Nghề của tương lai: Dạy robot làm việc với người (P.1)

09/05/2015 08:40 AM | Công nghệ

Trong thực tế cuộc sống, con người và máy móc đang dạy nhau cách làm việc cùng nhau nhiều hơn họ có thể làm một mình.

Trong nhiều thập kỷ, phim phim khoa học viễn tưởng mang đến cho chúng ta nỗi sợ robot: Chúng sẽ biến chúng ta thành nô lệ. Tiêu diệt hoàn toàn chúng ta. Cướp đi công việc của chúng ta. Trong thực tế cuộc sống, con người và máy móc đang dạy nhau cách làm việc cùng nhau nhiều hơn họ có thể làm một mình. Dưới đây là 6 công ty, nơi đang đào tạo robot làm việc theo cách mà con người nhận được những kỹ năng công nghệ có giá trị.

AUTODESK

Dạy robot vẽ

Evan Atherton và David Thomasson. Ảnh: Forbes.

Evan Atherton và David Thomasson. Ảnh: Forbes.

Artoo in Love là bộ phim ngắn về tâm trạng của một chú robot khi gặp tình yêu sét đánh với một hòm thư công cộng. Bộ phim này được viết kịch bản, đạo diễn bởi kỹ sư Evan Atherton của hãng kỹ thuật Autodesk. Hình ảnh một bức ký họa được vẽ bởi cánh tay robot không chỉ là viễn cảnh tượng tượng mà đã được Atherton thực hiện trên thực tế với sự giúp đỡ của đồng nghiệp David Thomasson.

Tại đây họ đã dạy cho robot đầu tiên là thực hiện các đường kẻ, sau đó là dịch chuyển cánh tay theo đường cong, tiếp đến là chuyển sang các đường cong cho đến khi các thuật toán có thể thậm chí do chúng tự tạo ra.

Bộ phim Artoo in love.

Sau khi bộ phim kết thúc, đội ngũ này hiện đang dạy các robot để vẽ và cuối cùng sẽ sử dụng các cảm xúc để có thể bắt chước và thích ứng với hành động của con người để làm tác phẩm gần giống bản gốc hơn. Thomasson hy vọng những robot sẽ không chỉ là "một công cụ thiết thực mà còn là một đối tác sáng tạo."

RAYTHEON

Học nhanh và đồng loạt

Nhà máy gần 4.500m2 của Raytheon tại Tucson là đầy ắp robot và con người làm việc cùng nhau. Raytheon không xây nên chương trình cho các robot của mình: Họ mua chúng và cài đặt một giao diện phần mềm phổ biến để làm cho chúng đơn giản hơn nhằm đào tạo và giao việc. Khi một robot cần phải học điều gì đó, nhiệm vụ đầu tiên là mô phỏng lại phần mềm của Raytheon và sau đó chuyển sang cho vào robot để thử nghiệm ban đầu.

Toàn bộ quá trình có thể mất vài giờ để một ngày, chuyên viên vận hành Charles Scott cho biết. Khi một chương trình đã sẵn sàng, các chức năng mô phỏng dây chuyền dược cập nhật và đẩy vào robot để chúng sẵn sàng hoạt động. “Chúng là những robot rất phổ biến, nhưng chúng thực hiện những giải pháp được định hướng cho các sản phẩm của chúng tôi, điều này rất phực tạp”, Kim Ernzen- phó chủ tịch của hãng cho biết.

RETHINK ROBOTICS

Đào tạo tăng hiệu suất

Kỹ sư Nate Koontz là một huấn luyện viên cho robot đa năng Baxter của hãng Rethink Robotics và đối với mỗi khách hàng mới ông thường bắt đầu bằng cách nghiên cứu các bức ảnh hay minh hoạ cho những nhiệm vụ họ muốn tự động hoá rất lâu đưa một Baxter vào một dây chuyền lắp ráp. Tổng thời gian đào tạo có thể mất từ ​​vài giờ đến một tháng tùy thuộc vào độ phức tạp. Rethink Robotics thường xuyên tổ chức các cuộc thi nội bộ để dạy cho Baxter những chức năng mới, chẳng hạn như pha chế hay chơi Connect Four.

Những trò chơi có thể tìm ra ý tưởng cho những tính năng phần mềm mới. Một giải pháp như vậy từng đến từ một nhân viên đào tạo Baxter pha cà phê với một chiếc máy Keurig. Giải pháp này được sử dụng  để tạo ra một Baxter thực hiện kiểm soát chất lượng cho một công ty sản xuất bia. Robot Baxter này được đào tạo để pha chế ra đồ uống, kiểm ra nó thành phần và rót nó ra tương tự như cách nó từng huấn luyện để pha chế cà phê.

>> Đến năm 2025, robot sẽ ‘cướp’ 30% việc làm của con người

Thảo Nguyên

Nguyễn Thu Thúy

Cùng chuyên mục
XEM