Cô gái 27 tuổi thu nhập 1 triệu đô/năm chia sẻ bí quyết đàm phán mức lương tương xứng với năng lực: “Cần xác định đâu là khát khao tuyệt đối của mình”

22/07/2022 15:02 PM | Sống

Đối với Simmons, yếu tố quan trọng nhất để đàm phán một mức lương cao là biết được “Đâu là điều bạn thực sự mong muốn và đâu là điều không quá quan trọng đối với bản thân mình”.

Lauren Simmons trở thành nữ doanh nhân trẻ nhất phố Wall khi cô mới 22 tuổi. Ở tuổi 27, cô vừa là một tác giả, người sản xuất chương trình, vừa đảm nhiệm vai trò host của các chương trình truyền hình. Đồng thời cô cũng là nhà đầu tư thiên thần với kinh nghiệm làm việc cho hội đồng quản trị của nhiều tập đoàn lớn. Tổng thu nhập hiện tại của Simmons đều dao động trên dưới một triệu đô mỗi năm.

 Cô gái 27 tuổi thu nhập 1 triệu đô/năm chia sẻ bí quyết đàm phán mức lương tương xứng với năng lực: “Cần xác định đâu là khát khao tuyệt đối của mình”  - Ảnh 1.

Trước khi có được khoản thu nhập đáng mơ ước này, Simmons từng làm việc ở Sở giao dịch chứng khoán New York vào năm 2017 với mức lương 12 nghìn đô mỗi năm. “Mức lương tối thiểu ở New York thời điểm ấy là 60 nghìn đô. Đó là lý do tôi hoàn toàn đồng cảm với những người có mức thu nhập thấp”, cô kể lại.

Đối với Simmons, yếu tố quan trọng nhất để đàm phán một mức lương cao là biết được “Đâu là điều bạn thực sự mong muốn và đâu là điều không quá quan trọng đối với bản thân mình”. Danh sách này có thể bao gồm nhiều thứ, từ mong muốn có nhiều tiền hơn, nhiều những kỳ nghỉ, những chuyến du lịch hơn hoặc thậm chí là trả hết những khoản vay vốn thời đi học của mỗi người.

“Một điều quan trọng cần nhớ là thu nhập không phải là tất cả những gì bạn có. “Rất nhiều thứ quan trọng hơn lương chúng ta nhận được mỗi tháng”, Simmons nói. “Đừng để bản thân bị điều khiển bởi những suy nghĩ như “Tôi chỉ cần có số này”. Hãy suy nghĩ cởi mở hơn, nhìn ra thế giới ngoài kia và tự hỏi những điều khác mà bạn thực sự mong muốn là gì”.

Đồng thời, cô cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ghi nhớ mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn của mỗi chúng ta. Một số những điều kiện có thể phù hợp với những công việc ngắn hạn nhưng không có nghĩa nó cũng hợp ý đối với những công việc mà chúng ta muốn gắn bó lâu dài.

Ví dụ, ban đầu công ty của Simmons đồng ý tăng lương cho cô từ 7 đô la một giờ lên 8 đô la. Trong thời gian ngắn hạn, cô hoàn toàn đồng ý với điều đó vì “Tôi đang được làm công việc mà mình yêu thích”. Nhưng một khi Simmons bắt đầu suy nghĩ đến việc gắn bó lâu dài, mức lương ấy không còn phù hợp nữa. “Khi ấy, tôi phải tự nhìn sâu vào bản thân chính mình, xem xét những điều mà mình muốn làm, những thứ mà mình muốn đạt được trong tương lai”, Simmons chia sẻ.

Đối với Simmons, điều đó có nghĩa là cam kết không bao giờ chấp nhận mức lương dưới 120 nghìn đô la mỗi năm. Bởi lẽ cô biết rất nhiều người xung quanh cô có thể đạt được mức lương ấy dù họ có rất nhiều kì nghỉ trong năm. Nhưng một điều không mà Simmons không bao giờ chấp nhận đánh đổi chính là sức khoẻ cả về mặt thể chất và tinh thần của mình. Cô khẳng định “Đó là những điều hoàn toàn không thể thương lượng”.

 Cô gái 27 tuổi thu nhập 1 triệu đô/năm chia sẻ bí quyết đàm phán mức lương tương xứng với năng lực: “Cần xác định đâu là khát khao tuyệt đối của mình”  - Ảnh 2.

Cuối cùng, Simmons luôn đề cao tầm quan trọng của những kế hoạch dự phòng. Nếu một cuộc đàm phán yêu cầu tăng lương không thành công, điều quan trọng nhất lúc ấy là bạn biết được mình muốn làm gì.

Nếu may mắn, công ty có thể hoàn toàn đồng ý với mức lương bạn yêu cầu, nhưng trên thực tế trường hợp lý tưởng ấy hầu như không thể xảy ra. “Có thể công ty vẫn sẽ đồng ý tăng lương cho bạn, nhưng vẫn không phải là con số mà bạn mong muốn. Khi ấy, bạn sẽ không hài lòng với công việc của mình bởi bạn cảm thấy bản thân mình xứng đáng nhận được mức lương cao hơn hiện tại”, Simmons nói

Nếu chúng ta không đàm phán được mức lương xứng đáng, “Chúng ta cần phải kết hợp tất cả những kế hoạch dự phòng đã chuẩn bị sẵn và xem xét bước tiếp theo nên làm gì”, Simmons chia sẻ.

Tóm lại, một khi đã quyết định đàm phán yêu cần tăng lương, chúng ta cần chuẩn bị tất cả các kế hoạch dự phòng, liệt kê danh sách những điều không thể nhượng bộ của bạn và kết hợp chúng lại để xem xét đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Tất cả sự chuẩn bị kỹ lưỡng đó sẽ giúp bạn chiếm được ưu thế và tăng tỷ lệ thành công trong mọi cuộc đàm phán.

Theo CNBC

Theo Thiên An

Cùng chuyên mục
XEM