Chuyện ngược đời ở Trung Quốc: Khi ngày sum họp Tết bỗng trở nên nặng nề, người trẻ "trốn chạy", thậm chí thở phào khi được rời quê lên thành phố làm việc

09/02/2022 14:53 PM | Sống

Lời hối thúc từ cha mẹ, họ hàng đang khiến nhiều người trẻ rơi vào khủng hoảng và sợ tham gia các cuộc họp mặt gia đình.

Khoảnh khắc từ quê nhà trở về Bắc Kinh làm việc sau năm mới, Lưu Hy đã thở phào nhẹ nhõm.

Vì dịch bệnh, hai năm liền Lưu Hy không về nhà ăn Tết. Không muốn về nhà là sai, nhưng sợ về nhà không hẳn là không đúng. Trên thực tế, cô có "ba nỗi sợ" khi về quê đón năm mới: Một là sợ bố mẹ nói lời tâm tình, hai là sợ những lời chúc của họ hàng, ba là sợ bạn bè cùng lớp sum họp. Bởi dù thế nào đi nữa, ở tuổi 28, Lưu Hy cũng giống như nhiều người khác đang bị nhắc nhở chuyện lập gia đình!

Trong suốt kỳ nghỉ lễ kéo dài 7 ngày, Lưu Hy hết sức cẩn thận đề phòng chuyện tình cảm của mình trở thành chủ đề bàn luận mỗi ngày.

Chỉ cần gia đình tụ tập đông người để tán gẫu, cô ấy sẽ tránh đi để không bị kéo vào đó. Trong dịp tết năm nay, một người anh họ kém 6 tuổi của Lưu Hy đã dẫn bạn gái về ra mắt gia đình. Mọi sự chú ý gần như đổ dồn về phía Lưu Hy và cuối cùng cô cũng không thể thoát khỏi “sự thúc giục kết hôn” đến từ phía cha mẹ và họ hàng.

Lưu Hy không thể chấp nhận việc cô giống như một “món hàng được trưng bày và định giá trên thị trường hẹn hò”. Khi cha mẹ cô bắt đầu nhắc nhở chuyện lập gia đình, Lưu Hy đã kiên quyết nói rằng: ''Con sẽ không bao giờ hẹn hò mù quáng!”

1. Áp lực bị giục kết hôn từ gia đình

Tiểu Tuyết làm việc ở Thâm Quyến quanh năm và thường cô chỉ về quê vào dịp lễ tết. Và đương nhiên, cha mẹ của cô không thể bỏ lỡ cơ hội tốt nhất này để thúc giục cô chuyện cưới xin.

Cô được cha mẹ sắp xếp cho các buổi gặp gỡ tìm hiểu ngay sau khi trở về nhà. Tiểu Tuyết hiểu được cha mẹ cũng vì con gái lớn chưa lấy chồng mà áp lực nên cô vẫn lịch sự trao đổi thông tin với những người xem mắt.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài, áp lực giục kết hôn của Tiểu Tuyết không chỉ đến từ cha mẹ mà kéo sang cả họ hàng và bạn bè xung quanh.

Điển hình là một người bạn đại học của cha Tiểu Tuyết kể từ khi biết cô chưa kết hôn bà ấy đã dùng mọi mối quan hệ của mình để giới thiệu Tiểu Tuyết  với mọi người. Hơn thế nữa, bà ấy còn tìm thông tin những đối tượng được cho là phù hợp và thuyết phục cô liên hệ trước với họ. 

Tuy nhiên, các bạn có thể hiểu không thể vì thế mà cha mẹ Lưu Hy từ bỏ việc thúc giục con gái lấy chồng. Nói chuyện trực tiếp không được họ dùng cách gửi tin nhắn, gọi điện liên tục để nhắc nhở và yêu cầu cô phải dẫn bạn trai về ra mắt trong năm nay.

Chuyện ngược đời ở Trung Quốc: Khi ngày sum họp Tết bỗng trở nên nặng nề, người trẻ trốn chạy, thậm chí thở phào khi được rời quê lên thành phố làm việc - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Áp lực từ gia đình, áp lực từ những người xung quanh dần dần khiến người trẻ cảm thấy bản thân già đi nhanh hơn. Nhiều người cho rằng, có lẽ lấy chồng/vợ sinh con là một loại sứ mệnh cần thực hiện nếu muốn tồn tại.

Những người làm cha, làm mẹ cũng có những áp lực của riêng họ. Con cái có tuổi chưa thành gia lập thất khiến họ lo lắng đến mức mất ăn mất ngủ cả đêm. Họ nói thỉnh thoảng đi dạo gặp người quen, họ đều tránh, đi đường vòng chỉ vì sợ bị hỏi “con nhà đã lấy chồng/lấy vợ chưa”.

2. Sự cách biệt thế hệ 

Khi ngày càng có nhiều người thế hệ 9x bước vào độ tuổi kết hôn theo nghĩa truyền thống, thì xã hội bắt đầu hình thành hai "trường phái" đó là giục lập gia đình và phản đối hôn nhân.

Theo báo cáo dữ liệu của Aurora, 46,4% những người sau 90 vẫn còn độc thân và 19% trong số họ đang là mẹ đơn thân. Trong số những người độc thân sau thập niên 90, có 36,8% gặp được bạn đời tiềm năng thông qua những người lớn tuổi hoặc họ hàng.

Trong mắt một số người trẻ, sự hối thúc của cha mẹ vfa những người xung quanh thực sự như đang “chuyển giao áp lực” .

Tiểu Tuyết có thể hiểu được sự lo lắng của cha mẹ và cô cũng có những kỳ vọng về hôn nhân của riêng mình. Cô đã từng bày tỏ với cha mẹ rằng hôn nhân không phải là một lựa chọn cần thiết trong cuộc sống, nhưng họ vẫn hy vọng rằng cô có thể có được một người bạn đời . 

"Tôi là con một, do đó cha mẹ sẽ lo lắng rằng không có ai đồng hành cùng tôi trong tương lai, và họ cũng lo lắng rằng việc già đi sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ", Tiểu Tuyết tâm sự.

Lã Thư Vọng chuyên gia tư vấn tâm lý cấp quốc gia, phân tích rằng thanh niên bị thúc giục kết hôn một mặt là do cha mẹ của họ vẫn còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm truyền thống về hôn nhân và tình yêu rằng “trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng”. Và họ áp đặt quan niệm đó lên con cái của mình. 

Chuyện ngược đời ở Trung Quốc: Khi ngày sum họp Tết bỗng trở nên nặng nề, người trẻ trốn chạy, thậm chí thở phào khi được rời quê lên thành phố làm việc - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, dưới tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, thế hệ trẻ có những quan niệm và trạng thái tâm lý hoàn toàn khác với thế hệ trước. “Họ có ý thức mạnh mẽ hơn về sự lựa chọn tự do và bình đẳng độc lập. Đồng thời có yêu cầu cao hơn đối với nền tảng kinh tế và tinh thần của hôn nhân”, Lã Thư Vọng nói.

Lã Thư Vọng khuyên những người trẻ tuổi nên bày tỏ thẳng thắn với cha mẹ về thái độ của họ đối với hôn nhân, sinh con và kế hoạch cuộc sống. Cuối cùng là hãy cố gắng tìm kiếm không gian cho bản thân, đối phó với các vấn đề của hôn nhân và tình yêu."

Quan trọng hơn, hãy dung hòa với chính mình và hiểu chính xác những gì bạn muốn. "Hôn nhân không phải là cách duy nhất để đạt được hạnh phúc, nhưng ý nghĩa của sự độc lập không giống như việc ở một mình. Những người trẻ tuổi và các bậc cha mẹ cần phải điều chỉnh nhận thức của mình", Lã Thư Vọng chia sẻ.

Theo Ifeng

Theo Thuỳ Anh

Cùng chuyên mục
XEM