Cô gái 25 tuổi mua nhà 4,4 tỷ tặng cha mẹ: Từng "lỡ tay" đốt xe 200 triệu, thay đổi ngoạn mục từ SV tiếng Trung rẽ sang hướng khác

12/04/2022 07:52 AM | Sống

Dù xuất phát là sinh viên ngôn ngữ Trung Quốc, song cô nàng này vẫn là cái tên có "số má" đối với dân muốn theo học truyền thông, kinh doanh.

Đối với nhiều người trẻ, 25 tuổi thực sự là một cốc một đáng nhớ, là lứa tuổi bản lề định hướng được rõ ràng những việc mình cần làm. 25 tuổi, có những bạn trẻ mới bắt đầu khởi nghiệp hay chật vật tìm kiếm công việc ổn định để trang trải chi phí đắt đỏ ở thành phố. Nhưng cũng có nhiều người đã có trong tay tất cả mọi thứ.

Để định nghĩa về thành công của một người trẻ, chúng ta thường liệt kê những cột mốc như mua nhà, mua xe hay tự làm chủ kinh tế. Nếu đó là công thức chung về người thành công, thì chắc hẳn cô bạn Trần Thảo (sinh năm 1997) đã có tất cả. Ở tuổi 25, cô nàng đã sớm mua đất, 1 chiếc xe ô tô riêng, 1 ngôi nhà của bản thân và tặng bố mẹ ngôi nhà 4 tỷ.

 Cô gái 25 tuổi mua nhà 4,4 tỷ tặng cha mẹ: Từng lỡ tay đốt xe 200 triệu, thay đổi ngoạn mục từ SV tiếng Trung rẽ sang hướng khác - Ảnh 1.
 Cô gái 25 tuổi mua nhà 4,4 tỷ tặng cha mẹ: Từng lỡ tay đốt xe 200 triệu, thay đổi ngoạn mục từ SV tiếng Trung rẽ sang hướng khác - Ảnh 2.

Vốn xuất phát điểm là "tay mơ" khi học chuyên ngành Ngôn ngữ Trung và rẽ hướng sang Kinh doanh, hiện tại đạt mức lợi nhuận 2 tỷ/tháng. Tất cả những điều cô bạn có được đều nhờ khả năng tự học và sự thay đổi tư duy kinh doanh phù hợp với thị trường.

Thực tế, cô nàng không xuất thân từ gia đình giàu có. Thậm chí ở năm nhất đại học, cô còn vô tình đốt cháy chiếc xe ô tô chở hàng trị giá 200 triệu - đồ vật đáng giá nhất trong gia đình. Thế nhưng, không ai ngờ sự cố ấy đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của cô và dẫn đến thành công như bây giờ.

Từ sinh viên Ngoại ngữ cho đến làm chủ 2 thương hiệu, tự mua nhà - mua xe ở tuổi 25

Xuất phát điểm là sinh viên Ngoại ngữ, không có kiến thức về tài chính hay kinh doanh, song Trần Thảo đã kiếm được thu nhập 2 tỷ/tháng ở độ tuổi 25 với 2 thương hiệu tự làm chủ.

Năm 18 tuổi, Trần Thảo trở thành sinh viên khoa Ngôn ngữ Trung của trường Đại học Hà Nội. Tuy nhiên, cô bạn nhận ra bản thân không quá có năng khiếu với ngành Ngôn ngữ nên đã chuyển hướng sang Kinh doanh.

Trần Thảo tâm sự: "Khi mình đã tạm ổn trong các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết của tiếng Trung, mình nhận thấy có sự phân hóa rất lớn trong nghề nghiệp nếu như bạn không học xuất sắc với chuyên ngành này. Hoặc, gia đình bạn phải có mối quan hệ trong nghề, nếu không bạn rất khó đạt được thành công.

Khi đó, mình nảy ra ý định học Kinh doanh. Khi đi làm Kinh doanh, các bạn sẽ được học những bộ kỹ năng cao. Khi mình đã có bộ kỹ năng đó, mình rất khó bị thị trường thay thế, nói đơn giản là ‘vứt ở đâu cũng có thể kiếm tiền được’. Đó là kỹ năng về bán hàng, kỹ năng copywriting, kỹ năng marketing…"

Mặc dù xuất thân từ sinh viên ngôn ngữ Trung rồi rẽ hướng làm công việc khác, nhưng Thảo tâm sự về việc làm trái ngành này: "Với mình học đại học cho bản thân nhiều thứ về mối quan hệ, cách giao tiếp với những người xung quanh. Việc học ngoại ngữ trang bị cho mình một công cụ rất tốt, đó là ngoại ngữ Tiếng Anh và Tiếng Trung.

Ngoài ra mình cũng chơi rất thân với các bạn bên khoa Anh, có những mối quan hệ chất lượng. Có những người sau đó cũng cộng tác, làm việc với mình. Vậy nên khi học đại học thì sinh viên nên xác định bản thân muốn gì, học được điều gì".

 Cô gái 25 tuổi mua nhà 4,4 tỷ tặng cha mẹ: Từng lỡ tay đốt xe 200 triệu, thay đổi ngoạn mục từ SV tiếng Trung rẽ sang hướng khác - Ảnh 3.

Một biến cố lớn đã đến với Trần Thảo và thay đổi hoàn toàn động lực lẫn suy nghĩ của nữ sinh lúc bấy giờ. Đó là khi cô vô tình làm cháy xe ô tô chở hàng của bố mẹ vào năm nhất đại học - thứ được coi là đồ nghề "kiếm sống" của gia đình khi đó. Tổng thiệt hại bao gồm số hàng hóa bị đốt cháy, chiếc xe ô tô hư hỏng nặng nề… ước tính lên đến gần 200 triệu đồng.

"Khi đi ra, mình thấy chiếc xe ô tô đã bốc cháy thì đã không nghĩ đó là cảnh tượng thật, vì nó quá giống trong phim. Mình không nói được điều gì với bố mẹ vì mình biết đã làm sai rồi. Thật may là bố mẹ rất hiểu, biết rằng nếu có đổ lỗi thì mình sẵn sàng bỏ đi ngay trong đêm. Chính vì vậy bố mẹ đã giữ im lặng và coi như không có chuyện gì xảy ra.

Câu chuyện làm cháy xe giống như một giọt nước làm tràn ly, biến thành động lực để thay đổi cuộc đời mình khi đó. Mình biết bản thân cần làm gì để đền đáp bố mẹ. Vào mùa hè năm ấy, mình bắt đầu khởi nghiệp với công việc kinh doanh hàng secondhand, sau đó là nhập hàng Quảng Châu và cuối cùng là tự may đồ thiết kế" - Cô tâm sự.

 Cô gái 25 tuổi mua nhà 4,4 tỷ tặng cha mẹ: Từng lỡ tay đốt xe 200 triệu, thay đổi ngoạn mục từ SV tiếng Trung rẽ sang hướng khác - Ảnh 4.

Khi mới bắt đầu, công việc kinh doanh của Trần Thảo đều thuận lợi cho đến khi cô gặp những vấn đề liên quan đến đối tác, mạng lưới cộng tác viên, nguồn hàng. Từ công việc kinh doanh đạt mức tăng trưởng lý tưởng, số lượng đơn đặt hàng đạt giảm dần từ 70 - 80 đơn xuống còn 5 - 10 đơn/ngày.

Khi đứng trước sự sụt giảm lớn về lợi nhuận, cô bạn đã xác định chỉ chuyên tâm cho một nhóm khách hàng. Cụ thể, thay vì bán sản phẩm cơ bản cho mọi đối tượng, cô chuyển hướng sang kinh doanh sản phẩm nữ, chỉ tập trung những sản phẩm giá cao. Khách hàng là những người sẵn sàng chi trả và yêu thích giá trị của sản phẩm may mặc đó mang lại.

Và khi chuyển hướng sang thành lập một công ty về mảng đào tạo những người muốn làm kinh doanh – một lĩnh vực rất mới tại thị trường Việt Nam, Trần Thảo cũng đã áp dụng rất thành công triết lý này, và dần đạt đến mức lợi nhuận lên đến hàng tỷ đồng.

"Cái thiệt của mình khi theo đuổi lĩnh vực này là suy nghĩ của nhiều người cho rằng, những người đi dạy về kinh doanh chỉ là 'lùa gà' và không làm được thì mới đi dạy. Thế nhưng, mọi người không nhận ra đây là 1 ngành rất lớn và phát triển ở nước ngoài. Khi đó, mình chỉ tập trung đào tạo cho những người có cái nhìn tích cực, những người nghiêm túc với việc học. Họ nhận ra giá trị của việc học và sẵn sàng đồng hành cùng mình"

 Cô gái 25 tuổi mua nhà 4,4 tỷ tặng cha mẹ: Từng lỡ tay đốt xe 200 triệu, thay đổi ngoạn mục từ SV tiếng Trung rẽ sang hướng khác - Ảnh 5.

Trần Thảo cũng chia sẻ thêm, trong kinh doanh, điều quan trọng hơn cả là bạn cần dành sự tập trung tối đa cho công việc. Đó cũng chính là lý do mà mặc dù sở hữu mức thu nhập khủng nhưng cô vẫn từ chối tham gia những hình thức "sinh lời" phổ biến nhất hiện nay như kinh doanh bất động sản hay đầu tư chứng khoán.

"Nếu mình chơi chứng khoán hay làm bất động sản, mình không thể tập trung hoàn toàn cho kinh doanh. Thành ra, công việc của mình có thể gặp thất bại, bởi mình không thể làm tốt tất cả mọi việc.

Theo quan điểm của mình, khi chúng ta đầu tư mọi thứ vào việc kinh doanh, như đầu tư cho con người, trang thiết bị, các mối quan hệ… thì công việc đó sẽ ngày càng phát triển. Và kể cả khi gặp thất bại trong việc kinh doanh, dưới tư cách là người chủ doanh nghiệp, mình biết thất bại này đến từ đâu, từ đó mình có thể thay đổi và khắc phục các kỹ năng còn kém.

Thế nhưng, với việc đầu tư bất động sản hay chứng khoán, bạn không phải là người có toàn quyền quyết định. Thậm chí bạn còn không biết làm cách nào để thay đổi nếu tình hình đầu tư của bạn bị sụt giảm" - Cô nhận định.

 Cô gái 25 tuổi mua nhà 4,4 tỷ tặng cha mẹ: Từng lỡ tay đốt xe 200 triệu, thay đổi ngoạn mục từ SV tiếng Trung rẽ sang hướng khác - Ảnh 6.
 Cô gái 25 tuổi mua nhà 4,4 tỷ tặng cha mẹ: Từng lỡ tay đốt xe 200 triệu, thay đổi ngoạn mục từ SV tiếng Trung rẽ sang hướng khác - Ảnh 7.

Trong kinh doanh, khi muốn tiếp cận khách hàng giá cao, nhân viên cũng phải được... định giá cao 

Trong kinh doanh, thay vì bán sản phẩm cho nhiều người, cô lựa chọn phục vụ số ít, bán mức giá cao hẳn cho những người có nhu cầu cao về sản phẩm. Tuy nhiên, để tiếp cận được với khách hàng phân khúc cao, bản thân nhân viên cũng phải được định giá cao. Tức là họ phải là người có kỹ năng cao, đi kèm với đó khoản tiền lương được trả xứng đáng.

"Nhân viên của mình đều được trả lương rất cao so với thị trường, đổi lại họ là những người có kỹ năng, từ đó mới có thể mang lại doanh thu và lợi nhuận tốt cho mình. Trong kinh doanh, nhân viên chính là 'khách hàng cấp độ 1', còn khách hàng thật sự là 'khách hàng cấp độ 2'. Trên thực tế, nhân viên mới là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tạo ra doanh thu hay lợi nhuận

Mỗi nhân viên mình vừa là một hình ảnh đại diện để làm thương hiệu, vừa đi bán hàng. Khi có một đội ngũ nhân sự chất lượng và đoàn kết, mình không cần làm chiến lược hay làm PR cho doanh nghiệp, vì tất cả nhân sự đang làm hình ảnh một cách gián tiếp cho bạn rồi" - Cô chia sẻ.

 Cô gái 25 tuổi mua nhà 4,4 tỷ tặng cha mẹ: Từng lỡ tay đốt xe 200 triệu, thay đổi ngoạn mục từ SV tiếng Trung rẽ sang hướng khác - Ảnh 8.

Hiện tại luôn ngủ trước 21h đêm, dậy sớm 4h sáng

Cô nàng kể từng có giai đoạn làm việc điên cuồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng đến thời điểm hiện tại, bản thân cô nhận ra, việc đầu tư cho bản thân, đặc biệt là về sức khỏe chính là điểm khác biệt tạo nên những người thành công. Đó cũng chính là lý do khiến cô duy trì những thói quen tích cực như ngủ trước 21 giờ đêm, dậy vào 4 giờ sáng và luôn dành 2 tiếng mỗi ngày để thiền.

"Việc mình ngủ sớm hay ăn tối sớm không những giúp bản thân tập trung tốt hơn vào công việc mà còn cân bằng được giấc ngủ và có sức khỏe tốt hơn. Khi làm mục tiêu lớn, chúng ta không thể chỉ cần sự chăm chỉ, tập trung phát triển kinh doanh mà còn phải đầu tư dài hạn cho bản thân nữa. Trong đó, có những khía cạnh mà nhiều bạn trẻ không muốn để tâm, đó là ăn, ngủ, nghỉ" - Cô bạn Gen Z nhận định.

 Cô gái 25 tuổi mua nhà 4,4 tỷ tặng cha mẹ: Từng lỡ tay đốt xe 200 triệu, thay đổi ngoạn mục từ SV tiếng Trung rẽ sang hướng khác - Ảnh 9.

Trần Thảo tôn thờ sự tự học, tuy nhiên việc học phải đi kèm với hành động. Tức là trong quá trình tự học và tự kinh doanh, bản thân cần phải thật sự bắt tay vào làm công việc đó. Từ đó, chúng ta mới rút ra được những bài học rồi tìm định hướng đúng đắn thay vì chỉ học mọi kiến thức theo lý thuyết sách vở thông thường.

"Hồi mình là một sinh viên Ngoại ngữ, kiến thức trên giảng đường rất hàn lâm. Và để 1 sinh viên Ngoại ngữ, không giỏi tài chính, không biết nhiều về con số và marketing mà nghĩ đến việc kinh doanh, thì sẽ rất khó khăn nếu bạn không thực sự bắt tay vào làm.

Mình luôn nhảy vào làm trước, sau đó mới đến bước học vì khi đó mình đã biết bản thân gặp vấn đề gì. Mình biết bản thân cần đọc sách gì, tìm những khóa học hay gặp người thầy nào để họ cho mình lời khuyên để giải quyết vấn đề. Thông thường mọi người hay sợ gặp thất bại, hoặc chỉ đọc nhiều sách mà vẫn không thay đổi mọi thứ. Điểm khác biệt của mình là mình dám làm, và mình chấp nhận thất bại để đi tìm phương án giải quyết". 

 Cô gái 25 tuổi mua nhà 4,4 tỷ tặng cha mẹ: Từng lỡ tay đốt xe 200 triệu, thay đổi ngoạn mục từ SV tiếng Trung rẽ sang hướng khác - Ảnh 10.

"Nếu thương hiệu của bạn muốn tạo đột phá, sản phẩm của bạn phải khác biệt. Khác biệt luôn luôn hơn là "tốt nhất". Bởi vì khi mình khác biệt thì sẽ luôn được đặt một chỗ riêng, khách hàng phải tự tìm đến với mình bởi những giá trị mà mình có. Tuy nhiên, nếu sản phẩm của bạn chỉ tốt lên, không có sự khác biệt, thì vẫn có thể gặp thất bại do thị trường cạnh tranh nhau rất nhiều.

Chính vì vậy, hãy tạo ra điểm khác biệt cho sản phẩm bằng chính nội lực từ bên trong. Để làm được điều đó thì bạn cần phải học, và phát triển tư duy bản thân hơn mỗi ngày".

Như vậy, xét đến cùng, bản chất của vấn đề chính là việc đầu tư cho bản thân và thay đổi tư duy kinh doanh. Trong thời gian tới, dự định của Gen Z là tập trung phát triển kinh doanh trong mảng đào tạo. Bên cạnh đó đào tạo đội ngũ nhân viên và tập trung cải thiện những điểm yếu trong tư duy hay sức khỏe của bản thân.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo Dương

Cùng chuyên mục
XEM