Clip, ảnh: Xác máy bay B52 ở Hà Nội gần 50 năm nổi lên sau khi rút nước hồ Hữu Tiệp

22/04/2021 08:45 AM | Xã hội

Cách đây 3 tuần, lòng hồ Hữu Tiệp, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội đã được rút cạn nước. Từ đó, một phần xác máy bay B52 hiện hữu rõ rệt hơn bao giờ hết.

Clip: Cận cảnh xác máy bay B52 ở Hà Nội gần 50 năm nổi lên sau khi rút nước hồ Hữu Tiệp

Clip, ảnh: Xác máy bay B52 ở Hà Nội gần 50 năm nổi lên sau khi rút nước hồ Hữu Tiệp - Ảnh 1.

Những ngày này, hồ Hữu Tiệp, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội đang được quây bạt để tu sửa, nạo vét. Hồ này còn được gọi là hồ B52, bởi nơi đây còn lưu giữ một phần xác máy bay B52 bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội trong 12 ngày đêm của chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972

Clip, ảnh: Xác máy bay B52 ở Hà Nội gần 50 năm nổi lên sau khi rút nước hồ Hữu Tiệp - Ảnh 2.

Để thực hiện dự án tu sửa hồ Hữu Tiệp và bảo dưỡng thân máy bay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lưu ý các đơn vị thi công thực hiện thận trọng việc rà phá bom mìn, kết hợp nghiên cứu khảo sát theo phương pháp khảo cổ học. Từ đó, chủ động đề xuất giải pháp xử lý trong trường hợp phát hiện các mảnh vỡ khác của máy bay trong lòng hồ

Clip, ảnh: Xác máy bay B52 ở Hà Nội gần 50 năm nổi lên sau khi rút nước hồ Hữu Tiệp - Ảnh 3.

Theo một công nhân, nước hồ đã được rút cạn và nạo vét bùn từ 3 tuần trước. Một căn lều được dựng cạnh xác máy bay B52 để phục vụ cho công việc bảo dưỡng

Clip, ảnh: Xác máy bay B52 ở Hà Nội gần 50 năm nổi lên sau khi rút nước hồ Hữu Tiệp - Ảnh 4.

Hồ Hữu Tiệp và xác máy bay B52 đã được Nhà nước công nhận là khu di tích lịch sử Quốc gia. Tuy nhiên, gần đây công trình này bị ô nhiễm và xuống cấp trầm trọng

Clip, ảnh: Xác máy bay B52 ở Hà Nội gần 50 năm nổi lên sau khi rút nước hồ Hữu Tiệp - Ảnh 5.

Dưới hồ có 2 máy cẩu thực hiện nạo vét bùn, xác máy bay B52 được đặt trên khung sắt đỡ

Clip, ảnh: Xác máy bay B52 ở Hà Nội gần 50 năm nổi lên sau khi rút nước hồ Hữu Tiệp - Ảnh 6.

Bức ảnh được chụp vào tháng 9/2020 khi hồ Hữu Tiệp chưa bị rút cạn nước, một phần xác máy bay nổi trên mặt hồ (Ảnh: Ngọc Thắng)

Clip, ảnh: Xác máy bay B52 ở Hà Nội gần 50 năm nổi lên sau khi rút nước hồ Hữu Tiệp - Ảnh 7.

Đêm 27/12/1972, một chiếc máy bay B52 của Mỹ đã bị quân và dân ta bắn hạ, rơi xuống khu vực Ngọc Hà, Hà Nội. Một phần xác máy bay nằm yên dưới hồ Hữu Tiệp gần 50 năm qua như một chứng tích sống động về chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"

Clip, ảnh: Xác máy bay B52 ở Hà Nội gần 50 năm nổi lên sau khi rút nước hồ Hữu Tiệp - Ảnh 8.

Sau khi bị tên lửa bắn trúng, chiếc B52 đã nổ tung thành nhiều mảnh. Thân, động cơ và cánh máy bay rơi xuống hồ Hữu Tiệp. Xác chiếc máy bay B52 được coi là biểu tượng chiến thắng của quân và dân Thủ đô. Đặc biệt, đây là chiếc máy bay B52 bị bắn rơi tại chỗ khi chưa kịp thả bom. "Có khoảng 47 quả bom từ xác chiếc máy bay này. Nhiều quả rơi ra ngoài cắm sâu xuống lòng đất hay nằm trên đường làng. Bộ đội công binh được cử đến giúp dân tháo gỡ bom mìn, phải đến một tuần sau mới dọn sạch", người dân nói

Clip, ảnh: Xác máy bay B52 ở Hà Nội gần 50 năm nổi lên sau khi rút nước hồ Hữu Tiệp - Ảnh 9.

Việc rút nước hồ phục vụ tu bổ đã khiến xác máy bay B52 nổi lên, hiện hữu rõ rệt hơn bao giờ hết, tạo cơ hội cho người dân được tận mắt chiêm ngưỡng

Clip, ảnh: Xác máy bay B52 ở Hà Nội gần 50 năm nổi lên sau khi rút nước hồ Hữu Tiệp - Ảnh 10.
Clip, ảnh: Xác máy bay B52 ở Hà Nội gần 50 năm nổi lên sau khi rút nước hồ Hữu Tiệp - Ảnh 11.

Một trong những nội dung của dự án tu bổ di tích này chính là việc bảo dưỡng, xây bệ đỡ, bảo quản và trưng bày tại chỗ mảnh xác máy bay B52

Clip, ảnh: Xác máy bay B52 ở Hà Nội gần 50 năm nổi lên sau khi rút nước hồ Hữu Tiệp - Ảnh 12.

Dự án cũng gồm tôn tạo tường rào, kè xung quanh hồ, gồm phá dỡ và xây lại 34,6m kè đá hộc; phá dỡ và xây lại 152,2m tường rào, lan can đỉnh kè, cửa, thang xuống hồ...

Clip, ảnh: Xác máy bay B52 ở Hà Nội gần 50 năm nổi lên sau khi rút nước hồ Hữu Tiệp - Ảnh 13.

Sau khi rút nước, lòng hồ xuất hiện nhiều rác thải, vật liệu xây dựng ngổn ngang. Các đơn vị đã rà phá bom mìn, kết hợp nghiên cứu khảo sát theo phương pháp khảo cổ học để đảm bảo an toàn cho dự án

MINH NHÂN

Cùng chuyên mục
XEM