Chuyện cuối tuần: Chuyện Big C làm việc "phi kinh tế", mua dưa hấu mà nông dân Quảng Ngãi phải làm thức ăn cho bò

09/04/2017 09:54 AM | Kinh doanh

Nếu như ai đó trách nông dân sao không tính toán đầu ra để rồi dưa trồng bằng mồ hôi và nước mắt lại phải đem đổ cho bò rồi lại khóc than trên đồng ruộng thì không phải họ không có cái lý của mình. Nhưng, không lau khô được giọt nước mắt cho người nông dân thì khoan hẵng đặt lên vai họ những thứ mà những người sản xuất không làm được.

Một, hai tuần qua, những người nông dân Quảng Ngãi đã trải qua những ngày khó từ nào diễn tả được. Ngóng hết mùa thì những cây dưa hấu mới cho ra quả, rồi quả chín...Khấp khởi mừng vui vì vụ mùa bội thu. Với nông dân, có gì vui hơn là mùa bội thu?

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, được mùa nhưng nông dân không bán được dưa hấu cho ai. Thương buôn chỉ mua được chút ít so với ruộng dưa cả nghìn tấn đang đến kỳ chín rộ. Nông dân khóc ròng, họ phải đổ dưa hấu cho bò ăn thay cỏ.

Đừng trách họ khi khóc than trồng dưa xong không biết bán cho ai, phải đổ đi cho bò. Họ là nông dân, họ hiểu cách làm sao để cây ra trái. Họ là nông dân, nếu bắt họ phải tính toán bán dưa cho ai, thị trường thế nào, cạnh tranh ra sao, sản lượng sản xuất trong khu vực thế nào, năng lực tiêu thụ trong khu vực thế nào, năng lực tiêu thụ nơi khác ra sao, phí chuyên chở đắt rẻ ra sao...thì e rằng là quá sức họ. Quy luật phân công lao động cho thấy, trồng được dưa ngon, họ đã làm tròn được nghĩa vụ sản xuất của họ. Nhưng, nông dân cuối cùng vẫn thua, vẫn khóc trên đồng ruộng đầy hoa màu của mình. Vì sao vậy? Vì họ là họ và họ chưa là một phần của chuỗi đầy đủ trong một hành vi kinh tế. Mà việc đó, chung quy lại, không phải là việc họ có thể làm được.

Nếu như ai đó trách nông dân sao không tính toán đầu ra để rồi dưa trồng bằng mồ hôi và nước mắt lại phải đem đổ cho bò rồi lại khóc than trên đồng ruộng thì không phải họ không có cái lý của mình. Nhưng, không giúp lau khô được giọt nước mắt cho người nông dân thì khoan hẵng đặt lên vai họ những thứ mà những người sản xuất không làm được.

Nếu như ai đó trách nông dân sao không tính toán đầu ra để rồi dưa trồng bằng mồ hôi và nước mắt lại phải đem đổ cho bò rồi lại khóc than trên đồng ruộng thì không phải họ không có cái lý của mình. Nhưng, không giúp lau khô được giọt nước mắt cho người nông dân thì khoan hẵng đặt lên vai họ những thứ mà những người sản xuất không làm được.

Ngày xưa, Mai An Tiêm bị đày ra hoang đảo. Nơi hoang đảo, vợ chồng Mai An Tiêm cùng hai người con thương yêu của mình vật lộn với thiên nhiên, chọn hang đá làm nhà che mưa che nắng, dùng cành cây nhọn đào đất tìm nước uống, mài đá để lấy lửa, xuống biển mò cua bắt ốc để ăn... Một ngày kia, có một con chim trắng từ phía Tây bay tới làm rơi hạt cây màu đen xuống bãi cát trắng. Nghĩ rằng chim ăn được thì người cũng ăn được, Mai An Tiêm đem hạt cây trồng thử. Mấy tháng sau, cây lớn bò lan trên mặt đất, có nhiều quả xanh thẩm to bằng đầu người lớn. Khi bổ ra ăn thử, thấy ruột quả màu đỏ, hạt đen, mùi vị thơm ngọt. Mai An Tiêm đem hạt dưa gieo trồng khắp đảo. Khi có nhiều dưa rồi, Mai An Tiêm dùng que nhọn vạch chữ vào, thả xuống biển cho trôi đi khắp nơi. Thuyền buôn qua lại, vớt được trái dưa, ăn thấy ngon, liền tìm đến. Rồi từ đó tiếng đồn đi xa là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các thuyền buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng. Nhờ đó mà gia đình An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu.

Nhắc đến truyền thuyết về Mai An Tiêm để thấy rằng, người đời từ xưa đến nay đều vậy, thấy đất này trồng được dưa ngon thì trồng cây dưa. Nông dân cũng như Mai An Tiêm vậy, cứ mở rộng trồng cây dưa vì đâu có lựa chọn nào khác? Trồng cây khác có hợp thổ như cây dưa đâu mà không trồng dưa? Cứ thế, Mai An Tiêm ở nơi hoang đảo cũng đâu tính toán được ai sẽ đổi dưa lấy vật dụng cho mình? Nếu phán xét, cứ trồng vậy mà chẳng tính đầu ra gì thì có lẽ, thử đặt mình ở nơi hoang đảo một lần để hiểu vì sao nông dân chỉ biết trồng dưa mà không biết ai sẽ mua dưa cho mình. Nông dân có thấy dưa phải đổ ra cho bò ăn và trồng cây khác thì liệu có giải quyết được vấn đề? Có lẽ là không.

Sản xuất phải đi đôi với tiêu dùng; Cung phải gắn với Cầu, đó là điều tất lẽ dĩ ngẫu của kinh tế học. Thứ kết nối giữa Sản xuất với tiêu dùng; giữa Cung với Cầu nói nôm na dễ hiểu là thương mại. Thương mại bao gồm tỷ thứ khác như phân tích thị trường, bao nhiêu cung, bao nhiêu cầu, cầu ở những đâu, chi phí để cung gặp được cầu là mấy và lợi nhuận là mấy...

Bản thân dưa hấu, nếu có mắt xích quan trọng là những người làm thương mại đem dưa đến các tỉnh thành khác, nước khác bán thì chắc cầu còn vượt quá cung. Nhưng, vấn đề là chưa có ai đứng ra làm việc này.

Trong bức tranh kinh tế lớn, dưa hấu chỉ là một trong hàng tỷ mặt hàng khác và có lẽ, những người làm thương mại chưa cảm thấy mặn mà để đẩy mình vào ráp nối giữa Cung với Cầu. Bán một vài cái smartphone nhỏ gọn, thương nhân có thể lãi nhiều bằng bán cả tấn dưa, tấn gạo.

Vì thế, hành tím đôi khi chứ chất đầy đồng, chuối, dưa hấu chẳng có tội lỗi gì về chất lượng phải đổ cho bò ăn...

Những người Việt ở nước nọ, nước kia viết rằng, ở đó, họ muốn ăn quả dưa phải bỏ tiền ra ngang ngửa dân Việt mình mua cả tấn...Họ không trồng được và phải mua từ nơi rất xa xôi về. Người tiêu dùng phải chấp nhận trả tiền cho cả chuỗi kết nối cung cầu kia.

Còn ở Việt Nam, hầu như vùng nào cũng lắm cây trái nhờ đất tốt, khí hậu hiền hoà. Nhờ Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp nên dân vẫn được ăn những hoa qủa địa phương mình trồng với giá cả chấp nhận được. Nếu dưa hấu về tay họ với giá thành quá cao, họ chuyển sang tiêu dùng hàng địa phương với giá rẻ hơn. Đây cũng là tất yếu của kinh tế.

Và vì cái chuỗi kết nối cung-cầu đang bị lệch pha kia, cần lắm những cánh tay giơ ra giúp nông dân tiêu thụ nông sản bị ùn ứ. Ít nhất là cho đến khi chuỗi cung ứng kia hình thành.

Xa hơn một chút, hãy nhớ đến vải thiều. Trước đây, thảm cảnh vải thiều cũng là được mùa, rớt giá vì vấn đề chuỗi cung ứng chưa hình thành. Năm ngoái, trái thiều đã bắt đầu tìm thấy đầu ra xuất khẩu. Nông dân được bao tiêu đầu ra,yên tâm sản xuất. Trái vải thiều không còn cảnh chín rụng vườn hay vài nghìn đồng một kg nữa.

Quả thanh long mới đây cũng vậy.

Năm vừa qua, hàng loạt hàng nông sản của Việt Nam đã được xuất khẩu được ra những thị trường khó tính! Mở đầu là thanh long, vải thiều...mới đây là carot sang các thị trường nước ngoài.

Những nông sản này, tất nhiên, phải tham gia chuỗi sản xuất an toàn theo quy chuẩn nhất định. Bởi muốn xuất khẩu đi được, chúng ta phải đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe do họ đề ra. Do vậy việc kết hợp kỹ thuật nuôi trồng cho người dân từ những doanh nghiệp, để tạo chuỗi cung cầu bao tiêu sản phẩm cho người dân là cần thiết. Và việc này, cần sự tham gia của nhiều người hơn chứ không phải là những người nông dân nhỏ lẻ. Nhiều tỉnh đã đứng ra hỗ trợ nông dân trong việc giới thiệu, tìm đầu ra cho nông sản của mình và đã thành công bước đầu, có lẽ những kinh nghiệm đó cần được lan rộng để nông sản ở nhiều tỉnh, thành không còn cảnh ngồi chờ bàn tay nghĩa hiệp của những cá nhân, tập thể tự phát, doanh nghiệp.

Theo Phương Chi

Cùng chuyên mục
XEM