Clip: Người Việt Nam "ít tranh luận nhất Châu Á"

16/01/2017 15:47 PM | Xã hội

Người Việt có câu "1 điều nhịn là 9 điều lành", có phải vì lí do đó mà người Việt Nam được mệnh danh là "người ít tranh luận nhất Châu Á"?

"Ngại" có lẽ là từ được số ít trong chúng ta nhắc đến, ngại vận động, ngại đi bộ, ngại thay đổi, ngại suy nghĩ và giờ có cả ngại... tranh luận. Trong 1 buổi công bố về "Chỉ số mối quan hệ giữa con người ở Châu Á" thì người Việt Nam được công nhận là ít tranh luận nhất.

Sở dĩ gọi nó là "bệnh" vì nó có sự lây lan nhanh chóng: Trong lớp học giáo viên nói học trò chỉ biết nghe; về nhà bố mẹ lên tiếng con cái đều "1 dạ 2 vâng" để được "tiếng con ngoan"; ở công sở, lãnh đạo cần có ý tưởng thì nhân viên ngại lên tiếng, chờ sếp chỉ đâu đánh đó.

Vậy lý do vì sao người Việt Nam lại ít tranh luận, người Việt ít tranh luận hay không có khả năng tranh cãi? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong chương trình "Chuyện bên ly cà phê" được phát sóng trên kênh VTV3 mới đây khi nhà báo Lại Văn Sâm và nhà báo Phan Đăng cùng bàn về căn bệnh "ngại tranh luận" của người Việt Nam.

Theo nhà báo Lại Văn Sâm, căn nguyên căn bệnh này xuất phát từ 1 sự an toàn mà chúng ta đang tự "nhốt" mình trong đó. "Người Việt Nam mình thường có nói 1 câu là "1 điều nhịn là 9 điều lành", nó là an toàn, nó là tất cả những cái gì từ tính cách cả nể".

Nhà báo Lại Văn Sâm chia sẻ 1 kỷ niệm thời học sinh khi trong 1 lần tranh luận đã bị giáo viên cầm cây thước kẻ "đuổi đánh" vì giữ nguyên ý kiến của bản thân mình. "Và từ đấy về sau, tôi không bao giờ dám có ý kiến nữa, nó triệt tiêu hoàn toàn".

"Người Việt Nam mình thường có nói 1 câu là "1 điều nhịn là 9 điều lành", nó là an toàn, nó là tất cả những cái gì từ tính cách cả nể", nhà báo Lại Văn Sâm chia sẻ.

Bàn về nền giáo dục hiện nay, nhà báo Phan Đăng cho rằng: "Một nền giáo dục đúng phải cho những đứa trẻ dám sai chứ không phải bắt nó ngay từ nhỏ phải đi theo quy chuẩn, nếu không thế hệ đó sẽ chỉ trở thành những cái máy photocopy, những con vẹt mà thôi. So với Phương Đông, giáo dục Phương Tây khuyến khích học sinh tranh luận".

Với facebook, thật dễ dàng đưa ra quan điểm, chỉ cần 1 dòng status ngắn gọn và bên dưới sẽ là hàng trăm, hàng ngàn comment (bình luận) nhưng tranh luận trên Internet cần có sự lưu tâm. "Nếu muốn phát triển, con người nên học cách tranh luận, thậm chí là tranh luận đến hơi thở cuối cùng với những tư duy hoài nghi, ngay cả những thứ tưởng là khoa học vẫn có thể sai", nhà báo Phan Đăng cho biết.

Người Việt Nam đang mắc phải căn bệnh ngại tranh luận.
Người Việt Nam đang mắc phải căn bệnh "ngại tranh luận".

Theo Minh Nhân

Cùng chuyên mục
XEM