Chuyện đằng sau tấm bảng "xin quý khách vui lòng nói giúp" của cụ bà bệnh tật 30 năm bán chè nuôi con ở Sài Gòn

17/02/2021 08:02 AM | Sống

Nằm khuất trên một góc đường 41, bà cụ cố nhíu con mắt lờ mờ của mình để quan sát và hi vọng một ai đó sẽ ghé đến mua giúp những ly chè được xếp dài trên chiếc xe đẩy. 30 năm qua, dù nắng hay mưa, hình ảnh bà cụ còng lưng quẩy gánh đã trở nên quen thuộc với người dân quận 4.

Người ta thường bảo, người già sẽ được sống hạnh phúc, sum vầy bên con cháu. Nhưng đâu đó trong cuộc đời này, có những cụ già hàng ngày vẫn lầm lũi cho cuộc sống mưu sinh.

Chuyện đằng sau tấm bảng xin quý khách vui lòng nói giúp của cụ bà bệnh tật 30 năm bán chè nuôi con ở Sài Gòn - Ảnh 1.

Ở tuổi 65, bà Hường vẫn nặng gánh gia đình khi phải chăm lo cho chồng, cho cháu nội


8 năm nay, tiếng rao quen thuộc "chè đây, chè đậu ngọt dịu đây!" của bà Hường đã không còn vang lên ở các con hẻm quận 4 vì mắc chứng thanh quản nặng. Dù bước sang tuổi 65, đôi tay bị dị tật, không nói chuyện ra tiếng nhưng bà Hường vẫn gắng gượng từng ngày để chạy lo cơm ngày 3 bữa.

Gánh chè ngọt lịm của bà Hường được bày biện một góc trên đường 41, quận 4

Đưa đôi tay cong queo múc chè cho khách, bà Hường chỉ vào tấm bảng nhỏ đề dòng chữ: "Xin quý khách vui lòng nói giúp giùm, lớn hoặc nhỏ, đá - nóng là tôi cám ơn. Vì hoàn cảnh bệnh tật không phát âm tiếng nói...", rồi hướng mắt về phía người khách.

Chuyện đằng sau tấm bảng xin quý khách vui lòng nói giúp của cụ bà bệnh tật 30 năm bán chè nuôi con ở Sài Gòn - Ảnh 2.
Chuyện đằng sau tấm bảng xin quý khách vui lòng nói giúp của cụ bà bệnh tật 30 năm bán chè nuôi con ở Sài Gòn - Ảnh 3.

Vì không thể nói chuyện to rõ với khách nên bà Hường treo bảng xin lỗi mọi người

 

"Ngày xưa tui rao chè hay lắm đó, mọi người nói tui có giọng hát hay, nhưng 8 năm rồi, nó không còn nữa", bà Hường thều thào nói.

Chứng bệnh dây thanh quản nặng đã khiến cho bà Hường không thể phát ra tiếng rõ ràng như trước, một phần vì mỗi khi miễn cưỡng nói chuyện, cổ họng bà rất đau, phần còn lại vì nhiều người... "chẳng có thời gian để đợi bà nói hết câu". 

Chuyện đằng sau tấm bảng xin quý khách vui lòng nói giúp của cụ bà bệnh tật 30 năm bán chè nuôi con ở Sài Gòn - Ảnh 4.

Đôi mắt trầm buồn của bà Hường mỗi khi nghĩ đến chuyện gia đình


"Trước đây bả đẩy xe chè đi khắp nơi, giờ bệnh tật, còn có 25 ký nên không đẩy nổi, cứ 13h chiều là thằng cháu nội nó đẩy ra cho, đứng bán một góc ở đây, bao giờ bán hết bả mới chịu về. Nhìn bả khổ lắm mà chả biết giúp sao", cô Lan (thu mua ve chai) nghẹn lời.

Bà Hường chỉ bán mỗi chè đậu đen với hai loại nóng và lạnh tùy theo yêu cầu của khách, mỗi ly chè có giá 10.000 - 15.000 đồng. 10 năm trước con trai lớn đột ngột qua đời vì bạo bệnh, con trai thứ hai đi làm bảo vệ đồng lương ít ỏi không phụ giúp được nhiều, ông lại bệnh tật nên một mình bà Hường gồng gánh tất cả, chưa bao giờ bà nghĩ đến chuyện được nghỉ ngơi. 

Chuyện đằng sau tấm bảng xin quý khách vui lòng nói giúp của cụ bà bệnh tật 30 năm bán chè nuôi con ở Sài Gòn - Ảnh 5.
Chuyện đằng sau tấm bảng xin quý khách vui lòng nói giúp của cụ bà bệnh tật 30 năm bán chè nuôi con ở Sài Gòn - Ảnh 6.
Chuyện đằng sau tấm bảng xin quý khách vui lòng nói giúp của cụ bà bệnh tật 30 năm bán chè nuôi con ở Sài Gòn - Ảnh 7.
Chuyện đằng sau tấm bảng xin quý khách vui lòng nói giúp của cụ bà bệnh tật 30 năm bán chè nuôi con ở Sài Gòn - Ảnh 8.

Một ly chè của bà Hường có giá từ 10-15 ngàn đồng, bà nhất quyết không lấy thêm tiền vì "lòng tự trọng" của mình


"Bả đang nuôi đứa cháu nội đang học lớp 11, ngày nào bán đắt thì 19h xong, nhưng có hôm tận 21h tối vẫn còn nhiều lắm, chẳng ai mua hết nên đành lủi hủi đẩy về...", cô Lan nói tiếp.

Vì sức khỏe yếu nên mỗi tháng, bà Hường chỉ bán được khoảng 20 ngày. Dù cuộc sống vất vả nhưng chưa bao giờ bà Hường nhận thêm bất cứ một đồng nào của những người khách mua chè. 

Chuyện đằng sau tấm bảng xin quý khách vui lòng nói giúp của cụ bà bệnh tật 30 năm bán chè nuôi con ở Sài Gòn - Ảnh 9.

Hình ảnh bà cụ ngồi lặng lẽ một góc đường bán chè khiến nhiều người xúc động


Chuyện đằng sau tấm bảng xin quý khách vui lòng nói giúp của cụ bà bệnh tật 30 năm bán chè nuôi con ở Sài Gòn - Ảnh 10.
Chuyện đằng sau tấm bảng xin quý khách vui lòng nói giúp của cụ bà bệnh tật 30 năm bán chè nuôi con ở Sài Gòn - Ảnh 11.

Đôi tay cong vẹo sau một tai nạn, những việc nặng nhọc bà không thể làm được phải nhờ sự trợ giúp của mọi người

 

"Có nhiều người đến mua ly chè đưa cho bả 50 ngàn, 100 ngàn nhưng bả không nhận, bả chỉ lấy đúng số tiền bả bán thôi. Nhiều người ngỡ ngàng lắm...", cô Lan nói rồi quay sang bà Hường, thương cảm.

"Chắc cũng vì vậy mà người ta yêu quý bả".

Chuyện đằng sau tấm bảng xin quý khách vui lòng nói giúp của cụ bà bệnh tật 30 năm bán chè nuôi con ở Sài Gòn - Ảnh 12.

Dù cuộc sống vất vả nhưng bà Hường luôn tâm niệm phải kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình, không nhận bất kỳ sự trợ giúp nào về mặt tiền bạc để trong lòng được thoải mái


Chốc chốc lại có cô bán chuối, anh bán đá lại giúp đỡ, phụ làm những việc nặng cho bà Hường rồi cùng ngồi xuống kể cho bà cụ nghe những câu chuyện mưu sinh của họ. Buồn có, vui có nhưng ai nấy đều vui vẻ đón nhận, chưa một lời than trách hay kể mệt mỏi. 

Đầu năm mới 2021, ai cũng mong những điều tốt đẹp, sung túc, bình an, còn có lẽ với bà Hường, sức khỏe mới là điều quan trọng nhất. Bởi hơn ai hết, bà vẫn còn mang trong mình nỗi lo cho đứa cháu nội được ăn học thành tài...

Chuyện đằng sau tấm bảng xin quý khách vui lòng nói giúp của cụ bà bệnh tật 30 năm bán chè nuôi con ở Sài Gòn - Ảnh 13.
Chuyện đằng sau tấm bảng xin quý khách vui lòng nói giúp của cụ bà bệnh tật 30 năm bán chè nuôi con ở Sài Gòn - Ảnh 14.

Một ngày đội nắng để bán chè, điều mà bà Hường nhận được là sự tin yêu, quý mến của những người xa lạ

Chuyện đằng sau tấm bảng xin quý khách vui lòng nói giúp của cụ bà bệnh tật 30 năm bán chè nuôi con ở Sài Gòn - Ảnh 15.

Có thể một vài năm nữa, bà Hường chẳng còn đủ sức khỏe để tiếp tục bán chè nhưng chúng tôi tin rằng, hình ảnh người bà gầy gầy, không nói chuyện được, lúc nào cũng lặng lẽ góp nhặt từng đồng để lo cho con, cho cháu sẽ luôn còn mãi trong ký ức của người dân Sài Gòn. Một người bà bình dị và đầy lòng bao dung...

Theo Văn Tiên - Anh Vũ

Cùng chuyên mục
XEM