Chuyên gia AI gốc Việt từng làm cho World Bank, 30 năm cố vấn cho Chính phủ Singapore bật mí 3 chiến lược vàng thu thập dữ liệu: Con Ve, con Nhện và con Cáo

31/10/2018 09:59 AM | Kinh doanh

“Nói đến dữ liệu, tôi nhớ đến câu chuyện con ve và con kiến. Con kiến chăm chỉ tha mồi còn ve hát suốt mùa đông. Kết quả là con kiến có dữ liệu còn con ve thì không”.

Albert Antoine (người gốc Huế) - nhà khoa học, chuyên gia tư vấn về AI và công nghệ cho Chính phủ Singapore trong 30 năm qua, đã đưa 3 chiến lược để doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu, áp dụng 4.0 tại sự kiện CEO Forum mới diễn ra ở TP HCM. Ông Antoine từng làm cho Ngân hàng Thế giới.

3 chiến lược giúp doanh nghiệp có được dữ liệu

Trong phần trình bày của mình, ông Antoine đưa ra dữ liệu rằng, năm 2007, trong số 10 công ty lớn nhất thế giới, chỉ có một công ty về công nghệ, đó là Microsoft. Tuy nhiên, sau 10 năm, tức 2017, trong số 10 công ty lớn nhất thế giới chỉ có một công ty không phải là công ty công nghệ.

Những từ như Big Data, AI, IOT, blockchain đã thâm nhập vào cuộc sống của con người và các doanh nghiệp. Nếu không có dữ liệu thì sẽ không có khoa học về dữ liệu.

“Nói đến dữ liệu, tôi nhớ đến câu chuyện con ve và con kiến. Con kiến chăm chỉ tha mồi còn ve hát suốt mùa đông. Kết quả là con kiến có dữ liệu còn con ve thì không”, ông Antoine nói.

Ông Antoine chỉ ra 3 cách để doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu. Thứ nhất đó là kiểu con ve. Khi không có dữ liệu thì doanh nghiệp đi mua hoặc gõ cửa doanh nghiệp khác. Chiến lược thứ 2 là con nhện, nghĩa là thu thập dữ liệu. Thứ ba, đó là con cáo. Con cáo không có dữ liệu thì sẽ gõ cửa để kết hợp với các “đối tác” khác. Google đã dùng chiến lược con cáo và con nhện để thành công như hôm nay.

Chuyên gia AI gốc Việt từng làm cho World Bank, 30 năm cố vấn cho Chính phủ Singapore bật mí 3 chiến lược vàng thu thập dữ liệu: Con Ve, con Nhện và con Cáo - Ảnh 1.

Ảnh minh họa truyện Con ve và con kiến.

Hỏi đáp với Antoine

- Nhiều chủ doanh nghiệp đang băn khoăn, không biết phải ứng dụng công nghệ như thế nào, đội ngũ phải chuẩn bị ra sao?

Muốn áp dụng công nghệ vào doanh nghiệp, đầu tiên phải xuất phát từ tư duy của CEO.

- Tôi nghĩ yếu tố đầu tiên là tư duy của CEO. CEO muốn và xem xét công nghệ đó có đưa tới lợi ích cho công ty không, chứ không phải việc áp dụng công nghệ là để khoe khoang.

Nếu áp dụng công nghệ vào thì sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh là gì, phải phân tích chi phí thật kỹ, những vấn đề gì cần quan tâm. Chi phí đầu tiên là bao nhiêu và hoàn vốn sẽ như thế nào, và có thể tiếp cận với các công ty tư vấn đánh giá đầu tư nữa.

- Nhiều doanh nghiệp Việt Nam băn khoăn, việc áp dụng 4.0 có thể gây ra những rủi ro cao hơn cả việc công nghệ sẽ mang lại. Anh có những lời khuyên gì để tránh rủi ro cho doanh nghiệp?

- Tôi cho rằng CEO sẵn sàng chia sẻ dữ liệu nhưng họ không chia sẻ hết. Ví dụ tên tuổi người dùng thì sẽ không nguy hiểm. Tuy nhiên, không có gì là an toàn tuyệt đối. Có những công ty lớn cũng bị hack và họ sẽ tìm ra cách tránh rủi ro. Quang trọng là cơ chế để tránh rủi ro. Tôi thấy các công ty vẫn sẵn sàng thay đổi bằng cách áp dụng 4.0.

- Theo ông, CEO phải có kỹ năng nào để hòa nhập hơn vào thế giới hội nhập và áp dụng công nghệ?

- Tư duy của CEO rất quan trọng. CEO phải mở mang, xem các doanh nghiệp như mình đang làm gì. Nhiều công ty tôi từng làm việc có CEO ban đầu không biết gì về công nghệ và không rõ công nghệ sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp mình. Lúc đầu họ từ chối áp dụng nhưng sau một thời gian học hỏi, trau dồi họ sẽ thay đổi. Tư duy không thay đổi ngay ngày mai được.

- Nhiều doanh nghiệp rất dữ liệu mở. Doanh nghiệp của tôi cũng vậy. Hãy chỉ cho tôi biết, chỗ nào tôi có thể lấy dữ liệu mở? (Câu hỏi từ khán giả)

- Tôi xin nói thẳng thắng rằng, anh quên dữ liệu mở đi. Nếu muốn có dữ liệu, nhiều công ty bán dữ liệu cho mình. Trong mỗi lĩnh vực đều có dữ liệu. Những dữ liệu mở không hữu dụng.

Thế Trần

Cùng chuyên mục
XEM