Clip: Cảnh phim trong bom tấn Tây Du Kí 1927 từng bị cấm chiếu vì bị cho là không hợp "thuần phong mỹ tục"

15/04/2022 10:16 AM | Sống

Mặc dù được nhiều khán giả vô cùng mến mộ thời điểm phim ra mắt nhưng những tạo hình nhân vật của Tây Du Kí 1927 đã khiến bom tấn này bị cấm lưu hành.

Do phiên bản phim truyền hình Tây du ký năm 1986 quá thành công suốt 30 năm qua nên nhiều người nhầm tưởng đây là tác phẩm lâu đời nhất. Diễn xuất xuất thần trong nhân vật Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng cũng khiến bộ phim trở thành tượng đài kinh điển khắp các quốc gia trên thế giới, lấn át cả những phiên bản chuyển thể sau này. Tuy nhiên, thật ra đây lại không phải là phiên bản lâu đời nhất của bộ phim này. 

Bộ phim sớm nhất chuyển thể từ tiểu thuyết "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân mang tên "Động Bàn Tơ" được sản xuất năm 1927.

Bộ phim do nữ diễn viên tài sắc nổi danh của bến Thượng Hải lúc bấy giờ là Ân Minh Châu đảm nhiệm vai nữ chính, đạo diễn thế hệ đầu tiên của Trung Quốc là Đán Đỗ Vũ thực hiện. Vì thời lượng giới hạn nên phim chỉ tập trung nội dung từ chương 72, 73 của tiểu thuyết. Nội dung kể về thầy trò Đường Tăng gặp nạn ở động Bàn Tơ. Tên phim "Động bàn tơ" cũng ra đời từ đó, đây là tác phẩm tổng hợp các thể loại: kinh dị, thần kỳ, du hành, tình cảm, hài hước , võ thuật…

Clip: Cảnh phim trong bom tấn Tây Du Kí 1927 từng bị cấm chiếu vì bị cho là không hợp thuần phong mỹ tục - Ảnh 1.

Động Bàn Tơ ra đời thập niên 1920 tại Thượng Hải, ở kỷ nguyên phim câm, tác phẩm đến nay tròn 95 tuổi. Tuy nhiên, do kho tư liệu của hãng phim bị bom lửa phá huỷ trong trận chiến giữa Nhật Bản và Trung Quốc tại Thượng Hải năm 1937, tác phẩm đã bị thất lạc trong một thời gian dài. Vào năm 2012, Tina Anckarman - nhân viên làm việc ở Thư viện quốc gia Na Uy - phát hiện bản sao của Tây du ký 1927 trong quá trình thống kê lại 9000 cuộn phim cổ trang được lưu trữ tại đây. Hai năm sau, tác phẩm được phục chế, phía Na Uy tặng bản sao cho Bảo tàng Tư liệu điện ảnh Trung Quốc. Cuốn băng chính là là bản sao duy nhất còn tồn tại được tìm thấy ở thời điểm đó trong khi bản gốc được xác định là đã bị thất lạc từ lâu.

Clip: Cảnh phim trong bom tấn Tây Du Kí 1927 từng bị cấm chiếu vì bị cho là không hợp thuần phong mỹ tục - Ảnh 2.

Thời điểm phim được chiếu, mặc dù chỉ là phim câm, màu đen trắng, nhưng vẫn vô cùng có sức hút với khán giả vì đây là lần đầu tiên "Tây du ký" được lên phim. Giá vé xem phim là một đồng, trong khi lương bình quân của lao động phổ thông chỉ có năm đồng. 

Nhờ nội dung hấp dẫn, hình thức bắt mắt, Tây du ký 1927 đạt doanh thu lớn, giúp vợ chồng Đản Đỗ Vũ - Ân Minh Châu nhận về khoản thù lao 50.000 nhân dân tệ. Bấy giờ, một gia đình năm người bình thường ở Thượng Hải chi khoảng 30 tệ một tháng. Đôi vợ chồng dùng số tiền này mua trang thiết bị làm phim, sắm ôtô.

Tuy nhiên, một thời gian sau đó, bom tấn này bất ngờ bị cấm chiếu do những tạo hình kỳ quái và phản cảm so với thuần phong mỹ tục bấy giờ. Các nhân vật nữ chỉ mặt yếm mỏng, trong khi nhân vật nam thì cởi trần đóng khố. Hơn nữa, có cảnh 7 yêu tinh nhền nhện tắm suối nước nóng quyến rũ Đường Tăng quá táo bạo nên bị chỉ trích nặng nề là bôi nhọ hình ảnh người phụ nữ, làm lệch lạc văn hoá thẩm mỹ dân tộc.

Clip: Cảnh phim trong bom tấn Tây Du Kí 1927 từng bị cấm chiếu vì bị cho là không hợp thuần phong mỹ tục - Ảnh 3.

Cảnh Đoạn Ân Minh Châu cởi áo từng bị cho không hợp thuần phong mỹ tục.

Clip: Cảnh phim trong bom tấn Tây Du Kí 1927 từng bị cấm chiếu vì bị cho là không hợp thuần phong mỹ tục - Ảnh 4.

Cách trang điểm và hóa trang cũng khiến nhiều khán giả hú hồn. Trư Bát Giới trong bản phim nay đeo một chiếc mặt nạ hình đầu lợn, còn các nhân vật khác như Đa Mục Qúai, Tôn Ngộ Không đều được hóa trang đậm, tạo ra cảm giác kỳ quặc, đáng sợ.

Clip: Cảnh phim trong bom tấn Tây Du Kí 1927 từng bị cấm chiếu vì bị cho là không hợp thuần phong mỹ tục - Ảnh 5.

Tạo hình kỳ quặc của Tôn Ngộ Không và Sa Ngộ Tĩnh.

Trích đoạn trong phim "Tây du ký" 1927. Video: Shanghai Yingxi

Sau 95 năm, điện ảnh bây giờ táo bạo và phóng khoáng hơn và Tây du ký 1927 đã được coi là bảo vật, tư liệu quan trọng của điện ảnh Trung Quốc. Thang Duy Kiệt - phó giáo sư viện Nhân văn học của Đại học Đồng Tế, Thượng Hải, còn cho biết bộ phim thuộc hàng "bom tấn" thập niên 1920, đánh dấu những đột phá trong sử dụng kỹ xảo, hiệu ứng mỹ thuật. 

Thu Ngân

Cùng chuyên mục
XEM