Có 1 xu hướng bất quy tắc của sếp Gen Z: 3h chiều thoải mái đi hẹn hò, làm 2 tiếng/ngày vì "leader không phải cái gì cũng xắn tay vào"

02/03/2022 07:37 AM | Sống

Gen Z đã phá bỏ đi những quy tắc mà chúng ta thường thấy ở 1 leader thế hệ trước.

Gen Z đang chiếm 25% lực lượng lao động trên toàn thế giới và con số này sẽ tăng lên khoảng 40% vào năm 2030. Một thế hệ quá khác biệt: Họ tự chủ, khao khát khẳng định mình, có thể tự phá bỏ đi những rào cản, quy luật mà các thế hệ trước từng đặt ra. Kể cả khi ở trong vai trò 1 leader, gen Z cũng cho thấy mình đang hình thành một định nghĩa, một hình ảnh khác của người đứng đầu.

Tập đoàn Adecco đã có 1 cuộc khảo sát về tư duy làm leader của hơn của gen Z. Điều thú vị là hơn một nửa người tham gia khảo sát tin rằng các CEO tương lai sẽ không cần bằng đại học vào năm 2050. Có 55% người tham gia nói rằng trau dồi kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm là những cách tốt nhất để một gen Z trở thành nhà lãnh đạo tương lai, trong khi chỉ 6% cho rằng các CEO cần học đại học.

Cuộc nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Gen Z không còn quá quan trọng kỹ năng làm việc hay bằng cấp của một ứng viên khi xin việc mà hay vào đó, thế hệ này dành sự ưu tiên nhiều hơn đến các ứng viên trang bị cho mình các kỹ năng mềm.

69% Gen Z'ers trong nghiên cứu khẳng định kỹ năng mềm sẽ trở nên quan trọng hơn bất kỳ điều gì khi đi làm. Họ tìm kiếm những ứng viên học hỏi nhanh nhẹn, có khả năng thích ứng, biết giao tiếp, có tính sáng tạo. Rõ ràng, gen Z đang thực sự có tư duy lãnh đạo vô cùng khác so với các thế hệ trước đây!

 Có 1 xu hướng bất quy tắc của sếp Gen Z: 3h chiều thoải mái đi hẹn hò, làm 2 tiếng/ngày vì leader không phải cái gì cũng xắn tay vào - Ảnh 1.

Gen Z chọn chỉ làm 2 tiếng/ngày vì "leader không phải cái gì cũng xắn tay vào làm"

Có nhiều lý do để những leader gen Z không còn tuân theo những khuôn mẫu hay tiêu chuẩn mà các thế hệ trước đã tạo ra. Họ đã quá chán nản với việc nhìn bố mẹ hay anh chị mình uể oải 8 tiếng ở văn phòng, họ không muốn mình là thế hệ tiếp theo phải chạy theo guồng quay ấy.

Một điều mà chúng ta nghe được từ rất nhiều Gen Zer là họ nghĩ rằng các thế hệ khác quá phức tạp. Họ muốn loại bỏ đi những sự phức tạp này nên thường có xu hướng tìm cách tối giản nhất khi thực hiện công việc của mình nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất công việc.

Claire Vũ (tên thật Vũ Mai Anh) sinh năm 1999. Dù chỉ mới 23 tuổi nhưng cô nàng đã là founder của một trung tâm Tiếng Anh và make-up. Nếu xem cách cô nàng quản lý trung tâm của mình, chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt của một leader gen Z so với các thế hệ khác.

 Có 1 xu hướng bất quy tắc của sếp Gen Z: 3h chiều thoải mái đi hẹn hò, làm 2 tiếng/ngày vì leader không phải cái gì cũng xắn tay vào - Ảnh 2.

Cô nàng kể từng có giai đoạn làm việc "điên cuồng" nhưng tính tới thời điểm hiện tại, khi xây dựng được bộ máy tự vận hành, bản thân chỉ làm việc 2 tiếng/ngày. Quãng thời gian còn lại sẽ tập trung phát triển các chiến lược, bởi với Mai Anh, trong vai trò là một người leader, không phải việc gì cũng xắn tay vào làm.

"Mình cần có những quãng nghỉ để mình tư duy mở, sáng tạo nhiều ý tưởng mới mẻ hơn. Mình chỉ làm 20% công việc nhưng sẽ giải quyết 80% hiệu suất công việc còn lại. Mình không ép bản thân làm việc mà khi mình được làm công việc vừa tạo hiệu quả cho khách hàng vừa hiệu quả về thu nhập cho đội nhóm của mình thì sẽ bị cuốn vào guồng công việc. Nhiều khi trắng đêm không để ý thời gian", Mai Anh tâm sự.

 Có 1 xu hướng bất quy tắc của sếp Gen Z: 3h chiều thoải mái đi hẹn hò, làm 2 tiếng/ngày vì leader không phải cái gì cũng xắn tay vào - Ảnh 3.

Cho nhân viên thoải mái sau 3h chiều, kể cả đi hẹn hò cũng được

Thạch Thảo - Giám đốc kinh doanh của một công ty chứng khoán lớn cũng là một gen Z có tư duy làm việc và làm leader rất khác biệt. Một ngày làm việc của Thảo kéo dài từ 9h sáng cho đến 3h chiều và chỉ những lúc thị trường biến động hay có một dự án mới thì cô nàng mới cần tăng ca và làm thêm việc tại nhà.

Còn trong công việc, Thảo cho biết thường sẽ cho nhân viên thoải mái giờ giấc sau 3h chiều (kết thúc thời gian giao dịch của Sở). Miễn sao nhân viên không làm ảnh hưởng đến công việc, miễn khi khách gọi thì luôn đáp ứng đầy đủ là được.

Không ít gen Z ngày nay khi đến công sở đã tự hỏi rằng, tại sao phải làm ngày 8 tiếng trong khi mình có thể hoàn thành toàn bộ công việc ấy chỉ trong 1 buổi chiều, tại sao lại cắm mặt ăn cơm văn phòng trong khi mình có thể ngồi ở nhà và giao tiếp với team qua màn hình. Cũng vậy, với các leader là gen Z, họ cũng không áp đặt nhân viên những luật lệ công sở cứng nhắc, vì trên hết cái mà họ muốn nhận là kết quả công việc chứ không phải quá trình.

 Có 1 xu hướng bất quy tắc của sếp Gen Z: 3h chiều thoải mái đi hẹn hò, làm 2 tiếng/ngày vì leader không phải cái gì cũng xắn tay vào - Ảnh 4.

Cũng theo Thảo, dù ở vị trí cao song với cô nàng, tư duy làm sếp kiểu chỉ tay 5 ngón, nói 1 là 1, 2 là 2 không tồn tại. Thảo quan niệm: "Khi làm leader rồi thì mình biết đặt cảm xúc của mình vào tất cả mọi người. Ví dụ một chính sách áp xuống thì các bạn nhân viên thấy thế nào, sếp lớn cảm nhận ra sao? Việc này có đem lại kết quả tốt hay không? Nói chung phải cân nhắc rất nhiều thứ chứ không đơn giản như khi còn làm nhân viên nữa".

Dưới góc nhìn quản lý, Thảo cho rằng việc gì bạn cũng cần phải biết, nhưng chỉ nên chuyên sâu tập trung vào một thứ. Cô nàng tâm sự: "Không ai có thể giỏi tất cả lĩnh vực. Như cương vị một leader thì nên biết tất cả nhưng chỉ chuyên tâm vào 1 lĩnh vực thôi. Ví dụ mình giỏi khoản đi ra ngoài sale hơn, không giỏi làm hợp đồng trong văn phòng thì sẽ thuê riêng một người làm việc đó".

 Có 1 xu hướng bất quy tắc của sếp Gen Z: 3h chiều thoải mái đi hẹn hò, làm 2 tiếng/ngày vì leader không phải cái gì cũng xắn tay vào - Ảnh 5.

Khi các "boss" gen Y nói về đồng nghiệp gen Z

Với tư duy làm leader có vẻ bất tuân những thứ đã có sẵn, thoát khỏi khuôn khổ của một văn phòng hành chính làm 8 tiếng/ngày của những gen Z, anh Vương Duy Đức, senior account manager của 1 marketing agency tại TP.HCM cho rằng: "Gen Z có một thế mạnh là các bạn có tính sáng tạo và ứng biến rất tốt. Điều này sẽ giúp các bạn có khả năng linh hoạt trong công việc cao. Có một điểm nữa, mình thấy là các bạn ứng dụng công nghệ trong công việc rất tốt. Điều này giúp giảm thiểu những task 'không tên không tuổi', giúp tăng cường hiệu suất công việc cao hơn!"

Còn anh Nguyễn Nhật Chung, hiện đang là quản lý tại 1 công ty truyền thông nhận định gen Z khi làm leader có sự khác biệt là nhìn ra được những lỗ hổng trong các bộ máy/quy trình và khắc phục, thay đổi nó theo cách riêng của mình. "Thế hệ trước thường bị ám ảnh với quy trình, mọi thứ đều phải có A mới đến B, C, D rồi qua 500 cửa ải khác mới chạm được đến Z. Các bạn leader gen Z thì lại khác, phương thức không quan trọng, mấu chốt với gen Z là làm sao giải quyết được vấn đề đó, theo cách nào cũng được!", anh nói.

 Có 1 xu hướng bất quy tắc của sếp Gen Z: 3h chiều thoải mái đi hẹn hò, làm 2 tiếng/ngày vì leader không phải cái gì cũng xắn tay vào - Ảnh 6.

Như đã nói, gen Z khi làm leader không ngại phá bỏ đi các rào cản của môi trường công sở thông thường như không cần nhân sự ngày làm 8 tiếng, không gặp mặt trực tiếp, không ngồi văn phòng,… Với anh Nhật Chung điều này mang lại cho nhân viên sự tự do. Tuy nhiên anh cho rằng, đi kèm với cách làm này là sự yêu cầu về kỉ luật: Kỉ luật của tập thể, của công sở và kỉ luật cá nhân.

"Vậy nên mình nghĩ gen Z nói chung và các leader gen Z nói riêng cần tạo cho mình cách làm việc & tư duy 'tự do một cách có kỉ luật'. Bạn cần đặt ra cho mình những nguyên tắc riêng và những việc không-nên-làm (not-to-do-list) để đảm bảo được công việc nhưng vẫn không bị cảm thấy gò bó, mệt mỏi!" anh chia sẻ.

Về phía anh Duy Đức, "chuyên nghiệp" là điều anh nhắn nhủ với các leader gen Z nói riêng và nhân sự khi đi làm nói chung. Anh nói rằng: "Sẽ không một leader nào muốn nhìn thấy bạn nhân viên mang tâm trạng ngoài công việc lên văn phòng. Vì đã bước vào văn phòng thì mọi người sẽ đánh giá nhau trên yếu tố 'hiệu suất công việc'!"

Như vậy, đồng nghĩa rằng, gen Z ở vị trí sếp có thể sẽ phá bỏ những quy tắc cũ để cho mình và nhân sự thoải mái hơn nhưng cũng phải đảm bảo được tính KỶ LUẬT và CHUYÊN NGHIỆP. Điều này sẽ được cân đo đong đếm bằng chất lượng đầu ra của công việc.

 Có 1 xu hướng bất quy tắc của sếp Gen Z: 3h chiều thoải mái đi hẹn hò, làm 2 tiếng/ngày vì leader không phải cái gì cũng xắn tay vào - Ảnh 7.

Với những leader gen Y, khi gen Z chỉ dành thời gian 5-6 tiếng, thậm chí 2-3 tiếng không đồng nghĩa với việc ngày nay, thế hệ này đang không đặt mối quan tâm hàng đầu của mình cho công việc.

Anh Nhật Chung cho rằng: "Tận hưởng ít hay nhiều, làm việc có hết mình hay không, mình nghĩ nên dành sự đánh giá đó cho kết quả cuộc cùng. Câu hỏi quan trọng nhất là: Họ có làm được việc hay không? Miễn câu trả lời là có thì những yếu tố khác không thành vấn đề.

Gen Y giờ đã là câu chuyện khác, thời thế thay đổi lắm rồi, những anh chị 8X, thậm chí là 9X như mình không thể (và cũng không nên) áp đặt và mong muốn những bạn trẻ sinh năm 2K sống, làm việc hay suy nghĩ giống mình được!"

Theo Vũ Trịnh

Cùng chuyên mục
XEM