"Công xưởng thế giới" khốn khổ vì bão virus corona, các thương hiệu thời trang xa xỉ sẽ phải tồn tại như thế nào?

12/02/2020 09:24 AM | Kinh doanh

"Các nhà máy đều đã đóng cửa, và cũng chưa có dấu hiệu sẽ hoạt động trong thời gian sắp tới. Ngay cả khi họ tiếp tục sản xuất, cũng chẳng có gì đảm bảo về mặt nhân lực để đáp ứng thời gian đặt hàng, cũng như chất lượng khi đến tay người tiêu dùng."

Hơn 1000 người đã chết, tổng số ca nhiễm trên toàn thế giới là hơn 42.000, dịch bệnh viêm phổi NCP do virus corona 2019-nCov gây ra không chỉ khiến cả thế giới lo sợ, mà còn tạo nên một cơn khủng hoảng đối với nền kinh tế và nhiều lĩnh vực khác trên thế giới. Đặc biệt là đối với các ngành sản xuất như thời trang, bởi Trung Quốc vốn được xem là "công xưởng" của thế giới.

Công xưởng thế giới khốn khổ vì bão virus corona, các thương hiệu thời trang xa xỉ sẽ phải tồn tại như thế nào? - Ảnh 1.

Công nghiệp thời trang xa xỉ toàn cầu chững lại vì virus corona Vũ Hán

Trước tình hình này, Jing Daily - phóng viên tờ SCMP tiến hành phỏng vấn với các cổ đông của một số thương hiệu thời trang lớn nhỏ, luật sư và người tiêu dùng, để tìm hiểu xem ngành công nghiệp thời trang xa xỉ hiện đang phải đối phó thế nào với cơn bão dịch bệnh đang lớn dần.

*Diễn biến virus corona ở Trung Quốc đang phức tạp. Bạn có thể theo dõi tại đây.

"Công xưởng thế giới" ngưng trệ

"Rất nhiều hội chợ thương mại đã bị hủy bỏ," - trích lời Vincent Djen, giám đốc nhà máy dệt may Cheng Kung Garments, và là giám đốc chiến lược của REmakeHub - công ty cung cấp giải pháp tái chế rác nhựa. Djen cho biết cả Spinexpo (triển lãm nguồn cung ứng dành riêng cho ngành dệt) và Hội chợ quang học quốc tế Trung Quốc (Thượng Hải) được tổ chức trong tháng 2 đều đã bị hoãn, chưa biết khi nào bắt đầu.

Công xưởng thế giới khốn khổ vì bão virus corona, các thương hiệu thời trang xa xỉ sẽ phải tồn tại như thế nào? - Ảnh 2.

Tuần lễ thời trang Thượng Hải 2020 đã bị dời lịch

2 nhân viên người Trung Quốc - một từ thương hiệu thời trang xa xỉ, một từ công ty mỹ phẩm - cho biết họ đã phải rất vất vả để thay đổi kế hoạch cùng mục tiêu đặt ra trong nửa đầu năm 2020. Rất nhiều công ty khác cũng chia sẻ mối lo ngại tương tự, khi Tuần lễ thời trang Milan và Thượng Hải cũng sắp sửa diễn ra trong thời gian tới.

Việc các hội chợ thương mại và show thời trang bị trì hoãn hiển nhiên sẽ có tác động không nhỏ đến các thương hiệu mới. Tuy nhiên, mối lo lớn hơn lại nằm ở chuỗi cung ứng, khi rất nhiều nhà xưởng vẫn chưa thể tiếp tục hoạt động kể từ sau dịp Tết âm lịch. Tất cả đều lo sợ khi không thể đảm bảo an toàn sức khỏe cho công nhân, và nỗi sợ ấy đang tạo ra hiệu ứng lan tỏa đối với ngành thời trang trên toàn thế giới.

Theo Djen, hầu hết các đơn đặt hàng cho bộ sưu tập mùa thu tại châu Âu sẽ đến Trung Quốc trong tháng 2. Các nhà xưởng sẽ bắt đầu sản xuất vào tháng 3, để kịp giao hàng vào tháng 4. Nhưng đó là bình thường, còn giờ nhiều khả năng sẽ bị dời đến tháng 5 hoặc tháng 6. Cơn khủng hoảng mang tên virus corona có thể sẽ khiến bộ sưu tập thu đông của các nhãn hàng bị đình trệ nếu tình hình tệ hơn, bởi các công ty thời trang châu Âu đang rất lệ thuộc vào nơi được xem là "công xưởng của thế giới".

Công xưởng thế giới khốn khổ vì bão virus corona, các thương hiệu thời trang xa xỉ sẽ phải tồn tại như thế nào? - Ảnh 4.

Spinexpo (triển lãm nguồn cung ứng dành riêng cho ngành dệt) 2020 cũng rơi vào cảnh tương tự

"Nếu các thương hiệu chưa đa dạng hóa nguồn cung sản xuất ra ngoài Trung Hoa, họ sẽ chẳng làm được gì nhiều để giảm thiểu thiệt hại vào lúc này," - Xi Yang, luật sư của công ty luật Harris Bricken chuyên tư vấn các vấn đề pháp lý cho các nhà đầu tư vào Trung Quốc.

"Các nhà máy đều đã đóng cửa, và cũng chưa có dấu hiệu sẽ hoạt động trong thời gian sắp tới. Ngay cả khi họ tiếp tục sản xuất, cũng chẳng có gì đảm bảo về mặt nhân lực để đáp ứng thời gian đặt hàng, cũng như chất lượng khi đến tay người tiêu dùng."

Công xưởng thế giới khốn khổ vì bão virus corona, các thương hiệu thời trang xa xỉ sẽ phải tồn tại như thế nào? - Ảnh 5.

Các nhà máy hiện cũng chưa hoạt động trở lại, khó đáp ứng kịp các đơn hàng từ châu Âu

Thị trường bán lẻ cũng trở nên tiêu điều

Rất nhiều thành phố tại Trung Quốc đang chấp hành lệnh phong tỏa vì dịch bệnh. Các trung tâm thương mại vốn sầm uất trong tháng 1 và dịp Tết âm lịch thì nay vắng lặng, vì khách hàng của họ chọn cách ở nhà, tối giản nguy cơ tiếp xúc với virus. Nhiều trung tâm mua sắm đã giới hạn thời gian mở cửa, thậm chí đóng cửa hoàn toàn.

Công xưởng thế giới khốn khổ vì bão virus corona, các thương hiệu thời trang xa xỉ sẽ phải tồn tại như thế nào? - Ảnh 6.

Trung tâm thương mại vắng vẻ lạ thường

Ở thời điểm hiện tại, việc xác định thiệt hại là cực kỳ khó khăn. Ngày 28/1, tập đoàn Quản lý Dalian Wanda - vốn là chủ đầu tư của rất nhiều trung tâm thương mại xa xỉ tại Trung Quốc đã phải ra quyết định miễn tiền thuê cho các doanh nghiệp từ ngày 24/1 - 25/2. Tổng thiệt hại ước tính rơi vào khoảng 3 - 4 tỉ NDT (hơn 10 ngàn tỉ đồng).

Đẩy mạnh bán hàng online và thương mại điện tử có lẽ là điểm níu kéo duy nhất trong thời buổi dịch bệnh leo thang. Một streamer cho biết họ đã đổi mặt hàng buôn bán, từ mỹ phẩm thành các sản phẩm tẩy rửa. BrighterBeauty - hãng mỹ phẩm tại Thượng Hải - cũng đã thay đổi phương án kinh doanh, tập trung nhiều hơn vào mảng bán hàng online trên WeChat. Công ty cho biết từ ngày 30/1, khách hàng có thể đặt mỹ phẩm thông qua ứng dụng WeChat, và sẽ có nhân viên giao đến tận nhà trong thời gian ngắn nhất.

Trên thực tế, nhiều thương hiệu cũng tỏ ra lạc quan đối với việc phát triển bán lẻ online. "Dịch SARS vào năm 2003 đã thúc đẩy doanh số thương mại điện tử, như Taobao và JD.com. Đây có thể là cứu cánh cho các nhãn hàng vượt qua khủng hoảng, và giúp họ có cơ hội phát triển kênh bán riêng của mình," - trích lời Gu Goujian, một chuyên gia về ngành bán lẻ.

Nhu yếu phẩm và công cụ tẩy rửa y tế có lẽ là những ngành duy nhất có lời trong dịch bệnh

Virus corona nCov cũng khiến mong muốn mua sắm của người tiêu dùng giảm đi. "Không có hứng"; "Giờ mua sắm để khoe với ai?"; "Sức khỏe là trên hết";... các bình luận như vậy xuất hiện nhan nhản. Nỗi sợ virus sẽ bám trên các gói hàng (WHO đã bác bỏ tin này) cũng khiến nhiều người ngần ngại, chỉ chọn mua các nhu yếu phẩm. Và có lẽ, nhân vật "thu lợi" nhất trong thời buổi này là các siêu thị và cửa hàng tiện lợi mà thôi.

Ánh sáng phía cuối đường

Có lẽ câu hỏi lớn nhất hiện tại dành cho các doanh nghiệp đó là làm thế nào để đảm bảo an toàn cho công nhân viên, và khi nào họ có thể trở lại làm việc. Chính phủ Trung Quốc đã phải ban bố quy định mới cho các doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ bảo vệ công nhân viên và giúp họ vượt qua đại dịch một cách tốt nhất.

"Một số thành phố ban hành luật mới mỗi ngày, nên cần phải kiểm tra thường xuyên và đảm bảo tuân thủ," - Yang đưa ra lời khuyên. Nhiều công ty đã chấp hành, đồng thời ban bố các quy tác an toàn mới dành cho nhân viên của mình.

Công xưởng thế giới khốn khổ vì bão virus corona, các thương hiệu thời trang xa xỉ sẽ phải tồn tại như thế nào? - Ảnh 9.

Hoàn toàn có khả năng nhu cầu mua sắm sẽ tăng trở lại sau khi virus được kìm hãm, và người tiêu dùng sẵn sàng chi ra những khoản tiền tích lũy cho thị trường xa xỉ. "Tình hình này có thể kéo dài trong 6 tháng, nhưng giờ vẫn còn qua sớm để kết luận nó sẽ khiến thị trường Trung Quốc sụp đổ." - Arend Kapteyn, chuyên gia kinh tế từ UBS global chia sẻ với tờ Bloomberg.

Tham khảo: SCMP

Theo dõi toàn bộ các tin liên quan tại ĐÂY

Công xưởng thế giới khốn khổ vì bão virus corona, các thương hiệu thời trang xa xỉ sẽ phải tồn tại như thế nào? - Ảnh 10.

Theo JD

Cùng chuyên mục
XEM