Chỉ ‘loser’ mới làm mãi một việc với mức lương ổn định?

28/04/2021 07:00 AM | Kinh doanh

"Tôi chưa bao giờ ký hợp đồng cho bất cứ công việc nào. Tôi đã là ông chủ của chính mình trong suốt cuộc đời".

Trong một cuộc phỏng vấn, Craig Dubitsky – CEO của công ty sản xuất các sản phẩm răng miệng Hello Toothpaste chia sẻ: "Tôi chưa bao giờ ký hợp đồng cho bất cứ công việc nào. Tôi đã là ông chủ của chính mình trong suốt cuộc đời".

Khi còn nhỏ, Craig mở quầy bán nước chanh bên cạnh một tiệm rửa xe. Lúc đó, ông thậm chí còn chưa hiểu rõ khái niệm kinh doanh là gì. Lớn lên, trong thời gian học triết học tại Đại học Rochester, ông kinh doanh dịch vụ "ship" đồ cho sinh viên trong phạm vi khuôn viên trường.

Craig chia sẻ: "Mẹ tôi khuyến khích việc đó. Tôi cố gắng tạo ra những thứ mà mọi người cần và yêu thích. Nó sẽ nâng tầm cuộc sống và lấp đầy nhu cầu của họ. Hầu hết các ý tưởng của tôi đều đơn giản nhưng hiệu quả. Ngoài ra, kinh doanh còn dạy tôi rằng chỉ loser (kẻ thua cuộc) mới làm mãi một công việc với mức lương ổn định".

"Nô lệ" của tiền lương

Tiền lương khiến bạn cảm thấy "ấm lòng" và mong chờ ngày thứ 7 hơn bao giờ hết. Đối với nhiều người, không có gì đáng sợ hơn việc mất tiền lương hàng tháng. Ở một khía cạnh nhất định, có thể nói rằng lương tháng đã biến người làm thuê thành "nô lệ" hiện đại.

[Bài 28/4] Chỉ ‘loser’ mới làm mãi một việc với mức lương ổn định - Ảnh 1.

Có một thực tế là không phải ai cũng tự hào về công việc họ đang làm. Họ chỉ làm việc đó để nhận được một khoản thu nhập ổn định mỗi tháng và hầu như chẳng bao giờ đặt câu hỏi như "Công việc của mình có tạo ra tác động thực sự không?" hay "Giá trị bản thân mình là gì?".

Có những người dùng những năm tháng tuổi trẻ nhiệt huyết nhất để làm một công việc bàn giấy với một chiếc máy tính. Đến khi quá mệt mỏi và chán nản, họ cũng không có ý định nhảy việc vì ngại. Thay vào đó, họ chỉ làm việc ở mức vừa đủ để không bị sa thải.

Tổng thống thứ 16 của Mỹ - Abraham Lincoln từng miêu tả việc làm công ăn lương là nhu cầu chỉ dành cho "người mới bắt đầu và không xu dính túi". Nếu sự làm công ăn lương này tiếp tục trong suốt cuộc đời một người thì đó không phải lỗi của hệ thống mà là do bản chất phụ thuộc hoặc sự ngu ngốc của người đó".

Đặc điểm của công việc "9 to 5" (từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều) là ổn định. Bạn đánh đổi tham vọng và khao khát cuộc sống của mình để có một tương lai dễ đoán hơn. Nếu may mắn, có thể bạn sẽ được tăng lương hoặc thăng chức.

Làm thuê cho người khác đồng nghĩa với việc bạn từ bỏ giấc mơ của mình để xây dựng giấc mơ của người khác. Việc được thăng chức, ở khía cạnh nào đó, cũng không hẳn là thành công. Bạn chỉ là người làm thuê xuất sắc mà thôi!

[Bài 28/4] Chỉ ‘loser’ mới làm mãi một việc với mức lương ổn định - Ảnh 2.

Ngược lại, việc tự gây dựng sự nghiệp riêng, dù đó là sáng tạo nội dung, viết lách hay bán hàng qua mạng… sẽ giúp bạn có những kinh nghiệm và bài học quý giá. Tất nhiên, đây là hành trình không dễ dàng và không phải ai cũng có thể thực hiện được.

Nên làm gì?

Nếu bạn muốn công việc ổn định, hãy tiếp tục cống hiến. Còn nếu bạn muốn bỏ công việc ổn định để xây giấc mơ của riêng mình, hãy lên kế hoạch để chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Dù gì thì bạn cũng đang mạo hiểm sinh kế của mình.

Ngoài khoản tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp (có thể giúp bạn "sống sót" trong ít nhất là 6 tháng trở lên) hãy tìm cách để tạo ra thu nhập thụ động. Đây là khoản thu nhập mà bạn không cần bỏ quá nhiều công sức (thậm chí là không làm gì) mà vẫn có nguồn thu. Ví dụ, bạn có thể đầu tư vào cổ phiếu hoặc trái phiếu và nhận cổ tức hoặc tiền lãi hàng năm, hình thức drop shipping (bán hàng không cần hàng)…

Hoặc bạn có thể vẫn làm công việc toàn thời gian tại và biến sở thích hay đam mê của mình thành việc làm thêm. Nếu việc làm ngoài phát triển thuận lợi và thậm chí "vượt mặt" việc chính, lúc này, bạn chuyển hẳn sang làm việc đó toàn thời gian vẫn chưa muộn.

Nguồn: MD

Mộc Tiên

Cùng chuyên mục
XEM