“Chúa nợ” tỷ đô Evergrande bất ngờ tuyên bố trả lãi trái phiếu nội địa đúng hạn nhưng không trả bằng tiền mặt mà dùng... phiếu giảm giá

22/09/2021 14:32 PM | Xã hội

Theo đó, công ty bất động sản nợ nhiều nhất thế giới sẽ thanh toán tiền lãi cho trái phiếu nội địa bằng phiếu giảm giá vào đúng ngày 23/9 tới.

Tập đoàn bất động sản nợ nhiều nhất thế giới cho biết họ sẽ thực hiện thanh toán lãi trái phiếu bằng đồng tệ kỳ hạn tới tháng 9/2025 vào ngày 23/9, đúng như thỏa thuận. Tuy nhiên, thay vì nhận tiền mặt, Evergrande sẽ phát cho trái chủ các phiếu giảm giá.

Theo dữ liệu mà Refinitiv, khoản thanh toán tiền lãi trái phiếu bằng phiếu giảm giá này có trị giá khoảng 35,88 triệu USD.

Thông báo này được đưa ra chỉ 1 ngày trước khi Evergrande phải thanh toán khoản tiền lên tới hơn 80 triệu USD cho các trái phiếu bằng đồng USD mà tập đoàn này huy động. Với nguy cơ vỡ nợ, giới đầu tư và các nhà phân tích đang theo dõi chặt chẽ tình hình của Evergrande để đánh giá xem nó có nguy cơ trở thành Lehman của Trung Quốc hay không.

"Chúng tôi vẫn đang cố gắng xác định xem khoản thanh toán này có ý nghĩa gì đối với các khoản lãi trái phiếu sắp tới hạn khác. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rõ họ muốn ổn định thị trường và có lẽ, sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp này để thanh toán cho các khoản lãi tới hạn khác dưới sự giám sát chặt chẽ", một nguồn tin giấu tên cho biết.

Ngày 23/9, Evergrande sẽ phải trả khoản lãi lên tới 83,5 triệu USD cho các nhà đầu tư, chủ yếu là tổ chức và cá nhân nước ngoài, nắm giữ trái phiếu bằng đồng USD của mình. Trái phiếu này sẽ đáo hạn vào tháng 2/2022. Công ty này còn một khoản phải trả lên tới 47,5 triệu USD khác vào ngày 29/9 tới cho loại trái phiếu đáo hạn vào tháng 3/2024.

Nếu không thể trả lãi đúng hẹn, Evergrande vẫn còn 30 ngày để thanh toán khoản tiền này theo thỏa thuận giữa các bên.

Trên hành trình trở thành doanh nghiệp bất động sản nợ nhiều nhất thế giới, Evergrande cũng đã có sự gắn bó sâu sắc với nền kinh tế của Trung Quốc. Bên cạnh số lượng khổng lồ các dự án bất động sản, công ty còn hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, xe điện hay các doanh nghiệp liên quan tới cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, chính những điều này tiềm ẩn nguy cơ to lớn trong trường hợp Evergrande vỡ nợ. Không chỉ ảnh hưởng tới người lao động của doanh nghiệp, sự sụp đổ của đến chế này còn tác động nghiêm trọng tới các ngân hàng, đối tác và người mua nhà. Người ta lo ngại nguy cơ vỡ nợ chéo trong trường hợp công ty này không thể trụ vững.

Bất chấp nguy cơ vỡ nợ, một số quỹ đã tăng vị thế của họ trong những tháng gần đây. Quỹ BlackRock và các ngân hàng đầu tư HSBC và UBS đã liên tục mua vào trái phiếu của Evergrande trong bối cảnh chúng giảm giá mạnh.

Tuy nhiên, trong bất kỳ tình huống vỡ nợ nào, vẫn có những rủi ro. S&P Global Ratings cho rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ chỉ hành động trong trường hợp vụ việc tạo ra một sự lây lan sâu rộng, đủ để gây ra rủi ro cho nền kinh tế nước này. Trong khi đó, BNP Paribas ước tính chỉ 1/6 trong tổng số 300 tỷ USD nợ của Evergrande là do các ngân hàng tài trợ. Điều đó cho thấy các ngân hàng Trung Quốc có vùng đệm đủ dày để hấp thụ các khoản nợ.

Sau 2 ngày nghỉ lễ, thị trường Trung Quốc mở trở lại với những biến động nhẹ hơn rất nhiều so với rung lắc mà thị trường tài chính toàn cầu trải qua hôm 20/9. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục bán tháo cổ phiếu của Evergrande. Nó đã mất gần 20% giá trị trên thị trường chứng khoán Hồng Kông sau những cú bán tháo hồi đầu tuần. Hang Seng đang đóng cửa nghỉ lễ nên chưa thể xác định được tâm lý của các nhà đầu tư với cổ phiếu của Evergrande trong phiên giao dịch hôm nay.

Linh Anh

Cùng chuyên mục
XEM