Cùng 8 tiếng, người khác làm 10, mình chỉ làm được 5: Học ngay phương pháp làm việc “đảo ngược” để tối ưu hiệu quả

21/03/2018 09:48 AM | Sống

Yên tâm rằng với chiến lược đảo ngược này thì rất nhanh thôi bạn sẽ trở thành một ngôi sao nơi thương trường hội tụ đầy đủ yếu tố: "Tốc độ, hiệu quả, chuẩn xác".

Trong một môi trường làm việc đầy rẫy sự biến hóa và tính cạnh tranh như ngày nay thì việc đề cao năng lực canh tranh là một sự tôi luyện hết sức quan trọng của mỗi cá nhân. Trong đó "hiệu quả và tốc độ làm việc" là một trong những mấu chốt thiết yếu mà mọi công ty và nhân viên đều mong muốn đạt được.

Không chỉ có mỗi những người làm nghề sales mới chú trọng đến điều này, mà có rất nhiều các người chỉ vì không thể theo kịp tốc độ làm việc của công ty mà bị đào thải. Vậy làm cách nào để nâng cao hiệu quả, sử dụng 8 tiếng làm việc, khiến bản thân đạt tới đỉnh cao của hiệu suất? 

Đó có lẽ là câu hỏi mà bất cứ ai cũng đều mong muốn có câu trả lời.

Lấy ví dụ về việc tạo ra các nội dung thời sự mà chúng ta vẫn xem trên truyền hình, phát hiện các sự kiện hay là một công việc thường ngày của người làm biên tập. Nhưng tin tức thường bao hàm "tính kịp thời", ngoài việc tìm nguồn tin, còn phải biết kết hợp "thiên thời, địa lợi, nhân hòa"…Chỉ cần một giây không để ý là nguồn tin đã vụt biến mất. Đây chính là áp lực mà biên tập viên phải chạy theo tin tức.

Thông thường, bắt đầu từ việc nhận được mệnh lệnh, hiểu được sự chỉ đạo đến khi hoàn thành một bài biên tập, chỉ cho phép khoảng thời gian là 60 phút. Trong đó, 30 phút đầu là chắp nối nội dung, 30 phút sau là viết liền một mạch cho ra sản phẩm. Chú ý, trong 30 phút này bạn phải thật sự tập trung, không uống nước, viết liền tay thì mới ra kết quả. Đó là công việc thường xuyên của người làm tin tức thời sự trên TV.

Cùng 8 tiếng, người khác làm 10, mình chỉ làm được 5: Học ngay phương pháp làm việc “đảo ngược” để tối ưu hiệu quả - Ảnh 1.

Hiệu quả và tốc độ: không thể thiếu một trong hai. Vậy làm sao để có thể làm việc một cách tối ưu nhất?

Đối với người làm tin tức thời sự truyền hình, quan trọng nhất không phải là viết ra nội dung, viết đúng, viết đẹp, viết mượt…mà chính là độc giả có đọc bài viết của bạn hay không? Nếu như có thể viết vừa nhanh, vừa mượt nhưng sếp không chọn thì thật xin lỗi, bạn đã phí công rồi.

Hiểu rõ đầu đuôi, cốt lõi vấn đề là điều cực kỳ cần thiết. Ngoài việc bản thân hiểu rõ thì cần phải viết sao cho người xem cũng hiểu rõ, sẵn sàng lắng nghe. Thói quen nên có là: Đặt dòng nội dung mấu chốt, quan trọng nhất của vấn đề lên dòng trên cùng, cũng chính là đề tài. Sau đó sử dụng những từ ngữ mà mình hiểu rõ nhất viết ra một cách khéo léo, mượt mà đề làm rõ đề tài.

Vậy tại sao trong một thời gian ngắn phải viết ra tất cả những thông tin trong đầu mà bạn nắm rõ? Bởi vì thời gian càng ngắn, thì trọng điểm bạn viết ra càng súc tích, chuẩn xác. Giả dụ, cho bạn thời gian một tuần để hoàn thành, đảm bảo bạn sẽ xào qua xào lại và rời xa trọng tâm, dẫn đến kết quả không tạo ra sản phẩm gì hết.

Vận dụng cách nghĩ đảo ngược: Làm ít hưởng nhiều

Tương tự ví dụ ở trên, bất luận là làm việc gì…cũng đều có một điểm then chốt: đó là suy nghĩ đảo ngược. Đừng chỉ nghĩ đến việc bạn muốn viết điều gì mà hãy nghĩ đến việc khán giả muốn xem cái gì hay khách hàng muốn mua gì hoặc mục tiêu cao nhất của đề tài là gì?

Tốc độ nhanh chậm không phải là sự đúng hay sai của vấn đề mà làm một dạng chọn lựa. Cùng làm 8 tiếng, bạn có thể chọn cách làm từ từ, dùng 7 tiếng đồng hồ để nghĩ về một kịch bản hoàn hảo, sau đó viết ra một tác phẩm 500 chữ, sau đó bài biết bị từ chối, và thế là hết một ngày.

Hoặc là chọn lựa khiến bản thân bị một chút áp lực bằng cách lên dây cót đồng hồ, chỉ được phép dùng 30 phút đi hoàn thành công việc, sau đó kiểm tra, chỉnh sửa lại cho hoàn chỉnh.

Thực ra, chúng ta rất khó để tạo ra một kế hoạch hoàn hảo ở trong đầu. Bởi vì, công việc không phải là một sân khấu mà ở đó bạn diễn một mình, mà công việc là một bức tranh lớn mà trong đó bạn chỉ là một miếng ghép nhỏ mà thôi. Có thể cố gắng thì hãy cố gắng.

Thiết kế cho bản thân một kế hoạch rèn luyện, sau đó áp dụng trong 8 tuần liên tục.

Thực ra tự tạo một chút áp lực trong cuộc sống là một cách rất hay để rèn luyện bản thân. Năm 2018, bạn có thể tự tạo cho mình một nhiệm vụ cực khó, đó là: dậy vào lúc 5h30 sáng đề đọc sách mỗi ngày. 

Điều này cực kỳ đau khổ đối với những ai mê ngủ nướng, đặc biệt là vào mùa đông. Tuy nhiên, nếu ngày nào cũng thực hiện thì lâu dần sẽ trở thành thói quen. Và thói quen này sẽ tự nhiên mà nâng cao hiệu quả cho bản thân bạn chứ không còn là nhiệm vụ bất khả thi nữa.

Lần sau, trước khi lao vào một công việc, hãy lên dây cót đồng hồ, đặt cho bản thân một chút áp lực kiểu như "Nếu không làm xong thì sẽ chết chắc’’. Dù không ai áp đặt thì cũng tự nên ép buộc chính mình. Yên tâm rằng với chiến lược như vậy thì rất nhanh thôi bạn sẽ trở thành một ngôi sao nơi thương trường hội tụ đầy đủ yếu tố: "Tốc độ, hiệu quả, chuẩn xác".

Thu Hằng

Cùng chuyên mục
XEM