"Cho ông già, anh hiệp sĩ "bỏ vợ con" để đi nghĩa hiệp, chống tội phạm theo kiểu tự phát là không ổn"

12/11/2020 14:14 PM | Xã hội

Đây là một phát biểu rất đáng chú ý tại phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở vào sáng nay (12/11).

Sự cần thiết của luật

Trong phiên thảo luận ở tổ Bắc Ninh, đại biểu Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an cho biết thực tế lực lượng này đang tồn tại ở địa phương chứ không phải đến bây giờ có luật này để sinh ra lực lượng mới. Đã có các văn bản pháp luật điều chỉnh, đây là đòi hỏi thực tiễn.

"Ví dụ công an xã không chính quy, trong nhiệm kỳ này đã có luật để trình ra Quốc hội nhưng sau đó được chỉ đạo chờ Luật Công an Nhân dân. Công an xã bây giờ phải chính quy, nếu bây giờ ban hành Luật Công an xã trên cơ sở pháp lệnh công an xã thì nó không phù hợp với Luật Công an nhân dân. Nên Quốc hội đồng ý là không đưa chương trình đó vào luật nữa mà xem xét xây dựng luật cho lực lượng không chuyên trách này. Đây là cơ sở để ra Luật này", Bộ trưởng Tô Lâm cho biết.

Cho ông già, anh hiệp sĩ bỏ vợ con để đi nghĩa hiệp, chống tội phạm theo kiểu tự phát là không ổn - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trong phiên thảo luận ở tổ dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở vào sáng nay (12/11)

Cũng theo Bộ trưởng Tô Lâm, quốc phòng có Luật dân quân tự vệ, đây cũng là lực lượng quần chúng. Đối với nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự Luật này cũng khái quát tổ chức lại đưa những người dân, những người có trách nhiệm, tâm huyết có đủ điều kiện cùng với lực lượng công an, chính quyền, quân đội để tham gia đảm bảo trật tự an ninh cơ sở.

"Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở không khác xa mấy với Luật dân quân tự vệ. Với phương thức 4 tại chỗ, lực lượng này rất quan trọng", Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết của luật này, cũng như lực lượng này.

Cho ông già, anh hiệp sĩ bỏ vợ con để đi nghĩa hiệp, chống tội phạm theo kiểu tự phát là không ổn - Ảnh 2.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên

Đồng quan điểm với ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cũng cho rằng cần ra đời lực lượng này.

"Lãnh đạo quản lý địa phương mà cho ông già, anh hiệp sĩ "bỏ vợ con" để đi nghĩa hiệp, chống tội phạm theo kiểu tự phát là không ổn", ông Nên cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Nên cũng bày tỏ băn khoăn là tổ chức lực lượng này thì phải bàn lấy nguồn ở đâu, chế độ như thế nào.

"Lấy lực lượng công an nghỉ hưu bổ sung cho lực lượng này là không ổn, người già cũng không ổn", Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh.

Từ đó, ông Nên đề nghị phải tiếp tục bàn sâu, bàn kỹ trước khi đưa ra lực lượng này.giá kỹ hơn về việc này để đảm bảo tính đồng bộ.

Liên quan đến nhiều bộ ngành

Cũng thảo luận tại tổ về dự án luật trên, đại biểu Trần Thị Phương Hoa (đoàn Hà Nội) cho rằng, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng này như chức năng của lực lượng công an xã. Vậy vai trò của Mặt trận Tổ quốc rồi dân quân tự vệ ở khu dân cư, dân phố thì thế nào?

Cho ông già, anh hiệp sĩ bỏ vợ con để đi nghĩa hiệp, chống tội phạm theo kiểu tự phát là không ổn - Ảnh 3.

Đại biểu Trần Thị Phương Hoa (đoàn Hà Nội)

Nữ đại biểu này đề nghị đánh giá lại hoạt động của 3 lực lượng thuộc đối tượng điều chỉnh của dự án Luật này (lực lượng công an xã bán chính quy, lực lượng bảo vệ dân phố, lực lượng dân phòng). Đồng thời, vì dự án Luật liên quan tới cơ sở nên cần phải có đánh giá ở các cấp địa phương. Đối với 3 thành phố lớn thực hiện mô hình chính quyền đô thị thì triển khai lực lượng này như thế nào?

"Việc sinh ra tổ chức sẽ có liên quan tới các Bộ, ngành khác nhau như chế độ chính sách liên quan tới Bộ LĐ-TB-XH, lương và phụ cấp liên quan có liên quan tới Bộ Tài chính, việc thành lập tổ chức thì liên quan tới Bộ Nội vụ… Do đó, cần có đánh giá kỹ hơn về việc này để đảm bảo tính đồng bộ", đại biểu Trần Thị Phương Hoa nhấn mạnh.

Nên đẩy mạnh quản lý bằng công nghệ

Trong một quan điểm khác, tại tổ TP.HCM, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, theo kinh nghiệm từ nhiều quốc gia, khi kinh tế đi lên thì lẽ ra an ninh phải tốt hơn rất nhiều, phải bớt người đi. Điều này thể hiện ở nhiều quốc gia xung quanh chúng ta.

Cho ông già, anh hiệp sĩ bỏ vợ con để đi nghĩa hiệp, chống tội phạm theo kiểu tự phát là không ổn - Ảnh 4.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM)

"Ở nước ngoài chẳng thấy dân phòng, dân phố gì hỏi thăm cả, nhưng khi có vấn đề phát sinh, lái xe quá tốc độ sẽ có người xuất hiện. Từ vấn đề này chúng ta cần đẩy mạnh quản lý bằng công nghệ chứ không phải tăng lực lượng lên", đại biểu Nghĩa nói.

Thùy An

Cùng chuyên mục
XEM