Chuyện lạ một ngôi đền Nhật Bản lập tượng đài Edison và bí mật về phát minh đem ánh sáng cho cả nhân loại

07/08/2019 09:01 AM | Xã hội

Ngày nay nếu đến thành phố Yawata, tỉnh Kyoto của Nhật, bạn sẽ thấy tượng đài Edison được xây dựng tại đền Iwashimizu Hachiman. Thậm chí con đường nhỏ dưới chân núi ngôi đền còn được đặt tên là "đường Edison" với bức tượng lưu niệm của ông.

Nhắc đến Thomas Alva Edison, người ta lại liên tưởng đến nhà phát minh đại tài đã sản xuất thành công bóng đèn hàng loạt cùng nhiều sáng chế khác, đóng góp cho sự phát triển của nhân loại. Tuy nhiên ít ai biết rằng, sự thành công trong phát minh vĩ đại nhất của Edison, thương mại hóa bóng đèn, lại đến từ bên kia Thái Bình Dương, đất nước Nhật Bản.

Ngày nay nếu đến thành phố Yawata, tỉnh Kyoto của Nhật, bạn sẽ thấy tượng đài Edison được xây dựng tại đền Iwashimizu Hachiman. Thậm chí con đường nhỏ dưới chân núi ngôi đền còn được đặt tên là "đường Edison" với bức tượng lưu niệm của ông.

Thành phố Yawata cũng có mối liên hệ mật thiết với thành phố Milan ở bang Ohio-Mỹ, quê hương của Edison. Hàng năm, 2 thành phố này vẫn trao đổi cho nhau những món quà hữu nghị nhằm thể hiện tinh thần thân thiết.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến Yawata có mối liên hệ mật thiết với nhà phát minh ở tận bên kia bờ Thái Bình Dương như vậy?

Chuyện lạ một ngôi đền Nhật Bản lập tượng đài Edison và bí mật về phát minh đem ánh sáng cho cả nhân loại - Ảnh 1.

Đền Iwashimizu Hachiman

Tất cả là nhờ bóng đèn

Năm 1878, nhà phát minh Edison bắt đầu nghiên cứu thương mại hóa bóng đèn sợi đốt. Thời kỳ đó, người ta đã nghĩ đến việc đốt những sợi nhỏ bằng điện để thắp sáng, hay còn gọi là dây tóc bóng đèn. Khi những dây tóc này nóng lên, chúng sẽ thắp sáng trong thời gian dài hơn so với đốt nến mà không tốn quá nhiều nguyên liệu.

Tuy nhiên do vấn đề kỹ thuật, rất nhiều nhà phát minh đã cố tìm ra nguyên liệu để thương mại hóa sản phẩm này nhưng không thành công. Có dây tóc quá yếu để có thể thắp sáng lâu, có loại đủ dài thì lại quá đắt hoặc không khả thi để sản xuất hàng loạt.

Bởi vậy, việc tìm ra chất liệu dây tóc bóng đèn là nhiệm vụ hàng đầu đối với nhà phát minh Edison. Ông nhận ra rằng mình cần phải tìm một nguyên liệu có điện trở lớn để dễ đốt nhưng lại phải có nhiệt độ nóng chảy cao để thắp sáng được lâu khi dòng điện chạy qua.

Sau khi thử nghiệm hàng nghìn vật liệu, từ platinum cho đến tóc người, Edison nhận ra rằng những dây tóc làm từ các bon phù hợp nhất với yêu cầu của ông. Ngay lập tức ông cho thử sợi vải cotton bị các bon hóa và bóng đèn đốt được tới 14 tiếng đồng hồ liên tục, một kỷ lục thời đó.

Ngay lập tức, Edison cho đăng ký bằng sáng chế với dây tóc các bon, thứ có thể làm từ rất nhiều loại chất liệu như sợi bông, lanh… một bước đi khôn ngoan của nhà phát minh này. Sau đó, Edison tiếp tục thử nghiệm các bon hóa các loại vật liệu khác nhau nhằm tìm kiếm dây tóc tốt nhất để thương mại hóa.

Chuyện lạ một ngôi đền Nhật Bản lập tượng đài Edison và bí mật về phát minh đem ánh sáng cho cả nhân loại - Ảnh 2.

Kể từ đây, Edison liên hệ với nhiều nhà sinh học để họ sưu tập những vật liệu khác nhau và gửi cho ông thí nghiệm. Bản thân Edison cũng gửi nhân viên của mình đi khắp nơi trên thế giới để tìm tài liệu tốt nhất cho dây tóc. Chính nhà phát minh này thừa nhận đã thử nghiệm không ít hơn 6.000 loại cây khác nhau làm dây tóc và gần như lục tung cả thế giới để tìm vật liệu phù hợp.

May mắn thay, một nhân viên của Edison là ông William H Moore đã gửi mẫu cây tre trồng gần đền Iwashimizu ở Kyoto năm 1880. Loại tre này chỉ mọc ở Trung Quốc và Nhật Bản, thường được dùng để làm đạo cụ âm nhạc hay các đồ thủ công khác. Ngoài ra chúng cũng được làm dây câu và bản thân Edison cũng đã gặp loại dây câu này năm 1878 ở Wyoming.

Hiện vẫn chưa rõ chính Edison là người đã yêu cầu ông Moore gửi vật liệu tre này hay tự thân ông Moore gửi, nhưng bằng cách nào thì Edison cũng đã khám phá ra rằng các bon hóa sợi tre có thể làm dây tóc bóng đèn rất lâu.

Để làm được dây tóc bóng đèn, những cây tre này sẽ bị tách ra thành những sợi mỏng và luồn vào chân tóc bóng đèn cho vừa khối. Trước đó chúng đã được các bon hóa ở nhiệt độ cao nhằm chuyển biến từ cấu trúc cellulose sang dạng thuần các bon, qua đó sẵn sàng thắp sáng trong thời gian dài.

Tuy vậy, do dây tóc chỉ có thể được làm từ những đốt tre nên chúng không thể kéo quá dài, đồng thời khiến lượng dây tóc không đủ đốt quá sáng so với thắp nến. Mặc dù vậy, dùng bóng đèn dây tóc vẫn đỡ tốn hơn nến cũng như có thời gian sáng lâu hơn. Các thử nghiệm cho thấy dây tóc bằng tre của Edison có thể sáng tới 1.200 giờ liên tiếp.

Kể từ đây, thị trường dây tóc bóng đèn bằng tre thống trị thị trường và chỉ bị thay thế khi hãng Tungsram phát minh ra dây tóc bằng sợi Vonfram thay thế năm 1904 cho độ dài thắp sáng lâu hơn. Đến năm 1911, chính công ty General Electric của Edison cũng chuyển sang dùng dây tóc Vonfram.

Năm 1931, Edison qua đời và sau đó 3 năm, ngôi đèn Iwashimizu đã xây tượng tưởng niệm của ông dưới chân núi. Khi con gái của Edison là bà Madeleine Edison Sloane thăm ngôi đền vào năm 1964, bà đã thật sự xúc động bởi chưa có một nơi nào trên đất Mỹ trân trọng Edison như tại đây.

AB

Cùng chuyên mục
XEM