Chỉ có thể là Trung Quốc: Tạo ra sàn TMĐT chưa đầy 1 năm tuổi nhưng khiến cả ĐNÁ ‘run sợ’, sắp soán ngôi Amazon nhờ những sản phẩm ‘rẻ nhưng không ôi’

13/03/2023 11:24 AM | Kinh doanh

Nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất Trung Quốc vừa vượt qua Amazon, Walmart trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất tại Mỹ, trên cả App Store và Google Play.

Sàn thương mại điện tử Temu thu hút được sự chú ý người tiêu dùng Mỹ thông qua một quảng cáo trong sự kiện Super Bowl hồi tháng 2. Với thông điệp “mua sắm như một tỷ phú”, việc Temu mạnh tay chi tiền cho quảng cáo không phải “chiêu” marketing ngẫu nhiên.

Theo Data.ai, Temu đã có 10,8 triệu lượt tải về từ 11/12/2022 đến 4/3/2023, qua đó trở thành ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất ở Mỹ, trên cả App Store và Google Play. Tổng giá trị hàng hoá giao dịch (GMV) hàng tháng của nền tảng cũng tăng mạnh từ 3 triệu USD vào tháng 9/2022 lên tới 192 triệu USD vào tháng 1/2023, theo YipitData.

Chỉ trong vòng vài tháng, Temu nổi lên trong vai trò đối thủ lớn nhất của Shein. Cả Temu và Pinduoduo (một sàn thương mại điện tử lớn của Trung Quốc) đều là các đơn vị thuộc PDD Holdings - tập đoàn đã niêm yết trên sàn Nasdaq, Mỹ). Việc được thừa hưởng nhiều “chất xám” từ Pinduoduo có lẽ là lý do khiến Temu có thể hoạt động hiệu quả đến vậy.

Trên phạm vi toàn cầu, lạm phát khiến nhiều sàn thương mại điện tử gặp khó khăn. Ngay cả Amazon cũng đã phải sa thải 18.000 nhân sự, đóng cửa nhiều nhà kho và nhiều bộ phận không cần thiết.

Thế nhưng, một thị trường ảm đạm vẫn có những điểm sáng. Tháng 9/2022, khi chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tăng lên 8,2%, Temu xuất hiện. Việc nó bước chân vào thị trường đúng thời điểm, đúng mức giá đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của thị trường.

Nhờ Pinduoduo, Temu sở hữu một mạng lưới các nhà bán hàng quy mô toàn cầu. “Điều này có thể giúp Temu bán nhiều mặt hàng chất lượng với giá tốt quanh năm”, đại diện Temu chia sẻ với Tech in Asia.

Ngay cả khi Temu “chỉ là một ý tưởng của ban lãnh đạo Pinduoduo trong một cuộc họp vào tháng 1 năm ngoái”, nó vẫn tăng trưởng rất nhanh vì “Pinduoduo biết nhà máy và chủ buôn nào có thể giao hàng với giá ưu đãi”, Ed Sander, một nhà phân tích công nghệ số, nhận định.

Chỉ có thể là Trung Quốc: Tạo ra sàn TMĐT chưa đầy 1 năm tuổi nhưng khiến cả ĐNÁ ‘run sợ’, sắp soán ngôi Amazon nhờ những sản phẩm ‘rẻ nhưng không ôi’ - Ảnh 1.

Nhờ Pinduoduo, Temu sở hữu một mạng lưới các nhà bán hàng quy mô toàn cầu.

Trong một báo cáo phân tích Temu gần đây, Momentum Works nhấn mạnh Pinduoduo đã làm chủ được mô hình C2M (consumer-to-manufacturer), tức mô hình sản xuất hướng tới người tiêu dùng và loạt bỏ phí trung gian, “mang số lượng lớn đơn hàng trực tiếp đến các nhà sản xuất”.

Cách tiếp cận này khiến Pinduoduo hái “trái ngọt”. Sau nhiều năm xếp sau Alibaba, nền tảng ghi nhận 788 triệu người dùng hoạt động hàng năm vào năm 2021, tức vượt qua cả đối thủ nặng ký.

“Của rẻ thường là của ôi, song Temu rõ ràng không muốn đi theo vết xe đổ của Wish - công ty Mỹ từng được mệnh danh là “cửa hàng USD trên Internet”. Theo một báo cáo của New York Times, Wish chọn cách tăng trưởng bằng mọi giá, bất chấp cả chất lượng. Điều này khiến số lượng người dùng và giá cổ phiếu của nó nhanh chóng lao dốc, hiện chỉ đang được giao dịch ở mức 0,5 USD/cổ.

Điều này khác hẳn với Temu - nền tảng có “quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm chặt chẽ”. Nó có quyền kết thúc bất kỳ mối quan hệ kinh doanh nào với những người bán không tuân thủ theo quy định.

Ed Sander mô tả Temu như một sàn TMĐT được kiểm soát. Điều này đồng nghĩa với việc nó bỏ ra rất nhiều công sức để kiểm soát chất lượng đầu vào để làm hài lòng người tiêu dùng Mỹ.

Chất lượng hàng hoá trên Temu vẫn được xem là “khá ổn” trong tầm giá. “Tôi cho rằng đó là vị trí mà họ muốn. Nếu có quá nhiều sản phấm chất lượng thấp, người dùng sẽ sớm mất niềm tin”, Ed Sander nhận định.

Chỉ có thể là Trung Quốc: Tạo ra sàn TMĐT chưa đầy 1 năm tuổi nhưng khiến cả ĐNÁ ‘run sợ’, sắp soán ngôi Amazon nhờ những sản phẩm ‘rẻ nhưng không ôi’ - Ảnh 2.

Nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất Trung Quốc vừa vượt qua Amazon, Walmart trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất tại Mỹ, trên cả App Store và Google Play.

Trong vài năm trở lại đây, Amazon đã chấm dứt quan hệ với 50.000 nhà bán hàng vào năm 2021 vì vấn nạn đánh giá ảo. Với các nhà bán hàng Trung Quốc, theo đó, xem Temu như một sự lựa chọn thay thế.

Tháng 2 năm nay, Temu chính thức mở rộng sang Canada. Nó cũng được cho là sẽ sớm ra mắt tại Úc và New Zealand, sau đó đến thị trường Châu Âu.

Theo Allison Malmsten, Giám đốc nghiên cứu tại Daxue Consulting, không loại trừ khả năng Temu sẽ đến Đông Nam Á song mức độ cạnh tranh không cao do thị trường này đã có sẵn nhiều sản phẩm giá thấp.

Câu hỏi đặt ra là Temu có thể duy trì chiến lược giá thấp đến khi nào?

Trong buổi báo cáo hoạt động kinh doanh hồi tháng 11/2022, ông Chen Lei, CEO và chủ tịch Pinduoduo, chỉ nhắc đến Temu như “một sàn TMĐT quốc tế”. Ông nhận thức được quá trình mở rộng ra toàn cầu “sẽ đầy thách thức” và công ty “sẽ kiên trì với tham vọng này”.

Theo Momentum Works, khoản lỗ của Temu trong năm đầu vận hành có thể lên tới 720 triệu USD. Báo cáo thu nhập của Pinduoduo trong quý III/ 2022 là một điểm sáng, song điều đó không có nghĩa là Temu có thể tiếp tục phung phí chi phí tiếp thị. Để thu hút và giữ chân những người tiêu dùng có ý thức về giá, nền tảng này đã triển khai một số dịch vụ hấp dẫn, đồng thời khuyến khích người dùng giới thiệu bạn bè cùng tải xuống ứng dụng.

“Temu vươn lên dẫn đầu cả 2 bảng xếp hạng cửa hàng ứng dụng tại Mỹ vào tháng 11. Vị trí này cho tới nay vẫn được giữ vững”, ông Abe Yousef nói, đồng thời cho biết Temu đặc biệt thành công trong việc thu hút người dùng mới bằng cách đưa ra mức giá cực thấp và ưu đãi chớp nhoáng, có khi giảm giá tới 89% cho một số mặt hàng”.

Theo: Tech in Asia, CNN 

Vũ Anh

Cùng chuyên mục
XEM