Chuyên gia đúc kết 6 thói quen tốt giúp phòng bệnh, nâng cao tuổi thọ: Hãy tham khảo sớm

13/10/2018 13:00 PM | Sống

Thói quen xấu hủy hoại sức khỏe, thói quen tốt giúp bạn khỏe mạnh và sống thọ. Đây là gợi ý tuyệt vời của các chuyên gia sức khỏe bạn nên tham khảo và áp dụng sớm để sống lâu hơn.

Ngày nay, điều kiện sống của người dân đã không ngừng được tăng lên, và nhu cầu về việc nâng cao tuổi thọ và mong muốn sống khỏe mạnh trường thọ cũng theo đó mà tăng lên. Tuy nhiên, việc muốn sống lâu lại không phải là đơn giản như vậy.

Các chuyên gia sức khỏe luôn khuyên mọi người rằng, "bác sĩ tốt nhất thực sự là chính mình". Nếu bạn muốn sống trường thọ khỏe mạnh mà không bị bệnh tật tấn công, đầu tiên hãy nghĩ đến việc duy trì những thói quen lành mạnh.

Sau đây là danh sách 6 thói quen quan trọng nhất được các chuyên gia trên kênh Sức khỏe (TQ) đúc kết, bạn nên duy trì hàng ngày để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là ung thư, tránh xa rủi ro sức khỏe sẽ giúp bạn trở nên khỏe mạnh hơn.

Bạn cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ xung quanh mình hàng ngày. Vậy, thói quen của những người khỏe mạnh sống lâu là gì? Chúng ta hãy nhìn vào bí mật của tuổi thọ.

1. Thái độ lạc quan

Thái độ tốt sẽ làm cho mọi người có nhiều sức khỏe tâm thần dồi dào, tâm trạng vui vẻ, đầu óc thư giãn.

Bạn không nên giữ trong lòng những suy nghĩ nặng nề, buồn chán hoặc thất vọng kéo dài. Thái độ tích cực và lạc quan chính là chìa khóa vàng giúp bạn có thể tránh được nhiều bệnh vì một số yếu tố sinh lý và tâm lý không lành mạnh có thể tạo ra những căn bệnh nguy hiểm.

Duy trì một thái độ lạc quan cũng có thể làm chậm quá trình lão hóa cơ thể và làm cho cơ thể bạn trở nên khỏe mạnh hơn.

Mặc dù tuổi thọ của người dân trên toàn thế giới hay ở trong khu vực sẽ khác nhau dựa trên thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt và các khía cạnh khác, nhưng có một điều mang lại hiệu quả sức khỏe như nhau chính là phong cách sống tích cực và thái độ lạc quan.

Chuyên gia đúc kết 6 thói quen tốt giúp phòng bệnh, nâng cao tuổi thọ: Hãy tham khảo sớm - Ảnh 1.

2, Hạn chế ăn ít đồ lạnh

Tất cả các cơ quan trong hệ tiêu hóa của con người đều thích đồ ăn uống nóng ấm, không thích đồ ăn lạnh. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều người duy trì thói quen ăn lạnh thường xuyên. Ví dụ như sử dụng đồ ăn có đá, uống nước đá, các loại đồ ăn vặt có thêm đá lạnh hoặc được ướp lạnh. Thói quen này vô tình làm ảnh hưởng lớn đến chức năng đường ruột và dạ dày.

Không những thế, trong lâu dài, hệ tiêu hóa sẽ khó chịu, dễ bị đầy hơi, khó tiêu, dạ dày đau nghiêm trọng hơn cũng có thể gây ra viêm nhiễm, do đó, để đảm bảo sự ổn định sức khỏe và tuổi thọ, tốt nhất là bạn không nên duy trì thói quen ăn đồ ăn lạnh.

Chuyên gia đúc kết 6 thói quen tốt giúp phòng bệnh, nâng cao tuổi thọ: Hãy tham khảo sớm - Ảnh 2.

3, Cần chú ý tập luyện thể chất nhiều hơn

Vận ddoognj và sức khỏe là 2 yếu tố không thể tách rời. Muốn có sức khỏe, bạn không thể thiếu được sự vận động, thể dục thể thao. Ngày nay, có rất nhiều người suốt ngày ở trong văn phòng, ngồi làm việc kéo dài nhiều giờ đồng hồ, sau đó lại nằm ngủ sau giờ làm việc, về cơ bản không tập thể dục.

Thiếu tập thể dục lâu dài có thể dẫn đến suy giảm thể lực, thể chất thay đổi, giảm khả năng miễn dịch và từ đó tạo nguy cơ sinh ra các bệnh khác nhau.

Phần lớn những người có tuổi thọ cao đều thuộc nhóm người yêu thích thể thao, có thể nói rằng tập thể dục là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe cho rằng, tập thể dục là rất quan trọng cho việc nâng cao tuổi thọ, và khuyến cáo rằng mọi người nên chọn các hình thức tập thể dục phù hợp theo tình trạng thể chất của mình.

Tập thể dục có thể cải thiện tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, mọi người có thể bắt đầu tập nhẹ nhàng ngay từ bây giờ. Sau khi bạn nhận ra tầm quan trọng của việc vận động, sẽ dần dần cho phép cơ thể thích nghi, tạo thói quen chăm sóc sức khỏe tốt nhất bằng cách tập thể dục mỗi ngày.

4, Uống thêm nước đầy đủ kể cả trước và sau bữa ăn

Nước là một trong những thành phần cần thiết cho cơ thể, tình trạng thiếu nước sẽ làm chậm sự trao đổi chất của cơ thể, vì vậy tốt nhất bạn không phải chờ đến khi cảm thấy khát mới uống, mà nên uống nước thường xuyên trong ngày để cơ thể luôn đủ nước.

Để khỏe mạnh, hãy cố gắng uống nước mỗi giờ, tùy vào nhu cầu của bản thân để uống cho phù hợp.

Chuyên gia đúc kết 6 thói quen tốt giúp phòng bệnh, nâng cao tuổi thọ: Hãy tham khảo sớm - Ảnh 3.

5, Thói quen ăn uống lành mạnh

Những người sống lâu thường có chế độ dinh dưỡng đa dạng và ăn uống nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng ở đây có nghĩa là hương vị nhẹ, chế biến đơn giản và giảm lượng dầu ăn và muối.

Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng không phải là ăn uống nhiều thực phẩm đắt đỏ hay uống thuốc nhiều bổ hơn, trên thực tế, có rất nhiều loại thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng không có lợi cho cơ thể hơn so với trái cây tươi và rau quả. Trong khi chúng ta rất sẵn các loại hoa quả này, bạn phải nên biết cách tận dụng.

Những khảo sát đều cho thấy một kết quả chung rằng, đa số những người có tuổi thọ cao thường có xu hướng ăn ít muối và dầu ít hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày. Ăn uống lành mạnh thường chú trọng nhiều thực phẩm xanh hơn, tránh thực phẩm và môi trường ô nhiễm, ngăn ngừa việc tiêu thụ chất chứa kim loại nặng và chất gây ung thư.

Chuyên gia đúc kết 6 thói quen tốt giúp phòng bệnh, nâng cao tuổi thọ: Hãy tham khảo sớm - Ảnh 4.

6, Chú ý giữ ấm

Những người có nguồn máu dồi dào thì thường sẽ khỏe mạnh hơn những người thiếu máu, trong khi đó, những người có khí huyết lưu thông thuận lợi, máu mịn (không bị vón) sẽ sống lâu hơn.

Theo quan niệm của Đông y, nếu cơ thể bị lạnh sẽ gây ra máu kém, tuần hoàn máu chậm, làm giảm tốc độ lưu thông máu và cung cấp máu đến các cơ quan trong cơ thể dẫn đến không vận chuyển kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoạt động.

Khi các bộ phận bị thiếu dinh dưỡng, nó sẽ hoạt động với hiệu quả thấp hơn, giảm khả năng miễn dịch cơ thể, có khả năng gây ra nhiều bệnh tật.

Chuyên gia đúc kết 6 thói quen tốt giúp phòng bệnh, nâng cao tuổi thọ: Hãy tham khảo sớm - Ảnh 5.

Sống khỏe mạnh trường thọ hay không phụ thuộc rất lớn vào thói quen của bạn. Hãy duy trì những thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấu ra khỏi cuộc sống hàng ngày là bạn đã tự mình chủ động nâng cao sức khỏe của bản thân.

*Theo Dưỡng sinh/Health39

Theo Vân Hồng

Cùng chuyên mục
XEM