Con đường ngăn chặn COVID-19 của vaccine: Còn nhiều thách thức

11/11/2020 15:00 PM | Xã hội

Mới đây, hãng dược Pfizer công bố vaccine của họ hiệu quả tới 90%. Tuy nhiên theo nhiều báo tại Mỹ, quá trình để vaccine ngăn chặn được COVID-19 vẫn còn nhiều thử thách.

Việc Pfizer công bố "ứng cử viên vaccine " của họ hiệu quả tới 90%, về bản chất, nghĩa là giảm được các triệu chứng mắc COVID-19 tới 90%. Kỳ vọng của các nhà khoa học là 60%. Vì vậy, đây là tin vui không chỉ với hãng được, mà cả với tất cả những ai tham gia thị trường.

Theo Marketwatch, dù không có tác dụng ngăn chặn việc lây nhiễm, nhưng vaccine này có thể giảm mạnh các triệu chứng sẽ dẫn tới giảm thời gian phải nằm viện, từ đó giúp sớm có miễn dịch cộng đồng. Điều này không chỉ tốt với nhóm người có nguy cơ cao, mà còn với các nhà đầu tư rằng thời kỳ bình thường sắp trở lại.

"Tin tức về vaccine thay đổi mọi thứ trên thị trường năm 2021" là tựa đề trên trang CNBC. Các chuyên gia cho rằng vaccine nhiều khả năng được đưa vào sử dụng trong năm 2021, khi đó nó sẽ đẩy các cổ phiếu tới một vùng sáng khác, một vùng sáng tích cực hơn. Tuy nhiên, điều còn lại là phải xem tính hiệu quả lâu dài của vaccine đến đâu giữa các nhóm tuổi khác nhau và nhóm triệu chứng khác nhau.

Giữa lúc thị trường vẫn đang lo lắng về làn sóng dịch lần 2, một thông tin khả quan về vaccine như một ngày nắng xua đi cái lạnh cận đông. Tuy nhiên theo nhiều báo, quá trình vaccine tới được giai đoạn chặn được COVID-19 vẫn còn nhiều thách thức.

Con đường ngăn chặn COVID-19 của vaccine: Còn nhiều thách thức - Ảnh 1.

Theo liệu trình vaccine của Pfizer, mỗi người tham gia phải tiêm 2 liều trong vòng 28 ngày. (Ảnh minh họa: NBC News)

Biểu đồ của Bloomberg cho thấy vaccine của Pfizer bắt đầu sau nhưng lại đang dẫn đầu trên con đường hướng tới đích. Trong khoảng 16 loại nhanh nhất trên thế giới, có 9 loại đã bước sang bước 3: thử nghiệm an toàn và hiệu quả trên diện rộng) và bước 4 là được cấp phép sử dụng hạn chế, có thể phải sang quý I năm sau.

Các chương trình vaccine khác hướng tới người già, trẻ em và triển khai trong nhiều năm. Theo Nhật báo phố Wall, thách thức đầu tiên mà chính phủ các nước gặp phải là làm sao đưa vaccine tới đại đa số người dân trong vòng vài tháng, sau đó lập cơ sở dữ liệu về những người đang tiêm, đảm bảo cung cấp đầy đủ thiết bị và vận hành tốt các trung tâm tiêm chủng. Thậm chí, tiêm làm sao cho an toàn và nhanh chóng.

Theo liệu trình vaccine của Pfizer, mỗi người tham gia phải tiêm 2 liều trong vòng 28 ngày. Hãng dược Pfizer hồi tháng 7 cho biết sẽ cố gắng để đưa mức giá về khoảng 15 USD (tức gần 350.000 đồng) một liều. Chính phủ Mỹ dự kiến đặt mua đủ số liều cho hơn 320 triệu dân và tiêm miễn phí. Tuy nhiên họ đang vướng phải một vấn đề khác là liệu tất cả người dân có chấp nhận tiêm hay không và có nên đưa thành quy định bắt buộc ở cấp liên bang?

Lê Tuyển, Hoàng Hải (PV Đài THVN thường trú tại Mỹ)

Cùng chuyên mục
XEM