CNN: Sự thiếu quyết đoán của Phương Tây đang khiến họ chịu hậu quả bởi Covid-19, cần học tập Trung Quốc hay Hàn Quốc?

24/03/2020 10:09 AM | Xã hội

Rõ ràng, chính phủ Phương Tây đã thất bại trong việc thực hiện những chính sách cách ly mạnh tay như Chính quyền Trung Quốc đã từng được thực hiện ở nước này.

Theo các chuyên gia, việc chính phủ đưa ra những tuyên bố thiếu quyết đoán khiến rất nhiều người dân từ chối ở nhà hay hạn chế đi lại mùa dịch như đã được khuyến nghị.

Khi đại dịch Covid-19 mới bắt đầu ở Italy, chính phủ đã cách ly khu vực phía Bắc nơi chịu lây nhiễm nặng nhất. Dẫu vậy dịch bệnh vẫn lây lan rộng và Italy đã phải tuyên bố cách ly cả nước vào ngày 9/3/2020, những ai vi phạm sẽ bị phạt 232 USD cùng 6 tháng tù.

Trớ trêu thay, hàng trăm nghìn người Italy vẫn vô tư tổ chức tiệc tùng, hội họp bất chấp lệnh cấm. Thậm chí các quan chức của Trung Quốc tuần trước cũng đã phải mỉa mai rằng những lệnh cấm của Italy, vốn được coi là các biện pháp nghiêm ngặt nhất Châu Âu vào thời điểm đó, chẳng có mấy tác dụng.

CNN: Sự thiếu quyết đoán của Phương Tây đang khiến họ chịu hậu quả bởi Covid-19, cần học tập Trung Quốc hay Hàn Quốc? - Ảnh 1.

Vào ngày 20/3/2020, quân đội Italy đã được yêu cầu vào cuộc để duy trì lệnh cấm khi số người chết tăng vọt còn các bệnh viện lâm vào tình trạng quá tải. Đến cuối tuần trước khi số người chết đạt hơn 1.400 người chỉ trong 2 ngày, chính quyền Rome đã phải siết chặt lệnh cấm.

Trong khi Châu Âu hiện đã vượt qua Trung Quốc để trở thành tâm điểm đại dịch Covid-19 thì nhiều nước thành viên vẫn chưa học hỏi được cuộc khủng hoảng từ Italy.

Tại thủ đô London, mọi người vẫn đổ về các công viên để đi dạo hay phơi nắng bất chấp những khuyến cáo ở nhà của chính phủ. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã cực lực khuyên bảo người dân và thậm chí đã tuyên bố cách ly toàn quốc mới đây nhằm ép buộc mọi người hạn chế đi lại, tránh một cuộc khủng hoảng như ở Italy.

Tuy nhiên, Giáo sư Nick Chater về hành vi xã hội của trường Warwick Business School nói với hãng tin CNN rằng những biện pháp này vẫn chưa đủ cứng rắn. Những nhà lãnh đạo Phương Tây hiện đang truyền tải một thông điệp quá mềm mỏng khi muốn người dân hạn chế đi lại.

"Khi mọi người được khuyên một cách nhẹ nhàng để làm điều gì đó, tôi nghĩ rằng họ sẽ không coi việc làm đó là gấp gáp hay cho chúng là vô lý để rồi không thực hiện. Thông điệp mà chính phủ đưa đến người dân nghe chẳng quan trọng chút nào bởi nếu nó thực sự cần thiết, họ sẽ không nói kiểu ‘chúng tôi khuyến nghị thế này thế kia’ mà sẽ dùng quyền lực hành chính để ép người dân thực hiện", Giáo sư Chater nói.

Rõ ràng, chính phủ Phương Tây đã thất bại trong việc thực hiện những chính sách cách ly mạnh tay đã từng được thực hiện ở Trung Quốc. Tư tưởng tự do dân chủ khiến nhiều nhà lãnh đạo tại Anh, Đức hay Australia thực hiện những biện pháp mềm mỏng hơn như khuyên nhủ hay dần siết chặt lệnh cấm thay vì dùng các chính sách cưỡng chế mạnh mẽ.

Tại Đức, chính phủ khuyến nghị người dân hạn chế đi lại, tụ họp thay vì một lệnh cách ly toàn quốc.

CNN: Sự thiếu quyết đoán của Phương Tây đang khiến họ chịu hậu quả bởi Covid-19, cần học tập Trung Quốc hay Hàn Quốc? - Ảnh 2.

Trước những thông điệp ôn hòa này, nhiều người dân chẳng lấy đó làm quan trọng và hệ quả là họ tiếp tục tụ tập. Cuối tuần trước, một đám đông đã tổ chức tiệc trên bãi biển ở California, đến công viên đi dạo, hay tiếp tục sống theo thói quen hàng ngày dù đại dịch đang diễn biến xấu đi. Chính phủ Australia thậm chí đã phải đóng cửa bãi biển Bondi Beach nổi tiếng do hàng nghìn người dân vẫn tụ tập tại đây bất chấp lệnh hạn chế đi lại.

Trên mạng xã hội, rất nhiều địa điểm giải trí, du lịch cho thấy số du khách đông đảo bất chấp lệnh cấm. Công viên quốc gia Snowdovia National Park tại Anh mới đây đã có một ngày đông khách nhất trong lịch sử.

Trước sự việc này, những nhà lãnh đạo Phương Tây có phản ứng khá yếu ớt. Thống đốc Gavin Newsom của bang California gọi những thanh thiếu niên tụ tập ở bãi biển là những kẻ ích kỳ. Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon kêu gọi người dân nên làm điều đúng đắn còn Thủ tướng Australia Scott Morrison thì gọi hành động tụ tập là đáng xấu hổ.

Dẫu vậy, Giáo sư Chater cho rằng những lời nhắc nhở trên là chẳng đủ để khiến người dân chấp hành luật pháp, một điều khá lạ lùng ở những nước Phương Tây luôn tự hào về tính thượng tôn pháp luật hay cách hành xử của người dân.

"Đây là một sự thất bại to lớn trong việc giao tiếp giữa chính phủ và người dân. Hãy nhìn Trung Quốc hay Hàn Quốc mà học tập, chính sách của họ hoàn toàn có hiệu lực chứ chẳng phải chỉ là những lời lẽ thuyết phục suông. Tại Trung Quốc, chính phủ thực hiện cách ly diện rộng với mức độ nghiêm mật chưa từng có và nó đem lại hiệu quả rõ ràng. Tại Hàn Quốc, người dân dù tự do hơn nhưng họ thực hiện được lượng xét nghiệm trên diện rộng, đồng thời cũng khuyến cáo người dân hạn chế tụ tập", Giáo sư Chater nhận định.

Vào ngày 19/3/2020, Trung Quốc đã tuyên bố không có ca nhiễm dịch nào mới sau khoảng thời gian cách ly nghiêm mật từ sớm. Đây được coi là một động thái quyết đoán của chính quyền Bắc Kinh khi chấp nhận ép buộc người dân một số vùng phải ở trong nhà hơn 1 tháng, đồng thời chịu những thiệt hại nặng nề về kinh tế để dập dịch.

Hiện một số nước Châu Âu đã bắt đầu siết chặt lệnh cách ly. Pháp đã phạt hàng nghìn người vì vi phạm lệnh cấm tụ tập, đồng thời bắt đầu đóng cửa các bãi biển, công viên...

Tuy vậy, Giáo sư Chater cho rằng chính phủ nên có những biện pháp cứng rắn hơn trước khi quá muộn.

CNN: Sự thiếu quyết đoán của Phương Tây đang khiến họ chịu hậu quả bởi Covid-19, cần học tập Trung Quốc hay Hàn Quốc? - Ảnh 4.

AB

Cùng chuyên mục
XEM