Chiến tranh không thể cản bước những người shipper, khuân vác Yemen đến với Asian Cup, đêm nay có thể họ sẽ thua Việt Nam nhưng khi ra sân họ đã là những người hùng

16/01/2019 17:57 PM | Xã hội

Đất nước ngập trong bom đạn chiến tranh, các cầu thủ Yemen hầu hết làm nghề khác như lái xe, khuân vác hay thậm chí cầm súng chứ không được chơi bóng đá chuyên nghiệp.

Tối nay, các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam đang đặt quyết tâm cao độ để giành chiến thắng cùng trọn vẹn 3 điểm trước Yemen để có thể lọt vào vòng sau. Với việc để thua 0-5 trước Iran và 0-3 trước Iraq, đội bóng Yemen có vẻ là một đối thủ không quá khó. Tuy nhiên, giới truyền thông thế giới lại tập trung vào Yemen nhiều hơn Việt Nam bởi chặng đường gian nan mà đội tuyển này đến được với Asian Cup.

Tất cả các đội tuyển tham dự Asian Cup lần này đều là những vận động viên chuyên nghiệp được đào tạo, tập luyện thường xuyên. Tuy nhiên những cầu thủ của đội tuyển Yemen lại chẳng phải vận động viên chuyên nghiệp dù họ yêu mến bóng đá. Với sự tàn phá của chiến tranh và bom đạn, các cầu thủ Yemen chỉ có thể đá giao hữu vài lần mỗi tháng và đều lo kiếm sống bằng những nghề khác chứ không thể kiếm thu nhập từ bóng đá.

Chiến tranh không thể cản bước những người shipper, khuân vác Yemen đến với Asian Cup, đêm nay có thể họ sẽ thua Việt Nam nhưng khi ra sân họ đã là những người hùng - Ảnh 1.
Chiến tranh không thể cản bước những người shipper, khuân vác Yemen đến với Asian Cup, đêm nay có thể họ sẽ thua Việt Nam nhưng khi ra sân họ đã là những người hùng - Ảnh 2.
Chiến tranh không thể cản bước những người shipper, khuân vác Yemen đến với Asian Cup, đêm nay có thể họ sẽ thua Việt Nam nhưng khi ra sân họ đã là những người hùng - Ảnh 3.

Thậm chí dù muốn lựa chọn các cầu thủ có thể hình, thể lực và kỹ năng tốt cũng là một điều khó khăn. Trước vòng loại Asian Cup, Yemen đã phải triệu tập 40 cầu thủ trên cả nước để chia thành các đội nhỏ đấu với nhau, qua đó lựa chọn những cầu thủ tốt.

Khó khăn là vậy, nhưng bóng đá lại đang khiến Yemen đoàn kết hơn bao giờ hết khi người dân cùng ngồi lại với nhau để xem các trận đấu của đội tuyển, dù họ chưa hề thắng một trận nào.

Bóng đá chỉ là công cụ cho chính trị?

"Ngành thể thao của Yemen đã hoàn toàn suy sụp kể từ thập niên 1990 bởi sự can thiệp quá sâu của chính trị. Tất cả mọi thứ từ tuyển chọn cầu thủ cho đến huấn luyện viên, quản lý đều có sự dính líu đến chính trị", nhà báo Mukhtar Mohammed tại Yemen nói.

Dù các nhà quản lý hay thậm chí FIFA đều nói rằng bóng đá và chính trị không liên quan đến nhau nhưng tại Yemen, chúng lại có liên hệ mật thiết bởi bóng đá có ảnh hưởng rất lớn đến người dân cũng như trở thành một công cụ tuyên truyền, ảnh hưởng của các chính trị gia.

Trước đây, Yemen là một đất nước thịnh vượng dưới triều đại Rasulid, thế rồi sự xâm lược của các đế quốc thực dân đã chia cắt Yemen thành 2 miền Nam Bắc. Thể chế khác nhau đã khiến sự phát triển của 2 miền khác nhau và tạo nên những ngăn cách khác biệt. Trước năm 1990, bóng đá miền Nam Yemen phát triển khá ổn định nhờ sự đi lên của kinh tế cũng như hậu thuẫn của các nước xã hội chủ nghĩa.

Chiến tranh không thể cản bước những người shipper, khuân vác Yemen đến với Asian Cup, đêm nay có thể họ sẽ thua Việt Nam nhưng khi ra sân họ đã là những người hùng - Ảnh 4.

Trong thời gian này, những nhà lãnh đạo 2 miền Yemen cũng sử dụng bóng đá như một công cụ chính trị nhằm hàn gắn đất nước. Một số trận đấu giao hữu được tổ chức.

Đến khi thống nhất vào năm 1990, bóng đá tiếp tục được dùng để đoàn kết 2 miền. Một giải đấu cấp câu lạc bộ được tổ chức nhằm quảng bá cho sự thống nhất 2 miền Nam Bắc.

Hòa bình không tồn tại được lâu khi nội chiến nổ ra năm 1994 với chiến thắng thuộc về người miền Bắc. Nền bóng đá của Yemen lại gián đoạn trong những năm tháng chiến tranh. Kể cả khi hòa bình có lặp lại thì mối hận thù giữa 2 miền khiến bóng đá nước này khó lòng phát triển được trở lại như trước. Chính phủ miền Bắc sau chiến thắng lại chỉ tập trung vào những mục tiêu cá nhân, khiến tệ nạn tham nhũng, thất nghiệp và bất ổn xã hội tăng cao.

Thời kỳ này, hàng loạt tướng tá quân đội được bổ nhiệm vào các chức danh của ngành thể thao, bóng đá mà chẳng có chuyên môn gì. Hệ quả là nền bóng đá Yemen mang nặng tính tuyên truyền hơn là thực sự phát triển một hệ thống bóng đá vững chắc. Các trận giao hữu được tổ chức lẻ tẻ để quảng bá cho một chính trị gia hay một vị tướng nào đó, để thu hút người xem đến sân và cổ vũ cho nhà tài trợ.

Từ năm 2003, Yemen đã cố gắng tổ chức Cup bóng đá vùng vịnh (Gulf Cup) để quảng bá hình ảnh cũng như tuyên truyền sự thống nhất đất nước. Trớ trêu thay, hàng loạt những vụ đánh bom khủng bố, những tuyên bố của nhóm ly khai miền Nam khiến Yemen trở nên xấu xí trong mắt những đội tuyển nước ngoài tham dự giải đấu.

Tệ hơn, việc đầu tư xây dựng các sân vận động, phức hợp thể thao chẳng thu hút thêm du khách cho Yemen mà còn khiến hàng nghìn người nghèo mất chỗ ở. Việc xây dựng hàng loạt khách sạn 5 sao tiêu tốn hàng tỷ USD ngân sách nhưng đổi lại Yemen chẳng thu lại được gì ngoài những tai tiếng. Du khách cũng chẳng dám đến một đất nước bất ổn với xung đột Nam Bắc còn âm ỉ.

Chiến tranh không thể cản bước những người shipper, khuân vác Yemen đến với Asian Cup, đêm nay có thể họ sẽ thua Việt Nam nhưng khi ra sân họ đã là những người hùng - Ảnh 5.
Chiến tranh không thể cản bước những người shipper, khuân vác Yemen đến với Asian Cup, đêm nay có thể họ sẽ thua Việt Nam nhưng khi ra sân họ đã là những người hùng - Ảnh 6.

Đội bóng nào cũng có quyền ước mơ

Năm 2011, chiến tranh lại nổ ra với Phong trào Mùa xuân Ả Rập, khiến Yemen lại chìm vào bom đạn. Chính phủ mới được lập nên để rồi lại bị các nhóm phiến quân lật đổ, rồi sự tham gia của Mỹ và các tổ chức khủng bố khiến Yemen thành một chảo lửa loạn lạc.

Trong thời gian này, nền bóng đá Yemen thực sự khủng hoảng khi các sân vận động bị bom đạn tàn phá. Chính phủ không có tiền đầu tư cho thể thao còn các câu lạc bộ cũng chẳng thể duy trì liên tục. Việc trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp tại Yemen là quá khó khăn khi người dân còn mải lo kiếm sống và sinh tồn trong chiến tranh.

Dẫu vậy, niềm đam mê bóng đá chưa bao giờ tắt. Một số trận giao hữu được tổ chức tại các bãi đất trống và người dân vẫn đến để cổ vũ. Tại đấu trường quốc tế, Yemen cũng giành được một số trận thắng hoặc hòa trước các đội tuyển mạnh hơn và dù thua phần lớn, người dân nước này vẫn cổ vũ hết mình cho đội tuyển của họ.

Thậm chí ở Asian Cup lần này, người dân cũng chẳng có tiền mua bản quyền phát sóng. Họ thường phải xem qua Internet từ các đài nước khác. Tuy nhiên chẳng vấn đề gì, được thưởng thức trận đấu của đội nhà trong thời kỳ mưa bom bão đạn để tạm quên đi những nỗi lo mưu sinh đã là hạnh phúc.

Đối với những cổ động viên Việt Nam, việc đối đầu với 1 đội bóng không có nền tảng thế lực tốt nhất có lẽ là một tin vui. Hầu hết cầu thủ đội Yemen chẳng đủ tiền để chơi bóng thường xuyên chứ chưa nói gì đến huấn luyện thể lực. Họ còn phải lo làm lái xe, nhặt rác, lần tránh bom đạn hay kiến nhu yếu phẩm cho gia đình. Một số người thậm chí còn phải cầm súng để chiến đấu.

Ngay cả huấn luyện viên của đội tuyển Yemen cũng phải bỏ việc sau 3 tháng do thiếu tốn tài chính. Huấn luyện viên mới được bổ nhiệm thì nhất quyết không chịu tới Yemen mà điều khiển đội bóng từ nước ngoài.

"Tôi biết Yemen là đội bóng yếu nhất bảng, nhưng trong bóng đá đội bóng nhỏ cũng có quyền mơ về chiến thắng lớn. Chúng tôi ở đây là để chứng minh năng lực của bản thân", Huấn luyện viên Jan Kocian của đội Yemen nói.

Chiến tranh không thể cản bước những người shipper, khuân vác Yemen đến với Asian Cup, đêm nay có thể họ sẽ thua Việt Nam nhưng khi ra sân họ đã là những người hùng - Ảnh 7.

AB

Cùng chuyên mục
XEM