Có những kiểu "tằn tiện giả tạo" của người mẹ sẽ hủy hoại lòng tự tin của trẻ, kéo dài càng lâu càng ảnh hưởng tương lai con cái

22/06/2022 14:31 PM | Sống

Hầu hết những đứa trẻ này đều tự ti và có lòng tự trọng thấp. Đây là một trong những hậu quả của việc người mẹ 'tiết kiệm giả tạo' khi đứa trẻ còn nhỏ.

Có một câu hỏi trên Internet: "Bạn đã làm gì "đền bù cho tuổi thơ" khi bạn lớn lên? Phản ứng của cư dân mạng thật đau lòng:

- Khi tôi còn nhỏ, tôi không có tiền tiêu vặt, mỗi khi tôi thấy người khác mua những thứ mình mong muốn, tôi sẽ lén nhìn họ và giả vờ rằng tôi không thích chúng.

- Khi còn nhỏ, tôi muốn mua những loại váy yêu thích, nhưng mẹ tôi luôn nói rằng chúng sẽ nhanh chóng chật đi vì tôi đang lớn lên. Tôi chỉ biết đi qua cửa hàng và nhìn khao khát. Tủ quần áo của tôi toàn là đồ cũ.

- Khi còn là một đứa trẻ, tôi luôn giả vờ là người nhạy cảm và nói rằng tôi không muốn bất cứ thứ gì.

Có những kiểu tằn tiện giả tạo của người mẹ sẽ hủy hoại lòng tự tin của trẻ, kéo dài càng lâu càng ảnh hưởng tương lai con cái - Ảnh 1.

"Tuổi thơ bù đắp" chính là lấp đầy những thứ ta đã bỏ qua thuở ấu thơ. Sau khi có khả năng, ta sẽ cố gắng hết sức để thỏa mãn bản thân, thực hiện ước nguyện mà ta đã nhiều năm không thể làm được.

Hầu hết những người có suy nghĩ này đều tự ti và có lòng tự trọng thấp. Đây là một trong những hậu quả của việc người mẹ "tiết kiệm giả tạo" khi đứa trẻ còn nhỏ.

Những kiểu "tằn tiện giả tạo" này của mẹ sẽ hủy hoại lòng tự tin của trẻ, mong mẹ đừng tái phạm

1. Chỉ mặc cho con quần áo cũ

Với những đứa trẻ chuyên mặc lại quần áo cũ của người khác, lâu dần ắt khiến đứa trẻ nảy sinh tâm lý tự ti, cho rằng trẻ chỉ xứng mặc lại đồ cũ. Trẻ không tự ý thức và đề cao giá trị của chính bản thân mình. Dần dà, trẻ sẽ không có động lực phấn đấu vươn lên hay đặt ra những mục tiêu lớn lao hơn trong cuộc sống. Bởi trẻ cho rằng mình không xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp đó.

Hoặc trẻ sẽ nảy sinh suy nghĩ: "Tôi luôn mặc quần áo cũ của người khác khi còn nhỏ, vì vậy hầu hết số tiền tôi kiếm được khi lớn lên phải được dùng để mua quần áo mới". Rất nhanh chóng, họ sẽ rơi vào tình trạng "moonlight clan" - chưa hết tháng đã hết tiền.

Trước đây, khi mức sống của người dân chưa cao, việc mặc lại đồ cũ xin lại từ người khác là bình thường. Nhưng hiện tại, điều kiện kinh tế trong các gia đình đều đã khá hơn, các bậc cha mẹ không nên làm như vậy nữa. Bạn sẽ không nghèo đi chỉ vì mua quần áo cho con. Quần áo mới không đơn giản chỉ là quần áo, nó còn là niềm hạnh phúc của trẻ, cũng như giúp trẻ nuôi dưỡng gu thẩm mỹ riêng.

2. Không cho trẻ tiền tiêu vặt

Có một bài báo trên mạng "Không nên cho trẻ ăn vặt quá nhiều". Thông điệp sau đây của một cư dân mạng khiến tác giả ấn tượng sâu sắc: Anh kể rằng anh chưa bao giờ có tiền tiêu vặt khi còn nhỏ và bố mẹ bảo đồ ăn bên ngoài bẩn, mất vệ sinh, không tốt cho sức khỏe. Mỗi lần ở trường cậu đều chảy nước miếng khi nhìn các bạn trong lớp ăn vặt.

Mãi đến khi anh tốt nghiệp cấp 3, bố mẹ mới buông bỏ những yêu cầu khắt khe đối với anh. Sau khi có con, anh mua nhiều đồ ăn vặt ở nhà, cho con ăn bất cứ thứ gì chúng muốn, điều này thực ra là do khi còn nhỏ, những yêu cầu khắt khe của bố mẹ đã dẫn đến việc "bù đắp tuổi thơ" của anh.

Trên thực tế, phụ huynh không nên quá lo nghĩ về những điều tiêu cực của việc cho trẻ tiền tiêu vặt mà mất cơ hội dạy con hưởng những điều tích cực như cách tiêu tiền, quản lý tiền và mua sắm. Hơn nữa cho tiền tiêu vặt còn giúp con hòa đồng với bạn bè, không để trẻ cô độc và bị lợi dụng, lôi kéo. Nên cho con tiền tiêu vặt, thậm chí là ngay từ năm lớp 1. Tuy nhiên, kèm với việc cho tiền, phụ huynh cần dạy con cách tiêu tiền như thế nào cho hợp lý.

Có những kiểu tằn tiện giả tạo của người mẹ sẽ hủy hoại lòng tự tin của trẻ, kéo dài càng lâu càng ảnh hưởng tương lai con cái - Ảnh 2.

3. Than thở tội nghiệp trước mặt trẻ mỗi ngày

Có một bài đăng trên mạng xã hội của một sinh viên nước ngoài kể rằng khi còn đi học, cậu luôn nghĩ nhà mình nghèo nên khi học đại học, thầy giáo gợi ý cậu đi du học ở một trường có chính sách rất tốt. Dù rất thích nhưng cậu đành ngậm ngùi từ chối sau khi tham khảo mức học phí còn lại phải trả. Sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm, cậu dành dụm được hai năm rồi mới bắt đầu tiết kiệm để thực hiện giấc mơ du học.

Khi nói chuyện này với mẹ mình, mẹ cậu đã hỏi tại sao lại không tâm sự với gia đình? Cậu cũng rất sốc khi bà cho rằng, tài sản của gia đình dư dả để lo cho con du học. Du học sinh này chua chát nói với mẹ mình, từ nhỏ mẹ luôn bảo nhà nghèo, không có tiền, lúc nào con cũng nghĩ nhà mình ăn còn phải chạy từng bữa, lấy gì để đi du học?

Có những kiểu tằn tiện giả tạo của người mẹ sẽ hủy hoại lòng tự tin của trẻ, kéo dài càng lâu càng ảnh hưởng tương lai con cái - Ảnh 3.

Mặc dù không khuyến khích trẻ hình thành thói quen tiêu tiền xa hoa, nhưng cha mẹ cũng không nên lấy câu cửa miệng "Nhà mình nghèo lắm/Nhà chúng ta không có tiền" để cấm cản con mua những đồ chúng thích hoặc muốn xin tiền từ cha mẹ, bởi điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý đứa trẻ.

Để trẻ hình thành cái nhìn đúng đắn về tiền bạc và tự tin, cha mẹ nên nói chuyện với con bạn về tiền một cách chính xác. Đừng khoe nhà giàu, đừng than nghèo mà thỉnh thoảng có thể nói cho con biết bố mẹ kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng. Tiền lì xì hay tiền cho tặng có thể cho con tự do kiểm soát, và giải thích để con biết nguồn tiền đó có nguồn gốc như thế nào? Chi tiêu ra sao nhằm giúp con có ý thức về tiền bạc.

Theo Hiểu Đan

Cùng chuyên mục
XEM