Nội dung nổi bật:
Vodafone đang được các
đại gia có ý định mở rộng thị trường châu Âu để mắt tới, trong đó có AT&T.
Mục đích của AT&T được cho là nhằm đẩy nhanh tiến độ ra mắt mạng lưới 4G tốc
độ cao.
Verizon đồng ý mua lại 45% cổ phần
công ty Verizon Wireless từ tay Vodafone với giá 130 tỉ USD. Qua đó, công ty điện
thoại di động lớn nhất châu Âu này đã thu hút được sự chú ý của các đại gia khác như
AT&T, SoftBank hay bất cứ công ty nào khác đang muốn mở rộng thị trường
châu Âu.
Robin Bienenstock, nhà phân tích tại Sanford C. Bernstein nhận xét "Vodafone nhỏ vừa đủ để trở thành mục tiêu hấp dẫn
lớn... AT&T xác định
quan tâm đến thị trường thiết bị không dây tại châu Âu, còn SoftBank cho biết công
ty đang muốn mở rộng quy mô."
AT&T đã lùng sục khắp châu Âu để
tìm ra đối tượng sáp nhập tiềm năng và đang cân nhắc mua lại những gì còn sót
của Vodafone sau vụ thỏa thuận với Verizon.
Theo Bienenstock, có khả năng
AT&T sẽ chi 124 tỉ USD để mua lấy Vodafone. Công ty vẫn sẽ có những nhà vận
hành lớn khác ở Anh, Đức, Ý và Ấn Độ, cùng với chi nhánh Vodacom, một trong
những công ty điện thoại di động lớn nhất châu Phi.
AT&T đã xem xét một loại các ứng cử
viên tiềm năng, trong đó có Vodafone, hãng điện thoại di động Anh EE - liên
doanh giữa Deutsche Telekom với France's Orange, và Spain’sTelefónica.
James Barford, nhà phân tích viễn thông tại Enders Analysis, London cho biết:
"Chiến lược mua lại Vodafone của AT&T có thể sẽ đẩy nhanh tiến độ ra
mắt mạng lưới 4G tốc độ cao".
Về phần Vodafone, công ty có thể có
phương hướng khác.
Châu Âu là khu vực đặt ra rất nhiều quy định hạn chế các nhà
mạng không dây sáp nhập. Để phục hồi kinh doanh tại thị trường này, Vittorio
Colao, CEO của Vodafone đã mua lại những công ty viễn thông lắp cáp, cam kết
tháng 6 trả 10 tỉ USD cho Kabel Deutschland Holding, nhà cung cấp truyền hình
cáp lớn nhất nước Đức.
Năm vừa rồi, Vodafone mua lại Cable & Wireless
Worldwide, một công ty nằm trong mạng lưới cố định của Anh với giá 1,6 tỉ USD
và kế đó cũng cân nhắc mua lại Fastweb, nhà cung cấp băng tần rộng của Ý.
Việc bán cổ phần Verizon Wireless chưa
chắc đã tạo ra một khoản dự phòng lớn cho Vodafone. Trong số 130 tỉ USD Verizon
chi trả, các nhà đầu tư Vodafone chỉ nhận được khoảng 84 tỉ USD tiền mặt và cổ
phiếu Verizon. Vodafone phải dùng 20 tỉ USD tiền mặt thu được để trả bớt nợ.
Công ty cho biết họ sẽ chi tiền cho Project Spring, một sáng kiến xây dựng mạng
lưới băng tần rộng và di động cao cấp tại châu Âu và các thị trường mới nổi.
Cuối cùng, sau thương vụ, Vodafone chỉ còn lại 15 tỉ USD, không đủ để ngăn công
ty khỏi việc bị tiếp quản.
Tiến rộng sang kinh doanh đường dây cố
định sẽ đem lại cho các nhà mạng di động hai lợi thế chính:
Thứ nhất, bán được gói
cước 3 trong 1, hay 4 trong 1 (Internet, điện thoại, truyền hình cộng thêm băng
tần rộng), khách hàng sẽ ngại thay đổi nhà cung cấp hơn.
Thứ hai, sở hữu mạng
cáp quang dung lượng lớn sẽ giúp các hãng đối phó với nhu cầu lưu lượng truy
cập dữ liệu ngày một tăng.
Ronald Klingebiel, giáo sư tại trường kinh doanh
Warwick tại Anh nhận định: "Cả hai thị trường viễn thông Mỹ và châu Âu
đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ những dịch vụ đang có xu hướng
quy về gói cước 3 trong 1... Để vượt qua những cơn bão sắp xảy ra, Vodafone đã
rất đúng đắn khi bán cổ phần để tập trung vào thị trường châu Âu".
Thùy An