Chuyện "nàng tiên cá dị hình" nổi tiếng khắp thế giới: Một quái vật có thật gây chao đảo hay trò lừa bịp khiến người ta phải tôn làm "bậc thầy PR"?

16/03/2022 10:45 AM | Sống

Câu chuyện về "nàng tiên cá dị hình" này từng gây xôn xao khắp thế giới.

Nhắc đến Nàng tiên cá, người ta nghĩ ngay đến một cô gái với nửa thân trên là người còn nửa thân dưới là đuôi và vây cá. Nàng có thân hình mảnh mai, gợi cảm, khuôn mặt xinh đẹp như công chúa và có giọng hát hay làm say đắm, đi vào lòng người. Tuy nhiên, đó chỉ là một nhân vật hư cấu do dân gian tạo ra.

Cho đến tận ngày nay, chuyện nàng tiên cá có thật hay không thì đến các nhà khoa học cũng chưa dám chắc chắn.

Vậy nhưng, đã có rất nhiều đồn thổi, cả những bằng chứng mơ hồ về sinh vật nửa người nửa cá này. Điển hình là câu chuyện về một "nàng tiên cá dị hình" từng gây xôn xao khắp thế giới. Người ta gọi nó là Tiên cá Fiji hay Người cá Feejee (Fiji Mermaid) với phần thân và đầu của một con khỉ trông dữ tợn ghép với nửa dưới của con cá. Câu chuyện về sinh vật quái dị này đến nay vẫn còn được nhắc đến trên nhiều tờ báo khoa học.

Chuyện nàng tiên cá dị hình nổi tiếng khắp thế giới: Một quái vật có thật gây chao đảo hay trò lừa bịp khiến người ta phải tôn làm bậc thầy PR? - Ảnh 1.

Hình ảnh Tiên cá Fiji hay Người cá Feejee (Fiji Mermaid) với phần thân và đầu của một con khỉ trông dữ tợn ghép với nửa dưới của con cá

"Quái vật" kỳ dị gây chao đảo khắp chốn

Theo Ancient Origins, Tiên cá Fiji (còn được đánh vần là 'Feejee') là một "hiện tượng" vô cùng nổi tiếng trong thế kỷ 19, đến nỗi mà ở đâu người ta cũng đem ra bàn tán xôn xao và còn muốn tận mắt nhìn thấy.

Nó được Phineas Taylor Barnum, một nhà trưng bày và doanh nhân người Mỹ, trưng bày vào năm 1842 tại Bảo tàng Barnum's American, ở thành phố New York. Sự nổi tiếng của sinh vật lạ này đã thu hút rất nhiều du khách đến thăm và đương nhiên là mang về lợi nhuận cho cá nhân Phineas và danh tiếng cho bảo tàng.

Chuyện nàng tiên cá dị hình nổi tiếng khắp thế giới: Một quái vật có thật gây chao đảo hay trò lừa bịp khiến người ta phải tôn làm bậc thầy PR? - Ảnh 2.

Hình ảnh ông Phineas Taylor Barnum

Cụ thể, câu chuyện về Tiên cá Fiji ở Mỹ bắt đầu với sự xuất hiện vào giữa tháng 7 năm 1842, của một người Anh tên là Dr. J. Griffin (thực chất tên thật của anh ta là Levi Lyman, một cộng sự của Phineas Taylor Barnum). Anh ta tự xưng là một thành viên của trường Trung học Lịch sử Tự nhiên Anh tại New York.

Tin đồn cho rằng, chính Griffin đã mang theo một nàng tiên cá, được cho là bị bắt gần quần đảo Fiji ở Nam Thái Bình Dương. Tin tức về sự xuất hiện của Griffin, cùng với mẫu vật kỳ lạ của anh ta đã được giới báo chí biết đến.

Các phóng viên của các tờ báo nườm nượp kéo đến khách sạn nơi Griffin ở và yêu cầu được tận mắt nhìn thấy nàng tiên cá. Khi anh ta cho họ nhìn thoáng qua về sinh vật kỳ lạ mà anh ta mang theo bên mình, họ tin chắc rằng nó là THẬT.

Không lâu sau đó, Phineas Taylor Barnum đã cất công đến tận văn phòng của các tờ báo lớn ở New York, để tung tin rằng ông ta đã cố gắng thuyết phục Griffin để được trưng bày nàng tiên cá trong bảo tàng của mình. Phineas nói rằng Griffin không đồng ý.

Phineas cũng cho hay mình đã chuẩn bị trước quảng cáo (trong đó có bức tranh khắc gỗ cho thấy hình hài một nàng tiên cá điển hình của châu Âu) cho cuộc triển lãm. Phineas được cho là cũng phát tán 10.000 cuốn sách nhỏ đi khắp thành phố, trong đó mô tả các nàng tiên cá quyến rũ.

Và thế là, chẳng bao lâu, Tiên cá Fiji của Griffin đã trở thành chủ đề "nóng" nhất ở New York thời điểm đó và cuối cùng, Griffin đồng ý trưng bày nàng tiên cá của mình trong 1 tuần tại Phòng hòa nhạc ở Broadway.

Chuyện nàng tiên cá dị hình nổi tiếng khắp thế giới: Một quái vật có thật gây chao đảo hay trò lừa bịp khiến người ta phải tôn làm bậc thầy PR? - Ảnh 3.

Tranh vẽ Tiên cá Fiji

Cuộc triển lãm kéo dài 1 tuần đã gây được tiếng vang lớn, và kết quả là Griffin đã cho phép "báu vật" của mình được trưng bày ở New York trong một thời gian dài hơn, tức khoảng 1 tháng. Ngoài việc trưng bày triển lãm, Griffin còn đích thân thuyết trình cho những đám đông đến xem nàng tiên cá.

Những gì công chúng nhìn thấy chắc chắn không phải là những nàng tiên cá xinh đẹp, ngực trần quyến rũ như mô tả trên các tờ quảng cáo của Phineas. Thay vào đó, nó trông kỳ dị, dữ tợn và đáng sợ. Người ta bảo rằng, Tiên cá Fiji thực sự là nửa trên của một con khỉ con được gắn với nửa dưới của một con cá. Tóc của sinh vật ấy còn xoăn tít mù, trông như bà cụ 100 tuổi. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là thân hình trơ xương và cái đuôi cứng đờ phía sau.

Giới nghiên cứu cho rằng Phineas không phải là tác giả của Tiên cá Fiji mà sinh vật này ra đời ở châu Á (Nhật Bản và Đông Ấn) và vị thương gia này đã mua lại nó từ những ngư dân.

Trò lừa bịp khiến người ta phải tôn làm "bậc thầy PR"

Thời gian sau đó, người ta mới "ngớ" người phát hiện ra rằng tất cả chỉ là một trò lừa bịp mà Phineas cất công dựng ra với âm mưu thu hút khách tham quan viện bảo tàng và đương nhiên là để ông ta nhét đầy túi tiền.

Tiên cá Fiji nổi tiếng hóa là một sản phẩm nhân tạo. Nó được tạo ra ở Nhật Bản vào khoảng năm 1810 như một loại hình nghệ thuật truyền thống của ngư dân.

Chuyện nàng tiên cá dị hình nổi tiếng khắp thế giới: Một quái vật có thật gây chao đảo hay trò lừa bịp khiến người ta phải tôn làm bậc thầy PR? - Ảnh 4.
Chuyện nàng tiên cá dị hình nổi tiếng khắp thế giới: Một quái vật có thật gây chao đảo hay trò lừa bịp khiến người ta phải tôn làm bậc thầy PR? - Ảnh 5.

Nó được các thương gia Hà Lan mua lại, sau đó họ lại bán cho một thuyền trưởng người Mỹ tên là Samuel Barrett Eades vào năm 1822. Samuel đã trả một số tiền lớn để mua nàng tiên cá, nhưng không thể kiếm được tiền từ việc trưng bày nó. Sau khi ông qua đời, Tiên cá Fiji được trao cho con trai ông, người đã bán nó cho Moses Kimball. Rồi Moses lại cho Phineas thuê với giá 12,5USD (khoảng 286.000 đồng theo tỷ giá hiện tại) trong vòng 1 tuần. Thấy kế hoạch trưng bày kiếm tiền có vẻ thành công, Phineas lại thuê thêm một thời gian nữa.

Sau cuộc triển lãm, Tiên cá Fiji được lưu giữ tại Bảo tàng Barnum và Bảo tàng Kimball tại Boston, Mỹ, trong 20 năm tiếp theo. Năm 1859, Tiên cá Fiji được trưng bày tại London và sau đó trở về Bảo tàng Kimball.

Chuyện nàng tiên cá dị hình nổi tiếng khắp thế giới: Một quái vật có thật gây chao đảo hay trò lừa bịp khiến người ta phải tôn làm bậc thầy PR? - Ảnh 6.

Mẫu vật được cho là Tiên cá Fiji hiện đang trưng bày trong bảo tàng Bảo tàng Khảo cổ học và Dân tộc học Harvard

Có tin đồn Tiên cá Fiji đã bị tiêu hủy trong đám cháy tại Bảo tàng Barnum. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự bị tiêu hủy khi Bảo tàng Kimball sụp đổ vào đầu những năm 1880.

Cũng có giả thuyết khác cho rằng Tiên cá Fiji vẫn tồn tại và được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ học và Dân tộc học Harvard. Dù đúng là bảo tàng này đang trưng bày một phiên bản tiên cá, nhưng không ai chắc chắn đây có phải là Tiên cá Fiji gốc hay không.

Nguồn: Ancient Origins

Theo L.T

Cùng chuyên mục
XEM