Chú bảo vệ, cô nhân viên y tế và những giọt mồ hôi "không chạm đất" bên trong hàng rào cách ly: Không cho phép mình nghỉ ngơi, không cho phép mình lùi bước

17/05/2021 09:36 AM | Sống

"Những ngày này dù nhớ nhà nhưng để bảo vệ người thân, cộng đồng, tôi cùng các anh em chỉ về nhà tắm rồi nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với vợ con. Khi trực ở đây, nhiều bữa có những người không muốn ăn, có thể chỉ uống cốc nước vì thấm mệt, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng hoàn thành công việc của mình", ông Linh, thành viên tổ quản lý đô thị phường Kiến Hưng chia sẻ.

Những ngày gần đây khi dịch bệnh quay trở lại, người dân được khuyến cáo tránh xa những nơi có nguy cơ cao, thậm chí được tạo điều kiện tạm nghỉ việc để phòng dịch thì đối với lực lượng chức năng, đây lại là quãng thời gian cao điểm căng thẳng. Họ phải gác lại chuyện riêng, có người phải tạm xa gia đình mà lao vào tâm dịch để chăm sóc, giúp đỡ những công dân đang thực hiện cách ly.

Chú bảo vệ, cô nhân viên y tế đang làm nhiệm vụ tại khu vực cách ly đối diện Bệnh viện K cơ sở Tân Triều là những ví dụ điển hình.

Hàng ngày, đứng phía sau hàng rào phong tỏa, thường xuyên tiếp xúc với những người đang cách ly, họ hiểu hơn ai hết những nguy cơ mà mình phải đối mặt. Ở nơi tuyến đầu chống dịch, họ hiểu chỉ cần một chút "không may" là có thể nhiễm bệnh, thậm chí còn mang bệnh về cho vợ con ở nhà. Nhưng, chưa bao giờ họ lơ là trọng trách của mình, vẫn ngày ngày nỗ lực không ngừng nghỉ để chung tay cùng cả nước chống dịch.

"Nhiều bữa không muốn ăn, chỉ uống cốc nước cho xong vì thấm mệt"

Chú bảo vệ, cô nhân viên y tế và những giọt mồ hôi không chạm đất bên trong hàng rào cách ly: Không cho phép mình nghỉ ngơi, không cho phép mình lùi bước - Ảnh 1.

Bên trong khu vực phong tỏa, cách ly y tế phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội.

Ông Nguyễn Thanh Hà (65 tuổi, bảo vệ tổ dân phố phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội) cho biết, mỗi ngày, ông và các thành viên trong tổ dân phố sẽ trực 1 ca kéo dài 8 tiếng. Là một trong số những người cao tuổi nhất trong các thành viên nên cường độ công việc của ông Hà được mọi người hỗ trợ nên cũng nhẹ nhàng hơn.

"Mặc dù đợt dịch bệnh mới này tốc độ lây lan nhanh và nguy hiểm, nhưng tất cả chúng tôi ở đây luôn sẵn sàng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài được hỗ trợ về tinh thần, chúng tôi được chính quyền cũng như người dân bên ngoài hỗ trợ đầy đủ đồ ăn, thức uống rất đầy đủ.

Do tính chất công việc cần linh hoạt, nên bữa trưa chúng tôi đều tranh thủ thời gian tối đa để ăn cơm, có thể ăn từ 10h có ngày lại là 12h thậm chí 13h. Cũng trải qua nhiều đợt làm việc như vậy rồi nên chúng tôi không còn coi đó là điều khó khăn nữa", ông Hà chia sẻ.

Chú bảo vệ, cô nhân viên y tế và những giọt mồ hôi không chạm đất bên trong hàng rào cách ly: Không cho phép mình nghỉ ngơi, không cho phép mình lùi bước - Ảnh 2.

Những người bên trong dù không được ra ngoài nhưng họ luôn có sự đồng hành của mọi người bên ngoài.

Ông Hà chia sẻ thêm: "Dịch bệnh không ai mong muốn mắc nhưng điều quan trọng nhất là anh em chúng tôi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ để bảo vệ cộng đồng. Gia đình, người thân ở nhà ai cũng lo lắng cho chúng tôi nhưng vì công việc mọi người đều ủng hộ và dặn dò chúng tôi giữ gìn sức khỏe và an toàn".

Gần 10 ngày có mặt ở chốt kiểm soát kể từ khi bệnh viện K phong tỏa, cách ly y tế, ông Nguyễn Thế Linh (Tổ Quản lý Đô thị phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, đều đặn mỗi ngày, ông và các thành viên khác trong tổ chia nhau trực 3 ca mỗi ngày để đảm bảo công tác phòng dịch.

Chú bảo vệ, cô nhân viên y tế và những giọt mồ hôi không chạm đất bên trong hàng rào cách ly: Không cho phép mình nghỉ ngơi, không cho phép mình lùi bước - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Thế Linh (Tổ Quản lý Đô thị phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội).

Hà Nội những ngày này khi thì nắng nóng kinh hoàng, lúc lại mưa to gió lớn xối xả, công việc của những người như ông Linh, ông Hà lại càng thêm vất vả. Làm việc liên tục ngoài trời, đôi lúc ướt sũng áo vì mồ hôi, mệt mỏi, đôi khi đến bữa mà họ chẳng thể nuốt nổi vì mệt. Ấy thế nhưng họ chẳng những không tự cho là mình vất vả, mà còn lo cho những "đồng đội chống dịch" khác bên cạnh mình.

"Từ hôm 7/5, bệnh viện K Tân Triều được cách y y tế đến nay tổ Quản lý chúng tôi chia nhau túc trực 3 ca mỗi ngày để đảm bảo công tác phòng chống dịch tại đây. Nhiều bữa có những người không muốn ăn, chỉ uống cốc nước cho xong vì thấm mệt, nhưng mọi người tự động viên nhau cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, công việc của mình. 

10 ngày nay,thời tiết khắc nhiệt nên chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn nhưng mọi người đều chung một suy nghĩ dù có như thế nào thì công việc của mình không thể nào áp lực, vất vả như đội ngũ y bác sĩ được", ông Linh cho biết.

Cứ thế, không để những giọt mồ hôi kịp rơi xuống đất, họ lại tất bật với những công việc của mình, với những trọng trách mà bản thân được giao phó, bằng trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng.

Chú bảo vệ, cô nhân viên y tế và những giọt mồ hôi không chạm đất bên trong hàng rào cách ly: Không cho phép mình nghỉ ngơi, không cho phép mình lùi bước - Ảnh 4.
Chú bảo vệ, cô nhân viên y tế và những giọt mồ hôi không chạm đất bên trong hàng rào cách ly: Không cho phép mình nghỉ ngơi, không cho phép mình lùi bước - Ảnh 5.

Cuộc sống phía sau hàng rào cách ly luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ của những người làm việc tại chốt kiểm soát.

Xúc động khi được hỏi về gia đình, ông Linh chia sẻ, những ngày này dù nhớ nhà nhưng để bảo vệ người thân, cộng đồng, tôi cùng các anh em chỉ về nhà tắm rồi nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với vợ con.

"Trong thời gian tôi ở đây thì cũng may mắn có vợ ở nhà chăm sóc cho 3 đứa con tôi nên tôi cũng yên tâm làm nhiệm vụ. Khi về nhà cũng không dám tiếp xúc hay nói chuyện nhiều với gia đình vì cũng sợ ảnh hưởng tới mọi người", ông Linh chia sẻ.

Chú bảo vệ, cô nhân viên y tế và những giọt mồ hôi không chạm đất bên trong hàng rào cách ly: Không cho phép mình nghỉ ngơi, không cho phép mình lùi bước - Ảnh 6.

Bữa cơm trưa được các nhà từ thiện bên ngoài gửi tặng những người bên trong khu cách ly.

Không cho phép mình nghỉ ngơi, không cho phép mình lùi bước

Trong những ngày khu dân cư đối diện bệnh viện K tạm thời bị phong tỏa, cách ly y tế, bà Trịnh Thị Thanh Huyền (Nhân viên y tế phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội) cho biết sau khi nhận thông tin bệnh viện K Tân Triều cách ly y tế, đội ngũ nhân viên y tế phường đã nhận nhiệm vụ túc trực tại đây.

Ngoài việc chốt chặn, đội ngũ nhân viên y tế như bà Huyền còn phải đảm nhận nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho tất cả những người liên quan.

Chú bảo vệ, cô nhân viên y tế và những giọt mồ hôi không chạm đất bên trong hàng rào cách ly: Không cho phép mình nghỉ ngơi, không cho phép mình lùi bước - Ảnh 7.
Chú bảo vệ, cô nhân viên y tế và những giọt mồ hôi không chạm đất bên trong hàng rào cách ly: Không cho phép mình nghỉ ngơi, không cho phép mình lùi bước - Ảnh 8.
Chú bảo vệ, cô nhân viên y tế và những giọt mồ hôi không chạm đất bên trong hàng rào cách ly: Không cho phép mình nghỉ ngơi, không cho phép mình lùi bước - Ảnh 9.

Dù xa quê và ngày ngày sống chung với bệnh tật, nhưng những người bệnh bên trong khu cách ly luôn cảm thấy yên tâm vì có những người bên ngoài đồng hành cùng họ.

"Đây không phải lần đầu chúng tôi làm công việc này nhưng nếu hỏi có sợ lây nhiễm hay không, chúng tôi khẳng định là có. Tuy nhiên, mình lo lắng bao nhiêu thì mình càng tự biết cách bảo vệ mình. Đó cũng chính là cách mình bảo vệ người thân, cộng đồng trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.

Không chỉ riêng đội ngũ y tế phương Kiến Hưng chúng tôi, mà giờ cả nước đều đang làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất và làm việc không có ngày nghỉ. Chúng tôi không cho phép mình được nghỉ ngơi, không cho phép mình lùi bước, luôn sẵn sàng chiến đấu đẩy lùi dịch bệnh" bà Huyền tâm sự.

Chú bảo vệ, cô nhân viên y tế và những giọt mồ hôi không chạm đất bên trong hàng rào cách ly: Không cho phép mình nghỉ ngơi, không cho phép mình lùi bước - Ảnh 10.

Trong những ngày cả nước đang chung tay chống dịch, đâu đâu cũng có những sự hi sinh thầm lặng.

Biết những người bệnh nhân và những người đang phải cách ly bên trong buồn vì không được đoàn tụ với gia đình cũng như lo lắng về sức khỏe, bà Huyền và đồng nghiệp luôn thăm hỏi, động viên nhằm tiếp thêm tinh thần để họ yên tâm thực hiện việc cách ly đúng thời gian quy định.

"Chúng tôi không chỉ làm nhiệm vụ ở mỗi đây, mà còn công việc ở Trạm y tế phường nữa, nhưng chúng tôi vẫn thu xếp thời gian tới đây để động viên mọi người. Đặc thù ở khu cách ly này là đa số mọi người đều mang bệnh nặng và xa quê nên chúng tôi rất là chia sẻ với những hoàn cảnh như vậy.

Chú bảo vệ, cô nhân viên y tế và những giọt mồ hôi không chạm đất bên trong hàng rào cách ly: Không cho phép mình nghỉ ngơi, không cho phép mình lùi bước - Ảnh 11.

Bà Trịnh Thị Thanh Huyền (Nhân viên y tế phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội).

Rảnh thì chúng tôi cùng tham gia với đoàn từ thiện phát cơm cho mọi người hoặc nói chuyện với họ để xem có gì cần giúp đỡ chúng tôi luôn sẵn sàng. Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, chưa biết khi nào dừng nên chúng tôi chỉ biết cố gắng làm tốt các công việc được giao đẻ một phần nhỏ công sức để cùng với cả nước đẩy lùi dịch bệnh, mang lại sự an toàn cho cộng đồng", bà Huyền chia sẻ.

Gia Đoàn

Cùng chuyên mục
XEM