Chuyên gia phục hồi chức năng BV Bạch Mai hướng dẫn các bài tập giúp F0 bớt khó thở

12/09/2021 13:30 PM | Sống

Mặc dù mắc Covid-19 thể nhẹ hoặc đã phục hồi sau thời gian điều trị tại bệnh viện thì việc tập vận động, tập thở vẫn rất tốt cho người bệnh, bạn cần duy trì thường xuyên hơn.

Tác dụng của tập luyện

PGS Đỗ Đào Vũ – Phó giám đốc TT Phục hồi chức năng BV Bạch Mai sau điều trị Covid-19 thì người bệnh cần được quan tâm về thể chất và tinh thần.

Người nhiễm Covid-19 thể nhẹ là người bệnh bị viêm ho hấp trên, viêm phổi nhẹ, không có triệu chứng khó thở nặng, Spo2 từ 94 % trở lên và người khỏi bệnh đã được xuất viện. Bệnh nhân hết sốt 3 ngày, các triệu chứng lâm sàng ổn định, các triệu chứng ho, đờm, khó thở …

Bệnh nhân có 2 mẫu bệnh phẩm dịch đường hô hấp âm tính được coi là khỏi bệnh.

Khi phục hồi chức năng tại nhà giúp người bệnh tăng khả năng hô hấp, tăng thông khí và khả năng tống thải đờm dãi của người bệnh khi có tăng tiết đờm dãi. Mang lại hiệu quả giúp người bệnh bớt khó thở.

Việc tập luyện thể chất cũng tăng cường khả năng hoạt động cơ thể, ngăn ngừa suy giảm thể chất và tinh thần. Đặc biệt, ngăn ngừa nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, các biến chứng do loét tì đè.

Bởi vì, bệnh cảnh Covid-19 gây 1 loạt bệnh cảnh rối loạn đông máu, tắc mạch máu nhỏ vì vậy nếu người bệnh không vận động có thể gây tắc tĩnh mạch sâu, tắc động mạch phổi nên việc tập luyện càng cần thiết hơn.

Hơn nữa, mục đích của việc phục hồi chức năng hậu Covid-19 đó là giúp người bệnh về nhà, sau khi chữa khỏi phục hồi chức năng sinh hoạt và sức khoẻ, người bệnh có thể trở lại cuộc sống hàng ngày, có thể làm việc, tham gia các hoạt động xã hội khác.

 Chuyên gia phục hồi chức năng BV Bạch Mai hướng dẫn các bài tập giúp F0 bớt khó thở - Ảnh 1.

Chăm sóc cho F0 tại bệnh viện.

Tập luyện cũng giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn, tế bào thần kinh nuôi dưỡng tốt, người bệnh cũng cải thiện được cảm xúc tâm lý của người bệnh

Tại BV Dã chiến số 16, PGS Vũ cho biết thông thường người bệnh đang bình phục sẽ được bác sĩ hướng dẫn các bài tập thở, tập thể lực. Việc hướng dẫn tuỳ thuộc vào từng cá thể, người bệnh thường rủ nhau tập chung, tăng tinh thần tập luyện và cải thiện hơn rất nhiều.

Nguyên tắc tập luyện của người bệnh có thể tập hợp các kiểu thở và các bài tập vận động tăng dần cường độ kéo dài dần thời gian và tuỳ từng thể trạng, đặc điểm của người bệnh để đảm bảo hiệu quả của các bài tập, tránh các chấn thương không mong muốn. Người bệnh khuyến khích bệnh nhân đi lại, vận động trong phòng bệnh nhưng đảm bảo an toàn, giãn cách.

Các bài tập

PGS Vũ hướng dẫn các bài tập cần thiết cho F0 thể nhẹ và đã điều trị xong:

Nhóm 1 bài tập thở:

Bài 1: Thở chúm môi hay tập thở hoành

B1: Người bệnh hít sâu từ từ bằng mũi, bụng phình ra

B2: Chúm môi từ từ thở ra, bụng thóp lại

Bài tập này giúp giãn nở lồng ngực, tăng thông khí phổi

 Chuyên gia phục hồi chức năng BV Bạch Mai hướng dẫn các bài tập giúp F0 bớt khó thở - Ảnh 2.

Bài tập thở cho F0.

Bài 2: Tập ho hiệu quả để thông thoáng đường thở

B1: Người bệnh thở chúm môi 5, 10 lần để đưa đờm ra khí quản vừa

B2: Tròn miệng hà hơi 5, 10 lần để đẩy đờm từ khí quản vừa ra khí quản ngoài

B3: Ho người bệnh hít thật sâu nín thở sau đó ho 2 lần. Lần 1 ho nhẹ, lần 2 ho mạnh để đẩy tống đờm ra ngoài

Bài tập này tăng khả năng tống xuất đờm, thông thoáng đường thở.

Bài 3: Tập thở chu kỳ chủ động

Bài tập gồm 3 bước

Bước 1 thở có kiểm soát người bệnh hít sâu nhẹ nhàng 20 – 30 giây

Bước 2 căng giãn lồng ngực hít sâu vào mũi nín thở 2, 3 giây và thở nhẹ nhàng lặp đi lặp lại 3, 5 lần.

Bước 3 Hà hơi hít thật sâu nín thở 2, 3 giây rồi tròn miệng hà hơi đẩy khí ra ngoài, lặp đi lặp lại người bệnh sẽ thấy việc tống xuất đờm dãi ra khỏi đường hô hấp.

Bài tập này áp dụng cho người ho, khạc đờm có bệnh lý nên tăng tiết đờm dãi như tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi kẽ, giãn phế quản, ung thư phổi.

Nhóm bài tập thể lực

Theo PGS Vũ việc tập thể dục người bệnh có thể tập các bài tập giãn cơ, bài tập tăng sức bền của chi trên và chi dưới.

Các bài tập tạ nhẹ, nếu không có tạ tại nhà sử dụng chai nước để sử dụng, nên lựa chọn dụng cụ phù hợp với thể lực của mình. Khi tập phải tập đúng để tránh chấn thương, nên tập nhẹ nhàng, nghe ngóng khả năng của cơ thể, chọn thời gian phù hợp với từng người.

Bài tập sức bền, động tác chống tay vào tường và đẩy ra đẩy vào để cải thiện sức mạnh của chi trên, sức bền, các động tác này cũng cải thiện chức năng hô hấp.

Một số bài vận động ngay tại giường như nâng vai; gấp duỗi khuỷu tay; gấp xoay cổ chân; co duỗi chân; dạng chân; nâng chân...

PGS Vũ nhấn mạnh nguyên tắc tập kiên trì, nghe ngóng sức khoẻ của mình và thường xuyên liên tục hàng ngày.

Ngọc Anh

Từ khóa:  BV Bạch Mai
Cùng chuyên mục
XEM