Chồng sắp cưới kiếm 14 tỷ đồng/năm khiến tôi lo lắng

24/04/2023 10:30 AM | Sống

Chênh lệch lớn về tiền lương và mức sống cá nhân khiến cô nàng vô cùng lo lắng khi ngày cưới sắp cận kệ.

"Chồng sắp cưới kiếm được 600.000 USD trong khi tôi kiếm ít hơn 50.000 USD. Tôi đang lo lắng khi sắp kết hôn cùng anh ấy vì chúng tôi không biết làm sao để phân chia các hoá đơn?" - đây là mở đầu trong lời tâm sự của một người phụ nữ đăng tải trên trang BuzzFeed.

Theo chia sẻ, cô nàng và hôn phu đang chuẩn bị tiến tới hôn nhân. Thế nhưng, họ gặp khó khăn trong việc phân định các khoản chi tiêu trong tương lai bởi sự chênh lệch rõ ràng trong thu nhập và mức sống của mỗi người.

"Chồng sắp cưới kiếm 14 tỷ đồng/năm và tôi đang lo lắng khi chuẩn bị kết hôn cùng anh ấy" - Ảnh 1.

Cụ thể hơn, cô chia sẻ: "Anh ấy là bác sĩ, thu nhập rơi vào khoảng 60.000 USD mỗi năm (khoảng 14 tỷ đồng) . Còn tôi làm ở lĩnh vực giáo dục, kiếm ít hơn 50.000 USD/năm (khoảng 1.1 tỷ đồng.

Tôi không tiêu xài hoang phí nhưng cũng không phải người quá tiết kiệm. Tôi từng ly hôn, có quyền nuôi dưỡng con cái và không nhận bất kỳ khoản trợ giúp tài chính nào từ chồng cũ. Nói cách khác, tôi là kiểu người sẽ tiêu hết sạch tiền cho đến kỳ lĩnh lương và không dành dụm được khoản nào. Tôi sợ các khoản vay nên cố gắng không nợ nần ai. Tôi ở nhà thuê, không dùng thẻ tín dụng và có chiếc ô tô đã dùng 8 năm. Tôi sống khiêm tốn, cũng như thích mua sắm ở các cửa hàng bán đồ secondhand.

Còn về hôn phu, anh ấy cũng có ý thức tiết kiệm tiền, song anh tiêu xài khá "bừa bãi" ở một vài khoản chi phí khác. Anh ấy có một khoản thế chấp khi mua nhà và xe Lamborghini, cũng như phải trả khoản vay sinh viên. 

Anh ấy dành 40% tiền lương để trả khoản cấp dưỡng (một khoản thanh toán theo lệnh của tòa án cho vợ cũ sau khi ly hôn), cũng may là điều này sẽ kết thúc trong vài tháng tới. Con trai anh đã là trẻ vị thành niên, do đó anh cũng sẽ phải trả phí nuôi dưỡng cậu bé trong vài năm tới. Về cơ bản, anh ấy cũng giống tôi, là kiểu người lương cao nhưng không dành dụm được quá tiền. Chỉ khác là mức sống của anh ấy cao hơn tôi mà thôi".

Khi trao đổi về chủ đề tài chính, hôn phu nói muốn tôi cũng 'đóng góp' và 'không chỉ thư giãn' khi anh ấy đang kiếm tiền. Dẫu vậy tôi biết anh ấy sẽ không truyền đạt hết những kỳ vọng tài chính cá nhân với tôi. Trong thời gian tới, chúng tôi đang xem xét mua nhà cùng nhau, do đó tôi hy vọng có thể giải quyết việc phân chia các khoản chi tiêu một cách hợp lý".

"Chồng sắp cưới kiếm 14 tỷ đồng/năm và tôi đang lo lắng khi chuẩn bị kết hôn cùng anh ấy" - Ảnh 2.

Lắng nghe tâm sự của cô, Megen Liscomb - biên tập viên mảng Tài chính cá nhân của BuzzFeed đã có một số lời khuyên gửi đến cô nàng:

Đầu tiên, Megen Liscomb dành lời khen vì cặp đôi đã có những cuộc trò chuyện thẳng thắn về thu nhập cá nhân và các khoản chi tiêu. Đây là tiền đề tốt để xây dựng hôn nhân hạnh phúc và hạn chế cãi vã về tiền bạc sau này.

Tuy nhiên, Megen Liscomb cũng gợi ý họ nên trao đổi sâu hơn về mong muốn cá nhân trong việc phân chia tài chính. Một vài mẫu câu hỏi có thể tham khảo là: "Anh/em thích mua sắm đồ vật nào?", "Có món đồ nào anh/em biết dù đắt đỏ nhưng nhất định vẫn phải mua chúng?", "Anh/em có thấy thoải mái khi chia sẻ sử dụng đồ vật đó với đối phương hay không?"... 

Tiếp theo, Megen Liscomb nhận định vấn đề của cô gái kia tương đối khó giải quyết bởi cặp đôi có sự cách biệt lớn về thu nhập và mức sống. Cũng vì thế, Megen Liscomb không khuyến khích họ phân chia hoá đơn theo tỷ lệ 50:50. Với những cặp vợ chồng có chênh lệch tiền lương, thông thường người kiếm được nhiều tiền sẽ trả các khoản chi phí cao như tiền thế chấp nhà, phí dịch vụ đắt đỏ. Trong khi đối tượng có thu nhập khiêm tốn hơn sẽ trả tiền ăn uống và một số khoản nhỏ khác.

Mặt khác, Megen Liscomb khuyên X. nên trao đổi thẳng thắn về kế hoạch tiết kiệm tài chính với hôn phu, cũng như ngân sách tối thiểu mà cô nàng đóng góp được vào "mức sống mơ ước" của đối phương.

"Chẳng hạn với chiếc Lamborghini, nếu tôi là bạn, tôi sẽ phân chúng vào list 'mong ước' của cá nhân. Tôi sẽ nói thẳng, tôi không đóng góp vào khoản vay mua chiếc xe đó nếu tôi không dư dả tài chính. Tương tự với ngôi nhà mà hai bạn định mua, nếu anh ấy khăng khăng muốn mua căn hộ nằm ngoài mức chi tiêu, tôi sẽ phản đối chuyện mua nhà. Hoặc tôi sẽ nói anh cần phải trả khoản tiền cao hơn khi mua nó.

Nói cách khác, lời khuyên của tôi là bạn không nên dồn tất cả thu nhập để chạy theo mức sống cao mà đối phương mơ ước", Megen Liscomb nói.

"Chồng sắp cưới kiếm 14 tỷ đồng/năm và tôi đang lo lắng khi chuẩn bị kết hôn cùng anh ấy" - Ảnh 3.

Cũng theo Megen Liscomb, dẫu biết cân đối chi tiêu là điều quan trọng trước thềm hôn nhân, thế nhưng hạnh phúc của vợ chồng không chỉ xoay quanh vấn đề tiền bạc. Ngoài ra, mọi quyết định phân chia chi tiêu hiện tại chỉ mang tính tương đối, bởi nguồn thu nhập và kế hoạch tài chính của cặp vợ chồng hoàn toàn có thể thay đổi trong tương lai. 

Do đó, điều quan trọng là X. nên duy trì các cuộc trao đổi thẳng thắn về vấn đề tài chính càng sớm càng tốt và giữ tâm thế thoải mái trước khi bước vào cuộc hôn nhân mới. Tham khảo kế hoạch chi tiêu tài chính của những cặp vợ chồng khác cũng là phương pháp hữu ích mà X. nên làm để chuẩn bị cho tương lai.

Theo Vân Anh

Cùng chuyên mục
XEM