Có hay không có TPP, Việt Nam vẫn tiến về phía trước

27/07/2016 19:43 PM | Kinh tế vĩ mô

Đối với chính phủ Việt Nam, sự sụp đổ của Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ không thể làm sứt mẻ lòng tin của nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á này.

TPP là một thỏa thuận thương mại tự do của 12 quốc gia có tổng giá trị GDP lên tới 40% GDP toàn cầu. Cho dù TPP có được Quốc hội Mỹ thông qua hay không, chính quyền Việt Nam chắc chắn vẫn tiến về phía trước với kế hoạch cắt giảm thuế quan và thói quan liêu nhằm giúp họ có khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 22/7, Thứ trưởng Bộ Tài chính – ông Trần Xuân Hà – cho biết mục tiêu của Việt Nam là cải thiện môi trường đầu tư dù TPP có được ký kết hay không. Nếu hiệp định này chính thức được ký kết, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cần trở nên cạnh tranh hơn nữa nhằm đảm bảo thị phần.

Việt Nam hiện đang dẫn đầu làn sóng đầu tư nước ngoài và chuyển đổi kinh tế từ một nước phụ thuộc lớn vào việc xuất khẩu hàng hóa nông sản sang một trung tâm sản xuất công nghiệp. Con đường phát triển này sẽ khó có thể bị đảo lộn ngay cả khi TPP không được Quốc hội Mỹ phê duyệt, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc tranh cử Tổng thống tại Mỹ đang diễn ra quyết liệt giữa ông Donald Trump và bà Hillary Clinton.

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Nhà kinh tế Sebastian Eckardt tại World Bank (Việt Nam) nhận định rằng TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mảnh đất hình chữ S này nhưng các quốc gia khác cũng sẽ được hưởng lợi chứ không chỉ có mình Việt Nam. Đối với Việt Nam, nếu TPP không thành hiện thực, đó có thể coi là một cơ hội hơn là một rủi ro.

World Bank trước đó đã đưa ra dự bào rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ 6% trong năm 2016, giảm 0,2% so với dự báo trước đó do đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 30 năm qua khiến ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Cam kết đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu tăng 85% so với cùng kỳ năm 2015.

Theo World Bank, TPP dự kiến sẽ thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 8% cho tới năm 2030, qua đó trở thành một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận thương mại này. So với các hiệp ước khác, TPP là tham vọng hơn cả bởi nó không chỉ giúp giảm thuế quan cho hàng loạt mặt hàng và còn giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đó là lý do Tổng thống Mỹ Barack Obama coi TPP là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của ông.

TPP đã được ký vào tháng 2 nhưng vẫn đang chờ được phê chuẩn bởi Australia, Japan và Singapore. Quốc hội Việt Nam sẽ phải chờ tới cuối năm nay để có thể phê duyệt thỏa thuận này.

Những rủi ro từ Mỹ

Ông Hà cho biết Bộ Tài chính sẽ trình lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một số bản dự thảo vào tháng 8 nhằm giảm bớt thuế doanh nghiệp và hỗ trợ các công ty khởi nghiệp. Bộ Tài chính sẽ đề xuất hạ tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty vừa và nhỏ từ mức 20% hiện nay xuống còn 15-17%.

Theo vị thứ trưởng này, Việt Nam đã sẵn sàng thông qua tất cả các thủ tục nội bộ. TPP sẽ mang lại rất nhiều cơ hội cho nền kinh tế tại đây cũng như các thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

World Bank cho biết ngành công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang lệch về phía các khoản đầu tư nước ngoài (71% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành). Trong báo cáo công bố tuần trước, các chuyên gia tại World Bank cho rằng các doanh nghiệp nội địa vẫn đang gặp thách thức trong việc tham gia thương mại với các doanh nghiệp nước ngoài. Vấn đề sẽ còn trở nên khó khăn hơn nếu TPP chính thức được áp dụng.

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa – tỷ phú Donald Trump – đang chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế tại Nhà Trắng. Đây là điều đáng ngại với những người kỳ vọng vào thỏa thuận TPP bởi ông Trump từng phát biểu về việc phủ quyết thỏa thuận này nếu trở thành Tổng thống Mỹ. Trong trường hợp Quốc hội Mỹ không thể phê chuẩn các thỏa thuận sớm, tương lai của TPP sẽ trở nên mờ mịt hơn cho tới tháng 11 – thời điểm kết thúc cuộc bầu cử tại Mỹ.

Ông Hà đã từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.

Theo Thạch Thảo

Cùng chuyên mục
XEM