Chủ tịch Capella Holdings: Nợ công 100 tỷ USD nhưng nếu nhìn về nguồn lực quốc gia để cân đối thì hoàn toàn không lớn

24/10/2017 07:30 AM | Kinh tế vĩ mô

Theo ông Trí, việc Nhà nước đang sở hữu các Tổng Công ty có giá trị rất lớn. Những nguồn lực này có thể được tận dụng, có thể bán, để giải quyết những khó khăn của quốc gia, trong đó có nợ công.

Chúng ta có thể tìm thấy những số liệu cập nhật nhất về tình hình nợ công Việt Nam trong 'báo cáo thẩm tra tình hình nợ công giai đoạn 2016-2020' được công bố đúng vào thời điểm này một năm trước. Trong đây, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đánh giá rằng nợ công tính đến năm 2015 đạt trên 2,6 triệu tỷ đồng, tương đương 117 tỷ USD, bằng 62,2% GDP.

Đặc biệt, Ủy ban này nhấn mạnh rằng tốc độ tăng nợ công bình quân Việt Nam đã gấp hơn 3 lần tốc độ tăng GDP, chỉ tiêu nợ Chính phủ/GDP năm 2015 cũng đã vượt trần 50% cho phép. “Điều này khiến nợ công tăng nhanh, mặc dù vẫn trong giới hạn cho phép nhưng bắt đầu có dấu hiệu rất khó khăn về trả nợ trong ngắn hạn và có biểu hiện không an toàn trong dài hạn”, báo cáo nhận định.

Thế nhưng đối với các doanh nhân và doanh nghiệp – lực lượng đang đóng góp phần không nhỏ vào sự vận hành của nền kinh tế Việt Nam hàng ngày, hàng giờ - thì tình hình có thể vẫn có những mảng màu tươi sáng.

Việt Nam có các Tập đoàn Nhà nước khổng lồ đang bán vốn, nợ công hơn 100 tỷ USD chẳng là gì nếu so với tiềm lực quốc gia! - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Cao Trí

Mới đây, trong cuộc gặp gỡ của đại diện các doanh nghiệp thành phố với Đoàn Đại Biểu Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, một doanh nhân đã đứng lên phát biểu cho rằng vấn đề nợ công 'không là gì so với tiềm lực Việt Nam'. Vị này lập luận, Việt Nam khác với các quốc gia khác, có nhiều điểm thuận lợi có thể sẽ giúp giải quyết những khó khăn mà đất nước đang gặp phải.

Vị doanh nhân này là ông Nguyễn Cao Trí – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần tập đoàn Capella hay Capella Holdings. Được biết, tiền thân của Capella Holdings nơi Ông Trí làm Tổng giám đốc chính là Công ty Bất động sản Ben Thanh Land.

Thành lập đúng vào thời điểm thị trường bất động sản Việt Nam trên đà phát triển (2006), công ty này đã đạt được thành công rất nhanh chỉ sau 2 năm. Tên tuổi Ben Thanh Land nổi lên nhanh, đặc biệt là ở thị trường phía Nam.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2008, Bất động sản bước vào đà suy thoái, Ben Thanh Land buộc phải chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực khác. Từ đó, Capella Holdings, với các mảng kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực F&B, nhà hàng và cả Bất động sản mới được hình thành.

Trong khi nhiều doanh nhân khác đều có cái nhìn khá bi quan thì ông Trí lại có cái nhìn rất lạc quan.

Sự thuận lợi mà ông Trí muốn đề cập đến chính là việc nhà nước đang sở hữu những Tập đoàn, Tổng công ty có giá trị rất lớn. Ông khẳng định: "trên thế giới chắc chắn không có quốc gia nào có điều này”.

Bằng một vài tính toán với trường hợp Vinamilk bán vốn cho nước ngoài, vị Tổng Giám đốc Capella Holdings vẽ ra một viễn cảnh rằng nếu Nhà nước dám ‘mạnh dạn’ làm, số tiền mà Việt Nam thu được từ thương vụ này có thể lên đến 10 tỷ USD.

“Ví dụ hiện nay nhà nước đang chuẩn bị bán tiếp 9% cổ phần của Vinamilk trên tổng số 45% sở hữu với giá khởi điểm khoảng 900 triệu USD, khi đấu giá số tiền này có thể lên đến 1,3 hay 1,5 tỷ USD. Nhưng nếu có một cách nhìn khác, nếu chúng ta dám bán đấu giá nguyên một lô 45% thì giới chuyên môn có thể đánh giá lên đến 10 tỷ USD” – ông Trí nhận định.

Điều quan trọng, Vinamilk chỉ là một trong số những công ty, tập đoàn khổng lồ có nguồn gốc Nhà nước có kế hoạch bán vốn, cổ phần hóa trong tương lai.

Đằng sau Vinamilk là một loạt những tên tuổi khác như Sabeco, Tổng Công ty thuốc lá, khối 4 Ngân hàng có vốn Nhà nước hay các ông lớn viễn thông có vốn hóa ‘cực khủng’.

Từ đó, nếu Nhà nước dám tiếp tục ‘mạnh dạn’ làm thì chắc chắn một nguồn tài chính không nhỏ sẽ được chảy về Ngân sách quốc gia, phục vụ cho các mục tiêu khác nhau.

Việt Nam có các Tập đoàn Nhà nước khổng lồ đang bán vốn, nợ công hơn 100 tỷ USD chẳng là gì nếu so với tiềm lực quốc gia! - Ảnh 2.

“Liên tưởng một chút chúng ta sẽ thấy rằng nợ công hiện nay trên dưới 100 tỷ USD, đó là con số lớn nhưng nếu nhìn về nguồn lực quốc gia để cân đối thì hoàn toàn không lớn, thậm chí có thể bán và giải quyết nợ đó một cách khả thi...

Nói vậy để thấy rằng nguồn lực quốc gia rất lớn và vấn đề là có cơ chế luật pháp như thế nào để khai thác được” – ông Trí nêu quan điểm.

Việt Nam có các Tập đoàn Nhà nước khổng lồ đang bán vốn, nợ công hơn 100 tỷ USD chẳng là gì nếu so với tiềm lực quốc gia! - Ảnh 3.

Những niềm hy vọng cho nguồn tài chính quốc gia


Vũ Hán

Cùng chuyên mục
XEM