin được phát triển bởi Moderna, đồng thời cũng đầu tư vào nghiên cứu vắc xin bởi công ty Pháp Sanofi và công ty Anh GlaxoSmithKline.

Vào tháng 5/2020, Mỹ đầu tư 1 tỷ USD vào vắc xin phát triển bởi AstraZeneca kết hợp nghiên cứu với đại học Oxford. Liên doanh dược phẩm Anh – Thụy Điển này đặt mục tiêu sản xuất khoảng 2 tỷ liều vắc xin, trước tiên sẽ có 400 triệu liều vắc xin được chuyển sang Mỹ và Anh trước thời điểm tháng 10/2020.

Hoạt động phát triển vắc xin của AstraZeneca cũng đã nhận được các khoản đầu tư nhiều triệu USD từ chính phủ Anh cũng như khoản đầu tư 843 triệu USD từ chính phủ một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Nhóm các nước này sẽ được tiếp cận vắc xin đầu tiên nếu vắc xin được phát triển thành công.

Trong khi đó, Hội đồng Nghiên cứu thuộc chính phủ Canada cũng đã ký kết thỏa thuận với công ty CanSino Biologics để sản xuất vắc xin cho thử nghiệm lâm sàng tại Canada vào mùa hè này, sau đó Canada sẽ được sử dụng vắc xin trước trong trường hợp thử nghiệm cho kết quả tốt.

Giáo sư ngành toàn cầu hóa và phát triển tại đại học Oxford đồng thời từng giữ chức cực phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), ông Ian Goldin, cảnh báo sẽ có nhiều hậu quả nếu các nước giao việc phân phối vắc xin cho một công ty nhà nước: “Cần phải có sự cạnh tranh. Bạn không nên bỏ tất cả trứng vào giỏ bởi nó sẽ chẳng thể nào phát huy tác dụng. Và cũng không nên để xảy ra tình trạng chỉ những nước giàu có thể bảo vệ được người dân còn người dân nước nghèo phải chết”.

Trung Mến

Cùng chuyên mục
XEM