Trước những biến đổi khó lường của 'mẹ thiên nhiên', làm thế nào bảo vệ nguồn cung lương thực toàn cầu?

28/09/2015 14:26 PM | Công nghệ

An ninh lương thực toàn cầu phụ thuộc phần lớn vào sản lượng chỉ một vài loại cây trong một số khu vực nhất định, chỉ cần một biến động nhỏ là có thể biến thành thảm họa cho hàng triệu người. Vậy đâu là giải pháp để bảo vệ?

Tác giá bài viết là Rob Bailey, Giám đốc nghiên cứu Nguồn Năng lượng, Môi trường và các nguồn tài nguyên của Diễn đàn Kinh tế thế giới; Giáo sư Tim Benton, bộ môn Hệ sinh thái con người, đại học Leeds.

Trong hội thảo của Diễn đàn Kinh tế thế giới – WEF diễn ra gần đây đã thể hiện mối quan ngại sâu sắc về rủi ro an ninh lương thực toàn cầu gây ra bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan tại các khu vực “túi lương thực” của thế giới như khu Trung Tây Mỹ, mũi đất phía nam Nam Mỹ, Biển Đen và đồng bằng sông Dương Tử.

Đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 50 năm tại khu vực Trung Tây nước Mỹ vào năm 2012 đã đẩy giá bắp và đậu nành giao dịch quốc tế lên mức cao kỷ lục. Năm 2011, giá lúa mì tăng gần gấp đôi sau đợt hạn hán kỷ lục hủy hoại mùa màng ở Nga. Sâu xa hơn, cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu vào năm 2007 – 2008 có nguyên nhân sâu xa do các vụ mùa thất bát những năm trước đó.

An ninh lương thực toàn cầu phụ thuộc phần lớn vào sản lượng chỉ một vài loại cây trong một số khu vực nhất định: bắp, lúa mì, gạo và đậu nành. Nhìn chung, hệ thống hoạt động tốt. Sản phẩm từ các khu vực này sẽ được cung cấp cho thị trường toàn cầu thông qua hệ thống thương mại quốc tế, tiết giảm chi phí thức ăn cho hàng tỷ người bằng việc điều phối nguồn cung nông nghiệp từ các vùng có năng suất cao nhất.

Hệ thống thương mại cũng cho phép các quốc gia bổ sung lượng thiếu hụt do mất mùa thông qua nhập khẩu, như nước Anh từng làm vào mùa hè năm 2013 sau khi lũ lụt tàn phá vụ lúa mì mùa đông. Nhưng khi thời tiết cực đoan tác động tới mùa màng của khu vực “túi lương thực”, nó không chỉ tác động lên quốc gia đó mà nó còn là vấn đề của tất cả các nước đang nhập khẩu lương thực.

Tất nhiên rủi ro ảnh hưởng tới an ninh lương thực thế giới không chỉ đơn giản đến từ các tác động của thời tiết xấu. Tác động của thời tiết có thể được kết hợp với các động thái của chính phủ và thị trường.

Các chính phủ có thể làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn nhiều, ví dụ như họ cố gắng vực gậy nguồn cung cấp lương thực trong nước bằng cách cấm hoặc giới hạn xuất khẩu nông nghiệp, từ đó đẩy giá thế giới lên cao.

Đợt khủng hoảng năm 2007 – 2008 đã chứng kiến chính phủ hơn 30 nước áp đặt các lệnh hạn chế xuất khẩu góp phần đẩy mọi thứ càng ngày càng xa hơn trong vòng xoáy tăng giá và sụp đổ lòng tin vào thị trường; đến năm 2011 đến lượt các cành lúa mì làm chao đảo thị trường do giá bị khuếch đại khi Nga ban lệnh cấm xuất khẩu.

Đó là chưa kể cú sốc thời tiết khắc nghiệp quét qua hệ thống lương thực có thể làm cho kích thích sự bất ổn lan rộng hơn. Trong suốt cuộc khủng hoảng 2007 – 2008, biểu tình đã bùng nổ ở 61 nước và biến thành bạo động ở 23 nước.

Dưới tác động của làn sóng nhiệt từ Nga, giá bánh mì là một trong những nguyên nhân bất bình đẳng ẩn đằng sau phong trào Mùa xuân Ả Rập. Một khi cú sốc gây ra bởi tác động từ hệ thống lương thực quét qua các khu vực, chúng có thể đổ xuống tàn phá hệ thống kinh tế và chính trị, gây nên những hậu quả khủng khiếp.

Bất ổn nguồn lương thực toàn cầu

Trong báo cáo Chương trình An ninh lương thực toàn cầu được thực hiện gần đây, nhóm các chuyên gia đến Anh và Mỹ đã nhấn mạnh những áp lực góp phần gia tăng căng thẳng cho hệ thống lương thực toàn cầu.

Thu nhập tăng và thay đổi chế độ ăn dẫn tới tốc độ gia tăng nhu cầu lương thực cao hơn sản lượng thu hoạch. Ngành nông nghiệp phải gánh chịu những thách thức do khan hiếm nước và thiếu đất trồng trọt trong khi vẫn phải cạnh tranh nguồn tài nguyên vốn đã khan hiếm với tình trạng đô thị hóa và sản xuất năng lượng. Cân bằng cung cầu bấp bênh cũng đồng nghĩa với việc hệ thống dễ dàng gặp phải tình trạng mất căn bằng

Tình trạng ổn định hệ thống lương thực toàn cầu đang phải đối diện những rủi ro từ những hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng tần số vẫn sức mạnh do hiện tượng biến đổi khí hậu.

Ví dụ, số vụ thiên tai gây thiệt hại cho nước Mỹ hơn 1 tỷ USD (thời giá năm 2011) trong giai đoạn 2007 – 2011 nhiều gấp 4 lần giai đoạn 1980 – 1985. Hạn hán là yếu tố tác động đặc biệt gây nên các cú sốc nguồn lương thực toàn cầu. Trong đó, 2 cú sốc nổi bật: bắp và đậu nành vùng trung Tây Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong mùa vụ 1988 – 1989; và mùa vụ 2002 – 2003, đến lượt gạo và lúa mì bị mất mùa ở Đông Âu và Tây Á.

Nếu những thiên tai như vậy xảy ra trong cùng 1 năm ở các vùng cung cấp lương thực trọng điểm, kết quả dẫn đến thế giới sẽ mất 5 – 10% sản lượng lương thực từ các loại cây trồng chính, đủ nuôi sống cả nước Mỹ trong hơn 1 năm.

Cho đến gần đây, những vụ thiên tai kép như vậy được kỳ vọng chỉ xảy ra sau mỗi 100 – 200 năm, nhưng con số này đang bị thu hẹp lại do tác động từ biến đổi khí hậu. Những phân tích dữ liệu gần gây cho thấy những rủi ro 100 năm một lần ở nửa sau thế kỷ trước sẽ gia tăng cường độ lên thành 30 năm xảy ra một lần vào năm 2040, và có lẽ sẽ tăng lên thành 15 năm một lần trong nhưng thập kỷ sau năm 2050.

Mất mùa hàng loạt vùng sản xuất lương thực trọng điểm thế giới trong cùng một năm là giả thiết cho trường hợp xấu nhất chúng ta phải đối mặt. Thực tế, những sự kiện như vậy có thể xảy ra với chu kỳ vài năm một lần vào cuối thế kỷ 21 trừ khi cắt giảm được khí thải nhà kính và những giống cây trồng có thể thích nghi được với biến đổi khí hậu.

Một cuộc khủng hoảng như vậy chắc chắn sẽ kích hoạt các lệnh cấm xuất khẩu, tích trữ lương thực dẫn đến đẩy giá lên mức cao không tưởng.

Nếu điều này xảy ra thì đó sẽ là thảm họa đặc biệt nghiêm trọng đối với các quốc gia đang phát triển phải nhập khẩu lương thực, đặc biệt là các nước ở vùng hạ Sahara Châu Phi. Cú sốc sẽ lan ra cả nền kinh tế, gia tăng lạm phát, mất cân bằng thanh toán và áp lực ngân sách; đó sẽ là cú tấn công trực diện gia tăng đói nghèo.

Đối với các nước phát triển, người tiêu dùng cũng cảm thấy khó khăn hơn vì giá thực phẩm leo thang. Tuy nhiên, đáng quan ngại hơn đó là khủng hoảng từ thị trường lương thực sẽ lan qua hệ thống chính trị ở các khu vực địa chính trị nóng trên thế giới; các nước mỏng manh sẽ gặp tình trạng bất ổn, đặc biệt là các nước nhập khẩu ngũ cốc ở Trung Đông và Bắc Phi.

Những bước đi khôn ngoan

Chúng ta có thể làm gì với những dự báo và cảnh báo như vậy?

Dĩ nhiên, nông nghiệp phải thích nghi với cường độ biến đổi khí hậu: sự sụt giảm tăng trưởng năng suất cần được cải thiện. Đầu tư nhiều hơn vào các nghiên cứu phát triển để gia tăng tối đa sản lượng trên đơn vị diện tích và mở rộng cách dịch vụ khuyến nông. Bổ sung đầu tư để giảm tác động môi trường lên hoạt động nông nghiệp và củng cố khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, các quốc gia dễ tổn thương có thể tăng cường an ninh lương thực thông qua các biện pháp chính sách nhằm giúp người dân nước họ chống đỡ trước các cú sốc thị trường. Những nỗ lực đó có thể bao gồm chiến lược tăng dự trữ kho lương thực, gia tăng sản lượng quốc gia, cải thiện tình trạng tự cung lương thực để bớt phụ thuộc nhập khẩu; sử dụng các hợp đồng tương lai cho các đơn hàng nhập khẩu lương thực.

Thách thức lớn nhất chính là làm cho hệ thống lương thực toàn cầu linh hoạt hơn, giúp điều tiết nguồn cung từ các nơi khi có rủi ro xảy ra. Các điều khoản hạn chế hàng rào xuất khẩu sẽ đóng vai trò quan trọng hơn nếu duy trì được các thành phần hệ thống thương mại.

Các chính sách nhiên liệu sinh học cũng cần được cải tổ để đóng vai trò linh hoạt hơn như giảm sử dụng nhiên liệu sinh học khi giá lương thực tăng, hoặc hạn chế dùng ngũ cốc trong sản xuất nhiên liệu sinh học khi nhu cầu lương thực vượt quá cung.

Những nỗ lực đa phương gần đây cũng góp phần cải thiện chất lượng và tính tức thời của dữ liệu thị trường then chốt như mức tồn kho các loại lương thực, điều này có thể giúp các chính phủ dự báo được khủng hoảng và có biện pháp tránh hoảng loạn.

Nhưng quan trọng hơn là cần cải thiện khí hậu và các mô hình kinh tế nhằm hiểu rõ hơn các rủi ro để có biện pháp quản lý tốt nhất. Với lượng thông tin được cung cấp, các chính phủ, tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp có thể chủ động lên kế hoạch dự phòng, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm và phối hợp quản lý các kho dự trữ chiến lược.

Những cú sốc lương thực trên bình diện quốc tế bị các hiện tượng thời tiết cực đoan làm trầm trọng thêm có thể tác động tới hàng triệu người ở các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Tiến hành các bước đi thông minh và thiết thực sẽ giảm bớt được tác động do biến đổi khí hậu gây ra trên nguồn cung lương thực, chẳng hạn như hạn hán và bão gia tăng ở nhiều nơi sẽ tác động lên giá các loại thực phẩm.

Mai Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM